Khoảng 40% học sinh, sinh viên mắc tật khúc xạ học đường
Theo nhiều nghiên cứu gần gây, tỉ lệ tật khúc xạ học đường đang ngày càng gia tăng, có khoảng từ 30%-40% số học sinh- sinh viên mắc tật khúc xạ học đường. Đặc biệt là học sinh-sinh viên ở thành phố chiếm tỉ lệ cao, có nơi lên tới 80%.
Thông tin trên được Bác sỹ Vũ Thị Thanh, Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội chia sẻ tại buổi lễ Chuyển giao thành công công nghệ mổ mắt không chạm tại bệnh viện ngày 6-4.
Theo thống kê của ngành y tế, tật khúc xạ chưa được chỉnh kính là một trong 5 nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa và giảm thị lực. Tại Việt Nam, trẻ em trong độ tuổi từ 6-15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 20-40% ở khu vực thành thị, từ 10-15% tại khu vực nông thôn. Như vậy, có khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính.
“Với mong muốn mang đến chất lượng thị giác hoàn hảo cho người bệnh và giảm tỷ lệ tật khúc xạ, Bệnh viện Mắt Hà Nội đã phối hợp với Công ty Vietcan tiếp tục cho ra đời kỹ thuật mới SmartSurfACE. Đây là công nghệ thuộc nhóm thao tác bề mặt và “không chạm” vào mắt, mang đến thị lực tốt cho người mắc tật khúc xạ”, Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội cho biết.
Tới dự và phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Khắc Hiền, Thành uỷ viên, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh: Trong những năm qua lãnh đạo TP Hà Nội luôn quan tâm đến ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào lĩnh vực khám, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, lãnh đạo TP Hà Nội luôn quan tâm đầu tư phát triển hệ thống máy móc tiên tiến cho lĩnh vực y tế (ảnh T.A)
Cùng với các bệnh viện như Xanh Pôn, Phụ sản Hà Nội, Ung bướu Hà Nội, Tim Hà Nội… thì Bệnh viện Mắt Hà Nội đã đi đầu trong xã hội hoá y tế từ phẫu thuật Phaco, Laze và đến nay là kỹ thuật chuyển giao thành công kỹ thuật phẫu thuật mắt không chạm để điều trị tật khúc xạ. Đây là kỹ thuật tiên tiến được các nước tiên tiến triển khai và các bệnh viện lớn tạo điều kiện cho người bệnh được tiếp cận.
Video đang HOT
Giám đốc Sở Y tế đã đề nghị Bệnh viện Mắt Hà Nội tiếp tục phối hợp với nhà đầu tư xây dựng cụ thể quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế để đảm bảo điều kiện áp dụng ở Bệnh viện Mắt, sau đó chuyển giao cho các bệnh viện khác; công khai, minh bạch thu giá dịch vụ để bệnh nhân giám sá thực hiện… đảm bảo quyền lợi của người bệnh.
Kỹ thuật Phẫu thuật tật khúc xạ bằng Laser với công nghệ SmartSurfACE được chuyển giao tại Việt Nam năm 2017 đến nay đã chuyển giao tại 3 Bệnh viện trên toàn quốc với 10.000 ca phẫu thuật thành công. SmartSurfACE là một trong những phương pháp tân tiến và là bước đột phá trong công nghệ phẫu thuật khúc xạ với hệ thống Laser SCHWIND Amaris 1050RS nhanh chóng loại bỏ các lớp giác mạc bề mặt mà không cần tạo vạt, thực hiện thủ thuật mà không cần chạm vào mắt, không đau.
Công nghệ này kết hợp lợi ích việc xử lý bề mặt không xâm lấn với công nghệ SmartPulse, an toàn hơn, giảm sự căng thẳng cho bệnh nhân, giúp quá trình chữa bệnh nhanh hơn và thị lực được cải thiện tốt hơn so với phương pháp điều trị bề mặt thông thường.
T. An
Theo phapluatxahoi
Cảnh báo giai đoạn thiếu máu điều trị trầm trọng
Kho máu dự trữ tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương những ngày này luôn trong tình trạng "chạy từng ngày" để đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh cần máu. Nhất là cuối năm, lượng máu lúc nào cũng khan hiếm trầm trọng.
Sáng 26/12, tại buổi họp báo Chủ nhật đỏ do báo Tiền Phong phối hợp với Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tổ chức, TS.BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cho biết, nhu cầu máu điều trị luôn cần trong suốt cả năm. Tuy nhiên, vào dịp cuối năm, các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp cũng như sinh viên bước vào giai đoạn tổng kết nên lượng người hiến máu trong khoảng thời gian cuối năm bị giảm đáng kể dẫn đến việc lượng máu khan hiếm.
TS Bạch Quốc Khánh cho biết, ngay từ đầu tháng 12/2018 nhiều Trung tâm Truyền máu trên cả nước đã đồng loạt phát đi thông tin về tình trạng thiếu máu và kêu gọi cộng đồng chung tay hỗ trợ.
Nguyên nhân của tình trạng này là do người hiến máu vẫn tập trung nhiều ở đối tượng học sinh, sinh viên. Vì thế, năm nào cũng xảy ra hai đợt thiếu máu trầm trọng là mùa hè và dịp Tết Nguyên đán, khi lực lượng hiến máu chính hiến máu bị sụt giảm.
Tuy nhiên, có một tín hiệu đáng mừng, đó là trước đây tỉ lệ thanh niên, sinh viên hiến máu chiếm đến 70% thì nay tỉ lệ cán bộ công nhân, viên chức tham gia hiến máu đã đạt tới 35%. Việc cán bộ viên chức tham gia hiến máu, nhất là hiến máu định kỳ sẽ góp phần ổn định nguồn máu hiến.
"Ví dụ như Hà Nội, mỗi năm một cán bộ viên chức hiến máu một lần thôi cũng thu về được hơn 30.000 đơn vị máu...", TS Khánh chia sẻ.
Với chương trình Chủ Nhật Đỏ, ông Khánh cho biết lượng máu thu được từ trương trình trong thời điểm này là vô cùng quý báu cho công tác điều trị. Dự kiến tháng giêng năm 2019, cần 150 nghìn đơn vị máu cho hoạt động khám chữa bệnh trên cả nước. Theo dự kiến Chủ Nhật Đỏ năm nay dự kiến thu được 50 nghìn đơn vị máu, chiếm 1/3 số lượng máu cần trong dịp Tết Nguyên đán.
"Nếu không có Chủ Nhật Đỏ thì vô cùng gay go trong tháng giêng tới. Sự lan rộng của Chủ Nhật Đỏ năm 2018 chúng tôi gần như không có vấn đề lo lắng gì về máu trong điều trị khám chữa bệnh. Phong trào hiến máu tình nguyện hiện nay dần dần chuyển biến không còn từ phong trào nữa mà trở thành hoạt động thường xuyên của mọi tầng lớp người dân trong xã hội", TS Khánh bày tỏ.
Ông Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập báo Tiền Phong cho biết, trải qua 10 năm liên tục tổ chức (2009 - 2018), ngày hội hiến máu tình nguyện Chủ nhật Đỏ đã trở thành hoạt động thường niên, có quy mô toàn quốc và có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng hơn tới cộng đồng, xã hội khi kêu gọi nhiều cơ quan, đơn vị và cá nhân cùng chung tay chia sẻ dòng máu của mình vì tính mạng của những người bệnh cần truyền máu.
Năm 2009, xuất phát từ 1 điểm hiến máu tại Hà Nội với 96 đơn vị máu tiếp nhận được, đến năm 2018, chương trình hiến máu Chủ nhật Đỏ với thông điệp "Sinh mệnh của bạn và tôi" đã được tổ chức tại 31 tỉnh/thành phố trên cả nước với 60 điểm hiến máu và tiếp nhận được 47.766 đơn vị máu.
Ngày hội chính như chuỗi sự kiện của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức từ 26 - 27/12/2018 (dự kiến 3.000 đơn vị máu), tỉnh Bắc Kạn - ngày 05/01...Chủ nhật Đỏ 2019 dự kiến sẽ kéo dài gần 1 tháng, một số nơi làm cả vào ngày thường để đáp ứng được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo người dân. Với sự tham gia tích cực của nhiều cơ quan, đơn vị, Chủ nhật Đỏ 2019 sẽ có gần 70 điểm hội hiến máu được tổ chức, dự kiến tiếp nhận khoảng 45.000 - 50.000 đơn vị máu.
"Ngay từ đầu tháng 12/2018 nhiều Trung tâm Truyền máu trên cả nước đã đồng loạt phát đi thông tin về tình trạng thiếu máu và kêu gọi cộng đồng chung tay hỗ trợ. Đặc biệt tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với nhu cầu sử dụng máu gần như cao nhất cả nước thì tình trạng này càng trở thành một vấn đề đáng lo ngại của ngành y tế. Chúng tôi đánh giá cao sự linh hoạt trong công tác tổ chức tiếp nhận máu của Chủ nhật Đỏ. Không cứ là trong tháng 1, không cứ là chủ nhật thì mới tổ chức Chủ nhật Đỏ mà tổ chức hiến máu một cách kịp thời khi diễn ra tình trạng thiếu máu", TS Khánh cho biết.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Học sinh, sinh viên được hưởng quyền lợi gì thi tham gia bảo hiểm y tế? Nhằm giảm áp lực về tài chính cho phụ huynh vào đầu năm học, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tiếp tục thực hiện phương thức thu phí bảo hiểm y tế (BHYT)linh hoạt trong năm học 2018-2019. Học sinh, sinh viên được hưởng quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế Theo đó, đối với sinh viên mới nhập học,...