Khoảng 50% dân số Thái Lan miễn dịch với virus SARS-CoV-2
Theo Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh (DoDC) của Thái Lan, khoảng một nửa dân số nước này hiện đã đạt được khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, song vẫn thấp hơn mục tiêu mà Chính phủ Thái Lan đặt ra là 80% dân số đạt được khả năng này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/ TTXVN
Giám đốc khoa dịch tễ học thuộc DoDC, Tiến sĩ Chakkarat Pitayowonganon, cho biết ước tính khoảng 10% trong 67,5 triệu dân ở nước này đã mắc COVID-19 cho đến nay. Và khi kết hợp với những người đã tiêm 2 mũi vaccine cơ bản và 1 mũi vaccine tăng cường, thì những người có khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, chiếm khoảng 50% dân số nước này. Tiến sĩ Chakkarat cho biết cần phải ưu tiên tiêm mũi vaccine tăng cường nhất là cho những nhóm người dễ lây nhiễm như người già, người mắc các bệnh nền nghiêm trọng.
Theo Tiến sĩ Chakkarat, trong kỳ nghỉ lễ Songkran vào tuần trước, nhiều người ở độ tuổi lao động ở Thái Lan đã tham gia các hoạt động những nơi công cộng. Nếu bị mắc COVID-19, nguy cơ bệnh tiến triển nặng ở nhóm này là thấp bởi phần lớn đã tiêm đủ các mũi vaccine cơ bản và 1 hoặc 2 mũi vaccine tăng cường. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là họ có thể truyền virus cho những người thuộc nhóm dễ lây nhiễm khi về thăm gia đình và bạn bè trong kỳ nghỉ lễ Songkran bởi 55% trong nhóm dễ bị lây nhiễm chưa tiêm mũi vaccine nào. Bên cạnh đó, nhiều người ở thành phố về quê nhân dịp này cũng mang theo virus về, làm gia tăng lo ngại về số ca mắc COVID0-19 có thể tăng vọt sau kỳ nghỉ lễ.
Video đang HOT
Bộ Y tế Công cộng Thái Lan sáng 19/4 cho biết nước này ghi nhận thêm 129 ca tử vong do COVID-19, tăng 5 ca so với một ngày trước đó và là mức cao nhất trong làn sóng lây nhiễm hiện nay. Trong khi đó, số ca mắc mới đã giảm trong ngày thứ 4 liên tiếp, với 16.891 ca (không tính tới 12.945 ca dương tính từ xét nghiệm nhanh), nâng tổng số ca bệnh ở nước này đến nay lên 29.836 ca.
Tiến sĩ Chakkarat kêu gọi người dân đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần với những người thuộc nhóm dễ lây nhiễm, ngủ riêng phòng, tuân thủ giãn cách xã hội khi ăn uống và đảm bảo rằng người thân lớn tuổi phải được tiêm phòng.
Tiến sĩ Chakkarat cho biết tỉ lệ lây nhiễm ban đầu sau kỳ nghỉ Songkran đã giảm nhẹ, song có thể là do có ít xét nghiệm PCR và xét nghiệm nhanh kháng nguyên được thực hiện. Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng số ca mắc COVID-19 có thể lên tới 50.000 đến 100.000 ca /ngày sau kỳ nghỉ lễ Songkran.
Chuyên gia Ấn Độ cảnh báo nguy cơ tái mắc COVID-19 chỉ sau 2-3 tuần
Những người đã từng mắc COVID-19 vẫn có khả năng tái nhiễm virus SARS-CoV-2 nhiều lần, đặc biệt là với sự xuất hiện của biến thể Omicron (B.1.1.529).
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangalore, Ấn Độ ngày 19/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ tái mắc COVID-19 do nhiễm Omicron cao hơn rất nhiều so với biến thể Delta, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do "khả năng né tránh miễn dịch" của biến thể này.
Tiến sĩ DS Rana - Chủ tịch của Bệnh viện Sir Ganga Ram của Ấn Độ - cho biết: "Những người từng mắc bệnh (COVID-19) trước đó đang tái nhiễm virus trở lại. Họ có thể sẽ tái nhiễm chỉ trong vòng 2 hoặc 3 tuần, nếu virus xâm nhập cơ thể".
Tiến sĩ DS Rana nêu rõ sau khi khỏi bệnh COVID-19, cơ thể người mắc bệnh sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, mức độ sinh kháng thể của mỗi cá nhân từng dương tính với SARS-CoV-2 là khác nhau và ở một số trường hợp thì mức độ kháng thể được sinh ra sau khi nhiễm bệnh là không đủ mạnh để bảo vệ cơ thể khỏi tái nhiễm, hoặc tồn tại không đủ lâu để giúp họ miễn nhiễm hoàn toàn với virus trong thời gian dài.
Theo những phát hiện trước đây, khả năng miễn dịch tự nhiên của con người vẫn ở mức cao nhất trong 3-5 tháng sau khi khỏi bệnh rồi bắt đầu giảm xuống, số lượng kháng thể ít dần và mức độ miễn dịch thấp gây ra rủi ro.
Trong khi đó, khả năng miễn dịch có được từ vaccine hiệu quả trong vòng 6-9 tháng. Tuy nhiên, các biến thể của virus SARS-CoV-2 đang trở nên "tinh ranh" hơn với khả năng "né tránh" kháng thể và lây lan nhanh tới các cơ quan trong cơ thể. Hệ thống miễn dịch của vật chủ theo đó không còn khả năng nhận biết và loại bỏ mầm bệnh.
Giải thích thêm về vấn đề này, Tiến sĩ Suranjit Chatterjee - chuyên gia tư vấn cấp cao thuộc khoa Nội của Bệnh viện Apollo - cho biết: "Tỷ lệ tái nhiễm do Omicron cao hơn so với biến thể Delta, vì khả năng lẩn tránh kháng thể của Omicron diễn ra mạnh hơn so với Delta hoặc bất kỳ biến thể nào khác từng ghi nhận cho đến nay".
Tuy hầu hết bệnh nhân tái nhiễm đều không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có khả năng lây cho người khác. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo những người đã nhiễm COVID-19 vẫn phải tiêm ngừa COVID-19 đầy đủ bởi tiêm vaccine không chỉ để bảo vệ một cá nhân nào đó mà là bảo vệ cả cộng đồng.
Việc tiêm vaccine để đạt được miễn dịch cộng đồng cần có sự tham gia của những người từng mắc COVID-19. Ngoài ra, những người đã từng mắc SARS-CoV-2 vẫn phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách... để ngăn chặn COVID-19 lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là những nơi có độ bao phủ vaccine thấp hơn trên thế giới.
Thái Lan đặt mục tiêu tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu vào cuối năm nay Bộ Y tế Thái Lan có kế hoạch tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu vào cuối năm nay dựa trên các tiêu chí riêng, ngay cả khi chưa có xác nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Băng Cốc, Thái Lan ngày 24/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN Truyền thông sở...