“Khoảng lặng” thu hút FDI
Trước tác động của dịch Covid-19 trên toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam 10 tháng năm nay giảm mạnh cả về tổng vốn đăng ký mới, vốn điều chỉnh và hoạt động góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp (DN) trong nước. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, đây là “khoảng lặng” trong thu hút FDI – thời điểm Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng về thể chế và hạ tầng để sẵn sàng đón “sóng lớn” trong giai đoạn tới, hướng đến dòng vốn chất lượng hơn.
Sản xuất các sản phẩm may mặc ở Công ty MSA-YB tại Khu công nghiệp Long Bình An, Tuyên Quang. Ảnh: ĐĂNG ANH
Dòng vốn đầu tư giảm mạnh
Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, 10 tháng năm nay, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt gần 23,5 tỷ USD, bằng 80,6% so cùng kỳ năm 2019. Trong đó, có 2.100 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 32,1%; tổng vốn đăng ký đạt 11,66 tỷ USD, giảm 9,1%. Về vốn điều chỉnh, có 907 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 20,8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 5,71 tỷ USD, tăng 4,4%. Theo Cục ĐTNN, vốn điều chỉnh trong 10 tháng tăng do có hai lượt điều chỉnh tăng vốn của các dự án lớn, đó là dự án Tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam tại Bà Rịa – Vũng Tàu của nhà đầu tư Thái-lan điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD và dự án Khu Trung tâm đô thị tây Hồ Tây của nhà đầu tư Hàn Quốc điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD. Đáng lưu ý, hoạt động góp vốn mua cổ phần tại DN Việt Nam của các nhà ĐTNN giảm mạnh sau nhiều năm giữ xu hướng tăng trưởng tích cực. Cụ thể, các nhà ĐTNN thực hiện 5.451 lượt góp vốn mua cổ phần trong 10 tháng qua với tổng giá trị vốn góp 6,11 tỷ USD, giảm lần lượt 27,4% và giảm 43,5% so cùng kỳ. Cơ cấu giá trị góp vốn mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư cũng giảm từ mức 37,1% trong tám tháng năm 2019 xuống 26% trong 10 tháng năm 2020.
Video đang HOT
Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà ĐTNN vẫn rót vốn chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư đạt 10,7 tỷ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp đến là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện; kinh doanh bất động sản; bán buôn, bán lẻ,… Theo đối tác đầu tư, đã có 109 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Xin-ga-po dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,51 tỷ USD, chiếm 31,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tiếp theo là Hàn Quốc, Trung Quốc… Xét theo số lượng dự án mới, Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với 528 dự án, Trung Quốc đứng vị trí thứ hai với 294 dự án, Nhật Bản đứng thứ ba với 226 dự án. Theo địa bàn đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 59 tỉnh, thành phố; trong đó, tỉnh Bạc Liêu vẫn tiếp tục dẫn đầu nhờ thu hút dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, tiếp theo là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng,… Cũng theo Cục ĐTNN, vốn thực hiện của dự án FDI từ đầu năm đến nay ước đạt 15,8 tỷ USD, bằng 97,5% so cùng kỳ năm 2019.
Chuẩn bị đón “sóng lớn”
Theo các chuyên gia kinh tế, đây là khoảng lặng trong thu hút FDI – thời điểm Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng về thể chế và hạ tầng để sẵn sàng đón “sóng lớn”.
Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi tác động của dịch Covid-19, nhưng thu hút FDI của địa phương này vẫn rất khả quan. Đến hết quý III, thu hút FDI vào các khu công nghiệp (KCN), KKT trên địa bàn tỉnh đã đạt 154% kế hoạch cả năm. Ngay trong tâm điểm dịch, nhà đầu tư chiến lược vẫn thực hiện cam kết rót vốn, như dự án Nhà máy Dệt kim quy mô 214 triệu USD của Công ty TNHH Texhong Dệt kim (Hồng Công, Trung Quốc) tại KCN Texhong Hải Hà được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào tháng 5. Là một trong những nhà đầu tư chiến lược của Quảng Ninh, Tập đoàn Texhong vẫn tiếp tục mở rộng đầu tư theo cam kết vì có niềm tin vào chiến lược hành động hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong việc vừa kiểm soát tốt dịch, vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, chặn đà suy giảm kinh tế. Để đón “sóng” đầu tư khi kinh tế phục hồi, Quảng Ninh đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện hạ tầng các KCN, KKT theo hướng đồng bộ, hiện đại. Đồng thời nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách đủ hấp dẫn, thúc đẩy phát triển hạ tầng KCN, KKT đi cùng với chính sách thu hút, đào tạo nguồn lao động chất lượng cao và đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân.
Cục ĐTNN nhận định, làn sóng đầu tư bất động sản (BĐS) công nghiệp thứ ba đang diễn ra ở Việt Nam do nhà đầu tư muốn tìm địa điểm thuê mới để đa dạng hóa thị trường và chuỗi cung ứng. Quá trình này bắt nguồn khoảng từ năm đến sáu năm trước và được thúc đẩy mạnh mẽ vào năm nay, khi dịch Covid-19 bùng phát kéo theo sự dịch chuyển của chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu. Trước đó, đã có hai làn sóng BĐS công nghiệp diễn ra vào các năm 1996 và năm 2008, nhưng năm nay bước vào giai đoạn đặc biệt nhất với đồ thị tăng trưởng liên tục đi lên. Cả nước hiện có 336 KCN, tổng diện tích khoảng 97.800 ha với cơ sở hạ tầng công nghiệp, dịch vụ kho bãi, logistics,… đang tiếp tục phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển cơ sở sản xuất của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để giải quyết thách thức từ hoạt động công nghiệp, các KCN đang từng bước chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng bền vững hơn về kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo PGS, TS Trần Đình Thiên, để đón được các tập đoàn lớn di chuyển chuỗi cung ứng, sản xuất sang Việt Nam, chúng ta cần có môi trường đầu tư công khai, minh bạch, có nguồn nhân lực chất lượng cao và chi phí hạ tầng logistics cạnh tranh. Còn rất nhiều việc phải làm để đạt được những điều kiện này, quan trọng là phải thay đổi cách làm, không thể chỉ cải tiến những quy định cũ. Thời gian tới, thu hút đầu tư FDI cần chú ý tới đẳng cấp của DN FDI thay vì chỉ chú ý đến thu hút dự án có quy mô vốn đầu tư lớn.
Becamex (BCM) góp thêm hơn 1.100 tỷ đồng vào liên doanh với Warburg Pincus
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex - mã chứng khoán: BCM) công bố Nghị quyết HĐQT về việc góp vốn thêm 1.128,5 tỷ đồng vào đơn vị liên kết là Công ty cổ phần Phát triển công nghiệp BW để duy trì tỷ lệ 30% vốn.
Hiện BCM đang sở hữu 30% vốn tại BW. Theo kế hoạch, vốn điều lệ của BW sẽ tăng từ 4.916,6 tỷ lên 8.678 tỷ đồng, thời gian thực hiện trong tháng 10/2020.
BW được thành lập hồi tháng 1/2018, là liên doanh giữa Warburg Pincus và Becamex IDC. BW có vốn đầu tư ban đầu hơn 200 triệu USD, đầu tư trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp và dịch vụ hậu cần.
Trước đó cuối năm 2019, BCM và Warburg Pincus đã tăng vốn điều lệ tại liên doanh BW Industrial thêm 2.370 tỷ đồng lên 4.916 tỷ đồng (tương ứng 214 triệu USD). Trong đó, Becamex rót thêm 705 tỷ đồng để duy trì tỷ lệ sở hữu 30% tại liên doanh này.
Theo giới thiệu, tính đến năm 2020, BW sở hữu 380 ha quỹ đất trên cả nước. Năm 2020, doanh nghiệp sẽ mở rộng thêm 200 ha để đáp ứng nhu cầu đang tăng mạnh của thị trường.
BW hiện đang có 9 dự án nhà xưởng xây sẵn cho thuê thuộc các khu công nghiệp lớn tại Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Bình Dương và Đồng Nai.
BW Industrial định hình không chỉ là một nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp mà còn là đơn vị cung cấp nền tảng hậu cần, logistics cho doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hàng loạt thương vụ M&A BĐS công nghiệp lớn trong 9 tháng năm 2020 9 tháng đầu năm chứng kiến một số thương vụ mua bán sáp nhập BĐS công nghệp quan trọng, và sự xuất hiện thêm các tài sản để bán cho thuê lại. Theo Savills Việt Nam, trong quý 3/2020, các thương vụ mua bán và sáp nhập (M& A) BĐS công nghiệp vẫn diễn ra sôi động mặc dù thị trường còn đang...