Khoảng 250.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp ảnh hưởng dịch COVID-19
Thống kê sơ bộ vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố, khoảng 250.000 tỷ đồng là tổng số vốn cam kết cho các doanh nghiệp ảnh hưởng dịch COVID-19
Tùy từng ngân hàng sẽ có những chính sách khác nhau. Ví dụ Vietcombank tuyên bố giảm lãi suất cho cả những khoản vay hiện hữu, còn đa phần các Ngân hàng thương mại khác sẽ giảm lãi suất từ 0,5% – 3% cho các khoản giải ngân mới, cả bằng tiền đồng và tiền USD.
Ảnh minh họa.
Điều kiện ban đầu các doanh nghiệp cần chỉ là chứng minh được lĩnh vực kinh doanh của mình chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, ví dụ như các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, vận tải hàng không, xuất nhập khẩu… Nhiều ngân hàng thương mại cho biết, họ mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí vốn, bởi việc giúp doanh nghiệp phục hồi, vượt qua được giai đoạn khó khăn cũng là giúp chính các ngân hàng thương mại hạn chế rủi ro bị nợ quá hạn.
Hiện, Ngân hàng Nhà nước cũng đang lấy ý kiến để xây dựng thông tư hướng dẫn chi tiết về cơ cấu lại nợ cho khách hàng. Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước, có khoảng 11% dư nợ cho vay đang chịu ảnh hưởng bởi dịch. Ngoài giảm lãi vay, Ngân hàng Nhà nước còn chỉ đạo các ngân hàng thương mại cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Đến nay, có khoảng 30 ngân hàng thương mại giảm phí giao dịch, giảm phí chuyển tiền cho người dân và doanh nghiệp, vừa giảm gánh nặng chi phí, vừa thúc đẩy giao dịch điện tử nhằm hạn chế nguy cơ dịch bệnh.
Video đang HOT
Đ.THỌ
Theo Baodansinh.vn
Cẩn trọng nới lỏng tiền tệ
Nhiều Hiệp hội doanh nghiệp đã kiến nghị NHNN khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay... để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch SARS-CoV-2.
Thế nhưng, đây đang là bài toán khó đối với nhà điều hành khi mà áp lực lạm phát vẫn đang có nguy cơ bùng phát, dù giá xăng dầu đã giảm mạnh.
VPBank quyết định giảm lãi suất cho vay 1,5%/năm đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm và 1%/năm đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm để hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại do dịch COVID-19.
Doanh nghiệp kêu cứu
Dịch COVID-19 đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều ngành nghề, qua đó ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% trong năm nay. TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa đưa ra 3 kịch bản tác động của dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam. Trong đó với kịch bản cơ sở, GDP năm 2020 của Việt Nam giảm khoảng 0,83 điểm phần trăm; còn với kịch bản tiêu cực, GDP cả năm nay giảm tới 2,71 điểm phần trăm.
Trước thực trạng trên, nhiều Hiệp hội đã lên tiếng kiến nghị các Bộ, ngành chức năng hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do dịch COVID-19. Đơn cử Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) vừa có công văn gửi đến các Bộ Tài chính, Bộ Công thương... đề nghị hỗ trợ các doanh nghiệp ngành nhựa trong thời điểm COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Theo đó, hiện không ít doanh nghiệp ngành nhựa nhập đa phần nguyên, phụ liệu đầu vào từ Trung Quốc. Nếu tình hình kéo dài đến hết quý 1/2020 thì sẽ không có nguyên liệu sản xuất, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp có nguy cơ bị đình trệ... Bởi vậy, VPA kiến nghị xem xét cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trước tác động của dịch bệnh như cho phép khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất vay, cơ cấu các khoản vay, giãn tiến độ nộp thuế...
Trong khi đó Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cũng đề nghị TP.HCM áp dụng các biện pháp khoanh nợ, giãn nợ, chậm nộp thuế, giảm lãi vay ngân hàng, giảm tiền cho thuê đất, bổ sung ngành nghề vào chương trình kích cầu... để hỗ trợ doanh nghiệp.
Thậm chí đã xuất hiện nhiều ý kiến đề nghị NHNN nên nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn hiện nay. Đơn cử như một trong 6 giải pháp ngắn hạn mà TS. Cấn Văn lực và nhóm nghiên cứu kiến nghị để hỗ trợ nền kinh tế đó là "tính đến phương án phải nới lỏng nhẹ tiền tệ và tài khóa".
Thế khó của cơ quan điều hành
Nhiều chuyên gia cho rằng, nới lỏng tiền tệ đang là bài toán khó đối với NHNN và chưa chắc đã phát huy hiệu quả trong bối cảnh hiện nay. Bởi nới lỏng tiền tệ thường được biểu hiện qua việc tăng cung tiền, tăng tín dụng và giảm lãi suất.
Tuy nhiên, việc tăng tín dụng xem ra khá khó bởi hiện tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đã ở trên 135% GDP- một mức rất cao trong khu vực. Nếu tiếp tục đẩy tín dụng tăng nhanh, sẽ gây nhiều rủi ro đến hệ thống tài chính và tiềm ẩn nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô. Bởi dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, nếu tiếp tục kích cầu, nền kinh tế sẽ không hấp thụ được, khiến dòng vốn chảy sang các kênh đầu tư rủi ro, như chứng khoán, bất động sản...
Còn với lãi suất cho vay, theo TS. Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, mặt bằng lãi suất hiện nay cũng đang ở mức thấp; cân đối với chi phí huy động và chi phí vận hành thì thực tế ngân hàng không còn nhiều dư địa để giảm lãi vay.
Chưa kể, hiện các ngân hàng vẫn đang chịu áp lực lớn trong việc huy động vốn trung- dài hạn. Đó chính là lý do mà hiện lãi suất huy động trung- dài hạn vẫn được các nhà băng neo ở mức rất cao, phần nhiều là trên 8% đối với kỳ hạn trên 18 tháng.
Trong khi đó, dù giá xăng dầu giảm, nhưng giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng mạnh do dịch COVID-19, có nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao, đây là một trở ngại lớn đối với việc giảm lãi suất. Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 1/2020 tăng 6,43% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây, trong đó có phần "đóng góp" khá lớn của tiền tệ khi mà lạm phát cơ bản cũng tăng tương ứng là 0,76% và 3,25%.
Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng, NHNN không nên nới lỏng tiền tệ quá mức, mà chỉ nên tập trung hỗ trợ đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19 và một số lĩnh vực ưu tiên để góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Hà Anh
Theo Enternews.vn
Thận trọng với áp lực lạm phát Theo nhiều chuyên gia, khi NHNN thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ, thì phải hết sức thận trọng trong bối cảnh chỉ số CPI đang có xu hướng gia tăng, dù giá xăng dầu giảm. Nhiều ngân hàng đã bắt đầu giảm lãi suất cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 Nhiều ngành nghề trong nền kinh tế...