Khoảng 20.000 người sắp nhập cảnh Việt Nam
Với 6 đường bay quốc tế được mở trong tháng 9, dự kiến môi thang co 20.000 ngươi nhập cảnh Việt Nam qua sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Cần Thơ.
Thông tin được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đưa ra tại cuộc họp Chính phủ trực tuyến về công tác phòng chống Covid-19, sáng 11/9, khi báo cáo phương án đưa các chuyên gia, nhà đầu tư nhập cảnh Việt Nam.
Theo đó, ngày 15/9 Việt Nam mở 4 đường bay đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan; ngày 22/9 sẽ mở đường bay đến Campuchia và Lào. Tổng cộng, khoảng 20.000 người nhập cảnh vào Việt Nam mỗi tháng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp sáng 11/9. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.
Theo ông Dũng, khách lên máy bay phải xuất trình giấy xét nghiệm âm tính nCoV trong vòng 5 ngày, khi vào Việt Nam cách ly tập trung 5-7 ngày. Trong thời gian này, khách sẽ được xét nghiệm PCR (phương pháp xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao) hai lần.
Người có kết quả âm tính tiếp tục cách ly tại nhà hoặc tại doanh nghiệp, đơn vị đủ 14 ngày dưới sự giám sát của địa phương. Trường hợp khách có dấu hiệu nhiễm nCoV sẽ được đưa đi cách ly tập trung. Các chi phí cách ly, xét nghiệm do người nhập cảnh tự chi trả, không phân biệt quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài.
Đối với trường hợp khách quá cảnh vào nước thứ 3, nếu trong vòng 14 ngày có kết quả âm tính thì trước khi lên máy bay phải có xét nghiệm âm tính nCoV. Nếu không xét nghiệm tại sân bay, khách sẽ được xét nghiệm tại nơi lưu trú. Giá xét nghiệm PCR được đề nghị thống nhất trong cả nước là 1,2 triệu đồng mỗi lần.
Theo ông Dũng, các địa phương trong danh sách tiếp nhận người nhập cảnh đã lên phương án, sẵn sàng mở các khách sạn, cơ sở lưu trú, đáp ứng đủ cho 20.000 khách. Trong thời gian lưu trú, khách được yêu cầu cài đặt phần mềm giám sát việc di chuyển, tiếp xúc để giám sát chặt chẽ.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói 8 ngày qua, không có ca nhiễm mới trong cộng đồng; số người chữa khỏi tăng lên hàng ngày, chứng tỏ Việt Nam kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong phạm vi cả nước.
Theo Thủ tướng, với sự chỉ đạo tương đối bài bản, chủ động đã đẩy mạnh các biện pháp thực hiện mục tiêu kép. Nhịp độ sản xuất kinh doanh hiện sôi động hơn, trạng thái bình thường mới đang được thiết lập. “Với những chuyến bay từ nước ngoài vào phải làm từng bước, thận trọng nhưng không quá khắt khe, không để tình trạng người nước ngoài vào Việt Nam gây ra ổ dịch mới”, Thủ tướng yêu cầu.
Phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình cũng cho rằng đến nay Việt Nam cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, có thể mở cửa lại, nhưng phải cảnh giác dịch bệnh tiềm ẩn. “Luôn đề cao chống dịch với phương án 4 tại chỗ trên tinh thần sẵn sàng phát hiện, dập dịch, cách ly trở lại”, ông Bình nói.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay hầu hết các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều yêu cầu người nhập cảnh phải có Giấy xét nghiệm không dương tính nCoV trước khi nhập cảnh (từ 2 tới 5 ngày), cách ly 14 ngày và có thể lên tới 21 ngày sau khi nhập cảnh (tại nhà hoặc cách ly tập trung).
Đến nay, Việt Nam ghi nhận 1.059 trường hợp nhiễm nCoV, trong đó có 402 ca từ nước ngoài, 657 ca mắc trong nước; có 35 trường hợp tử vong, là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng.
Trước đó, từ ngày 1/4, Việt Nam dừng hết đường bay thương mại với các nước. Gần đây, một số hãng hàng không nước ngoài được khai thác các đường bay quốc tế đến Việt Nam, song chỉ chở hàng vào và chở khách từ Việt Nam đi. Các chuyến bay chở khách vào Việt Nam được thực hiện theo kế hoạch Bộ Ngoại giao, hành khách là công dân có hoàn cảnh khó khăn, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao và đều được cách ly phòng dịch.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9
Bỏ tên trạm thu giá đường Bộ, tăng mức phạt với người ngoại tình... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9.
Tăng mức phạt với trường hợp ngoại tình
Có hiệu lực từ ngày 1/9, nghị định 82/2020 quy định mức phạt với người đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác từ 3-5 triệu đồng, thay vì 1-3 triệu đồng như hiện nay.
Mức phạt tương tự cũng áp dụng với người đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Nghị định cũng quy định hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách về dân số sẽ bị phạt 10-20 triệu đồng.
Ngoài ra, Chính phủ bỏ quy định phạt cảnh cáo với trường hợp khai sinh muộn cho con sau 7 năm áp dụng.
Thu phí cách ly người nhập cảnh
Người nước ngoài làm thủ tục nhập cảnh vào cửa khẩu sân bay Nội Bài hồi tháng 3/2020. Ảnh: Bá Đô
Thông báo 313 của Văn phòng Chính phủ ban hành về Kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 hôm 29/8 nêu rõ, Thủ tướng đồng ý mở rộng cách ly tại cơ sở lưu trú có thu phí, có giám sát. Các Bộ Tài chính và Y tế hướng dẫn để từ 1/9, thu phí tất cả trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam ở tất cả nơi cách ly.
Chi phí khám chữa bệnh cho những người mắc Covid-19 tiếp tục do ngân sách Nhà nước chi trả.
Bỏ tên trạm thu giá đường bộ
Có hiệu lực từ ngày 15/9, Thông tư 15 của Bộ Giao thông Vận tải đặt tên cho nơi thu phí phương tiện tham gia giao thông đường bộ là trạm thu phí đường bộ, thay vì trạm thu giá theo quy định từ ba năm trước.
Tên gọi trạm thu phí đường bộ được quy định từ năm 2010 trong Thông tư 05 của Bộ Giao thông Vận tải, tuy nhiên năm 2016, Bộ này ban hành thông thư 49 để thay thế, trong đó đổi tên gọi thành trạm thu giá. Đến đầu năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải bắt đầu lắp đặt biển tên "trạm thu giá" ở các trạm thu phí đường bộ. Việc thay đổi này đã khiến tài xế, chuyên gia phản đối.
Cũng theo Thông tư này, trước khi thành lập trạm thu phí phải công khai vị trí đặt trạm. Trong suốt quá trình thu, đơn vị thu phải công khai các thông tin trên biển báo điện tử...
Trạm thu phí trên cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ hồi tháng 8/2019. Ảnh: Bá Đô
Nâng mức hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp
Có hiệu lực từ ngày 15/9, nghị định 88/2020 tăng mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp lên tối đa 800.000 đồng thay vì 500.000 đồng như hiện nay. Với quy định này, mỗi người lao động được hỗ trợ tối đa hai lần, và mỗi năm được hỗ trợ một lần.
Về kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp, Chính phủ lần đầu quy định rõ số tiền hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh sau khi được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 15 triệu đồng; hiện nay quy định không vượt quá 10 lần mức lương cơ sở.
Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động trong trường hợp này là 2 lần và trong một năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Khách nhập cảnh Việt Nam tự trả phí xét nghiệm và cách ly Khách nhập cảnh Việt Nam dự kiến được cách ly 5 ngày tại cơ sở lưu trú, trong thời gian này sẽ làm xét nghiệm PCR hai lần. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu quan điểm trên tại cuộc họp với các đơn vị về việc mở rộng cách ly tại cơ sở lưu trú đối với...