Khoảng cách tiêm giữa 2 liều vắc xin Covid-19 bao lâu để có kháng thể cao
Nghiên cứu đầu tiên kiểm tra thời gian tiêm giữa hai liều vắc xin phòng Covid-19 Pfizer và Moderna, cho thấy khoảng cách tiêm giữa 2 liều dài hơn sẽ có mức độ kháng thể cao hơn.
Điều tra viên chính, tiến sĩ Brian Grunau, Phó giáo sư tại Khoa Y tế cấp cứu, Đại học British Columbia (UBC) ở Canada, đã công bố những kết quả này.
Kết quả được công bố ngày 1.12 trên tạp chí về bệnh truyền nhiễm Clinical Infectious Diseases.
Kéo dài khoảng cách giữa 2 liều vắc xin giúp tăng khả năng miễn dịch. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu đã so sánh kết quả xét nghiệm máu từ tổng số 186 nhân viên y tế, một số người đã được tiêm 2 liều vắc xin cách nhau dưới 4 tuần, và những người khác tiêm liều thứ hai sau 6 – 7 tuần.
Kết quả đã phát hiện, những người có khoảng cách giữa 2 liều vắc xin dài hơn, có mức độ kháng thể cao hơn đáng kể và điều này đúng đối với cả hai loại vắc xin Pfizer và Moderna, theo News Medical.
Nghiên cứu được tài trợ bởi Chính phủ Canada thông qua Lực lượng Đặc nhiệm Miễn dịch Covid-19 (CITF).
Một nghiên cứu khác của Anh trên 503 nhân viên y tế được tiêm hai mũi vắc xin Pfizer cũng cho kết quả tương tự.
Nghĩa là những người có thời gian tiêm mũi 2 muộn hơn, đã có mức độ kháng thể vô hiệu hóa vi rút cao gấp đôi, theo Global News.
Bản tin Covid-19 ngày 3.12: Cả nước 14.492 ca mới | Nỗ lực bảo vệ nhóm nguy cơ trong đại dịch
Ý nghĩa của nghiên cứu
Những phát hiện này có ý nghĩa đối với nỗ lực tiêm chủng toàn cầu đang diễn ra, vì một nửa dân số thế giới vẫn chưa được tiêm chủng, theo News Medical.
Một nửa dân số thế giới vẫn chưa được tiêm chủng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Kéo dài khoảng cách tiêm vắc xin có khả năng dẫn đến đáp ứng miễn dịch lâu dài mạnh mẽ hơn cũng sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng sớm được tiếp cận liều vắc xin đầu tiên hơn.
Tiến sĩ Grunau cho biết thêm: “Chiến lược kéo dài khoảng cách giữa 2 liều này cho phép tiếp cận sớm với liều đầu tiên trong cộng đồng và đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất có thể”, theo News Medical.
Tiến sĩ Tim Evans, Giám đốc điều hành CITF, cho biết các kết quả cũng rất quan trọng trong việc thông báo về việc triển khai vắc xin ở các quốc gia khác, nơi việc kéo dài khoảng cách giữa 2 liều có thể giúp thúc đẩy công bằng vắc xin.
Malaysia và Singapore ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên
Malaysia và Singapore là hai nước Đông Nam Á đầu tiên ghi nhận các ca nhiễm biến thể Omicron.
Trong cuộc họp báo ngày 3/12, Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết, ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên của nước này là một người phụ nữ 19 tuổi trở về từ Nam Phi, quá cảnh ở Singapore trước khi đáp xuống Malaysia vào ngày 19/11.
Người phụ nữ này là sinh viên tại một trường đại học ở thành phố Ipoh, bang Peral, Malaysia và đã được tiêm chủng đầy đủ. Cô đã kết thúc thời hạn cách ly 10 ngày vào ngày 29/11.
Một hành khách đeo thiết bị bảo hộ cá nhân xếp hàng để làm thủ tục cho chuyến bay tại Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur ngày 29/11. Ảnh: AFP
Các nhà chức trách Malaysia đã kiểm tra lại các mẫu xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 trước đó sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố Omicron là biến thể đáng lo ngại vào ngày 24/11.
5 người đi chung xe với người phụ nữ trên trước khi cô phải cách ly đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, giới chức trách đã yêu cầu sinh viên nói trên cùng 8 người tiếp xúc gần thực hiện thêm xét nghiệm sau khi mẫu xét nghiệm ban đầu của cô cho thấy kết quả dương tính với biến thể mới.
"Điều cần lưu ý là ca nhiễm này đến Malaysia vào ngày 19/11, thời điểm trước khi Nam Phi đưa ra cảnh báo về biến thể mới cho WHO", ông Khairy nói.
"Sau khi biến thể Omicron được phát hiện, chúng tôi đã tiến hành giải trình tự gen tất cả các ca dương tính với SARS-CoV-2 ở Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur từ ngày 11-28/11. Đó là cách chúng tôi phát hiện ra ca nhiễm Omicron đầu tiên", ông Khairy nói thêm.
Ngày càng nhiều quốc gia báo cáo các ca nhiễm Omicron, biến thể mà WHO cho là có nguy cơ lây nhiễm cao trên toàn cầu.
Ngày 2/12, Singapore cũng đã ghi nhận 2 ca nhiễm Omicron khi nhập cảnh vào nước này. Bộ Y tế Singapore cho biết, cả hai trường hợp này đều đã được cách ly.
"Chúng tôi đang tiến hành truy vết tiếp xúc những hành khách trên cùng máy bay với những người mắc bệnh. Không có dấu hiệu lây lan cộng đồng từ các trường hợp này", Bộ Y tế cho biết trong một tuyên bố.
Cả hai người bệnh trên đang điều trị trong khu cách ly tại Trung tâm Quốc gia về Các bệnh truyền nhiễm (NCID). Cả hai người đều đã tiêm chủng đầy đủ và có triệu chứng ho nhẹ, ngứa cổ họng.
Tới nay, biến thể đáng lo ngại Omicron đã xuất hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Mỹ, Phần Lan, Hy Lạp, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Canada, Anh, Đức, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Áo, Italy, Israel, Hong Kong (Trung Quốc), Botswana./.
GAVI tài trợ 155 triệu USD để triển khai vaccine ngừa sốt rét cho trẻ em tại châu Phi Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) ngày 2/12 cho biết hội đồng quản trị của GAVI đã phê duyệt khoản ngân sách ban đầu trị giá 155,7 triệu USD dành cho việc triển khai vaccine ngừa sốt rét đầu tiên cho trẻ em ở khu vực cận Sahara của châu Phi. Chủ tịch của GAVI, ông Jose Manuel Barroso,...