Khoảng 80% vốn thị trường BĐS là vốn từ ngân hàng
Nếu vốn ngân hàng đổ vào BĐS quá nhiều, đến giai đoạn thị trường đi vào khủng hoảng thì ngân hàng sẽ bị thiệt hại nhiều nhất.
Hiện nay, tín dụng bất động sản chiếm 7-8% tổng dư nợ nền kinh tế. Nếu tính cả các khoản vay với mục đích kinh doanh và mục đích vay mua nhà để ở, là khoảng hơn 1,5 triệu tỷ đồng.
Nhằm kiểm soát rủi ro trong cho vay bất động sản, Thông tư 22/2019 của Ngân hàng Nhà nước đã quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo lộ trình, từ tháng 10 tới đây, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 40% như hiện nay xuống 37%. Đến 2022, tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 30%.
Chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu
Thời điểm này, các ngân hàng thương mại đang thực hiện điều chỉnh kế hoạch để nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay. Phóng viên VOV phỏng vấn chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu về vấn đề này.
PV: Ông nhận định như thế nào về những rủi ro đối với nguồn vốn ngân hàng cho vay bất động sản khi thị trường suy giảm, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 được dự báo là còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Hiện nay, thị trường bất động sản chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân hàng. Có đến 80% vốn của thị trường bất động sản là nguồn vốn ngân hàng. Chỉ có 20% là vốn của các nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, vốn của người mua nhà và các thành phần khác.
Video đang HOT
Đây là những rủi ro không những về thanh khoản mà nguồn vốn ngân hàng nếu tiếp tục đổ vào, đến giai đoạn thị trường bất động sản đi vào khủng hoảng thì ngân hàng sẽ bị thiệt hại nhiều nhất, vì cho vay nhiều quá. Khi giá bất động sản xuống thì sẽ trở thành có nhiều nợ xấu và nợ mất vốn.
PV: Vậy các Ngân hàng sẽ phải làm gì để khơi thông dòng vốn cho vay bất động sản, nhất là cho vay dài hạn, thưa ông?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn nhưng cho vay ra thì dài hạn. Đối với ngân hàng thì đây là rủi ro về thanh khoản. Người dân họ gửi tiền, đến thời hạn thì họ rút tiền ra nhưng ngân hàng đã dùng tiền của họ để đầu tư hoặc cho vay bất động sản lâu dài, vậy là ngân hàng lại phải đi huy động vốn mới để trả cho người dân.
Như vậy, nó tạo ra áp lực cho ngân hàng luôn luôn phải tạo ra thanh khoản và ngân hàng phải đẩy lãi suất lên để huy động vốn vay. Đó là rủi ro mang tính hệ thống của ngân hàng.
PV: Với tình hình hiện nay, liệu các doanh nghiệp có kênh nào khác để huy động vốn, ngoài vay Ngân hàng không, thưa ông?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Theo tôi, đối với thị trường bất động sản, cần có kênh huy động vốn dài hạn, từ các quỹ bảo hiểm, từ các quỹ đầu tư. Nên xây dựng một quỹ hưu trí tự nguyện. Đây là thị trường rất lớn mà chúng ta đang bỏ ngỏ.
PV: Xin cảm ơn ông!./.
Ngân hàng và doanh nghiệp BĐS chạy đua phát hành trái phiếu trước giờ G
Tháng 8/2020, tông gia tri đăng ky va phat hanh cua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đêu tăng manh.
Tông gia tri đăng ky va phat hanh cua trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong tháng 8/2020 tăng manh (ảnh minh họa).
Cu thê, gia tri đăng ky trong thang 8/2020 đat 127.092 ty đông (tăng 68,13%) va gia tri phat hanh đat 38.399 ty đông (tăng 92,53%).
Trong đó, bât đông san, ngân hàng va dich vu la 3 nhom nganh co tông gia tri phat hanh lơn nhât vơi gia tri phat hanh đat 11.670 tỷ đồng, 10.038 tỷ đồng, và 6.826 ty đông.
Việc khối lượng TPDN phat hanh tăng manh trong tháng vừa qua cũng co thê là do các doanh nghiệp đang tận dung nốt khoang thời gian trươc thời điểm 01/09/2020 khi Nghi đinh số 81/2020/NĐ-CP sửa đôi Nghi đinh số 163/2018/NĐ-CP có hiệu lực.
Nghi đinh số 81/2020/NĐ-CP mơi được ban hang theo hương nâng cao tiêu chuẩn, giơi han vê phát hành trái phiếu riêng lẻ nhằm han chế hoat đông phát hành quá mưc cho nha đầu tư ca nhân; đông thời yêu cầu cao hơn vê trách nhiệm cua các bên tham gia vào quá trình phát hành trái phiếu.
Do vậy, sau ngày 01/09/2020, giá tri phát hành TPDN có thê sẽ co xu hương giam so vơi 8 thang đầu năm nay.
Đáng chú ý, trong nhom các doanh nghiệp bât đông san, môt số doanh nghiệp co lượng trái phiếu huy đông lơn lại là những doanh nghiệp không mấy tên tuổi trên thị trường, như Công ty Cô phần Đầu tư Quang Thuận (khoang 3.000 ty đông), Công ty TNHH Saigon Glory (1.000 ty đông) vơi lai suât khoang 11%.
Tính chung trong 8 tháng đầu năm, bất động sản tiếp tục dẫn đầu quy mô thu hút TPDN với 11.670 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 30,39% tổng lượng TPDN phát hành. Tổ chức tín dụng xếp thứ hai với 26,14% - tổng giá trị vào mức 10.038 tỷ đồng.
Du lai suât huy đông cua ngân hang vân đang trong xu hương giam, lai suât cua TPDN cua các doanh nghiệp bất động sản vân tương đối cao. Điều này cho thây nhu cầu vốn cua các doanh nghiệp vân tương đối lơn.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), môt phần nguyên nhân có thê là do nhóm doanh nghiệp nay đang kho tiếp cận vốn ngân hàng.
Trong nhóm ngân hàng, VPBank, VIB va BIDV la nhưng ngân hang co lượng phat hanh TPDN lơn nhât trong thang qua vơi gia tri phat hanh lần lượt 3.200 tỷ đồng, 3.000 tỷ đồng va 2.597 ty đông.
TPDN là một kênh đầu tư mới đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân, bên cạnh những kênh đầu tư phổ biến bao gồm vàng, ngoại tệ, bất động sản, cổ phiếu. Đặc điểm của mỗi loại hình đầu tư này là lợi suất kỳ vọng càng lớn, rủi ro càng cao.
Hiện nay các ngân hàng cũng sẵn sàng mua lại TPDN từ các nhà đầu tư cá nhân vào cuối kỳ hạn nếu không có vi phạm xảy ra từ phía tổ chức phát hành trái phiếu. TPDN phù hợp với những khách hàng có khả năng chấp nhận rủi ro cùng với kỳ vọng lợi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
Do đây là kênh đầu tư còn nhiều lỗ hổng quản lý, mang lại những rủi ro cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư nếu chạy theo lãi suất quá cao. Do vậy, Nghị định 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/09/2020 góp phần điều chỉnh thị trường.
Trong đó, đáng chú ý là khoản mục yêu cầu dư nợ TPDN phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
Cẩn trọng trước lời chào trái phiếu doanh nghiệp lãi suất 'khủng' Thời gian qua, một số doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đã phát hành trái phiếu với lãi suất cao ngất ngưởng, có nơi chào tới 18%; đồng nghĩa với việc họ phải tạo ra lợi nhuận lớn ít nhất 30%. Một số chuyên gia tài chính cho rằng, dự án BĐS để đạt lợi nhuận 30% là khó khả thi. Nhà đầu...