Khoảng 200 người bị bắt giữ tại New York trước khi bắt đầu giới nghiêm
Khoảng 200 người đã bị bắt giữ tại thành phố New York (Mỹ) đêm 1/6 trước khi bắt đầu giờ giới nghiêm ban đêm.
Cảnh sát bắt giữ những người biểu tình quá khích tại New York, Mỹ, ngày 1/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Những người bị bắt hầu hết là những kẻ cướp phá các nhà hàng cửa hiệu ở khu Manhattan, quảng trường Union và đại lộ số 5, những nơi đã bị phong tỏa nhiều tháng qua vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Sau 5 ngày biểu tình rầm rộ, tổng cộng 1.200 người đã bị bắt giữ ở thành phố New York, trong khi 40 cảnh sát bị thương.
Bạo loạn đã buộc Thị trưởng New York Bill de Blasio tiếp tục ban bố lệnh giới nghiêm ngày 2/6, sớm hơn lệnh tương tự trước đó một ngày, từ 20h00 ngày 2/6 đến 5h00 sáng 3/6. Lệnh giới nghiêm ngày 1/6 đã hết hiệu lực vào 5h00 sáng 2/6. Hai lệnh giới nghiêm trên không áp dụng với các lao động đặc biệt, người vô gia cư và các bệnh nhân phải đi điều trị. Tuy nhiên, vẫn còn những người biểu tình khi giờ giới nghiêm bắt đầu, và Thị trưởng Blasio đã lên mạng xã hội Twitter thuyết phục họ hãy trở về nhà.
Trên tài khoản Twitter của mình, ông Blasio viết: “Một số người ra ngoài đêm nay không phải để biểu tình mà để phá hoại tài sản và tấn công người khác… Hành động của họ là không thể chấp nhận được và chúng ta sẽ không cho phép họ ở trong thành phố của chúng ta”.
Cảnh sát thành phố đã được triển khai tăng gấp đôi, lên 8.000 cảnh sát, trong đó một lượng lớn được triển khai tại Hạ Manhattan, và thị trấn Brooklyn, để đảm bảo an ninh.
Cái chết của một người đàn ông gốc Phi George Floyd sau khi bị cảnh sát bắt giữ tại bang Minnesota đã làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc trên toàn nước Mỹ trong những ngày qua. Tại St Louis, 4 cảnh sát đã trúng đạn trong các cuộc biểu tình bạo lực và đã được nhập viện. Hiện hàng chục thành phố của Mỹ đã áp đặt lệnh giới nghiêm ở mức độ chưa từng thấy kể từ sau các cuộc bạo động bùng phát sau vụ ám sát nhà hoạt động Martin Luther King Jr. năm 1968.
Làn sóng biểu tình ủng hộ phong trào chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ cũng đã lan rộng ra các nước khác. Từ ngày 31/5, một số cuộc biểu tình đã diễn ra tại Canada, Anh, Đức và New Zeland bất chấp các biện pháp giãn cách xã hội thời kỳ dịch bệnh.
Ảnh: Lửa và giận dữ bao trùm nước Mỹ sau cái chết của George Floyd
Cái chết của George Floyd đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ, dẫn tới những hành vi phá hoại, cướp bóc và đụng độ với cảnh sát.
Cái chết của người đàn ông da màu George Floyd sau khi bị cảnh sát ghì chết ở thành phố Minneapolis thuộc bang Minnesota đã khiến các cuộc biểu tình bùng phát trên khắp nước Mỹ. Trong ảnh là các sĩ quan của Phòng Cảnh sát New York đang cố gắng kiểm soát những người biểu tình quá khích trong khi một số người tìm cách hôi của trong cuộc biểu tình ngày 1/6.
Video đang HOT
Một người biểu tình vừa chạy vừa hôi của trong cuộc biểu tình ở Manhattan, New York ngày 1/6. Các cuộc biểu tình vụ George Floyd từ ôn hòa đã trở nên bạo lực dẫn tới đụng độ với cảnh sát, phá hoại và cướp bóc.
Một đống rác đang cháy rừng rực trong cuộc biểu tình ở Manhattan, New York ngày 31/5. Ít nhất 40 thành phố bao gồm thủ đô Washington đã ra lệnh giới nghiêm nhằm kiểm soát tình hình.
Một người biểu tình rán thịt trên chảo với đống lửa cháy rừng rực được những người biểu tình đốt lên phía dưới trong cuộc diễu hành thể hiện sự phản đối hành động của cảnh sát Minneapolis khi gây ra cái chết cho người đàn ông da màu George Floyd ở khu vực gần Nhà Trắng tại thủ đô Washington ngày 31/5.
Cảnh sát trong trang phục chống bạo động nỗ lực kiểm soát những người biểu tình ở Công viên Lafayette gần Nhà Trắng ở Washington ngày 31/5. Trước đó, do nguy cơ các cuộc biểu tình có xu hướng bạo lực và diễn biến căng thẳng, Tổng thống Trump đã phải chuyển tới 1 boongke an ninh Nhà Trắng tối 29/5.
Các sĩ quan tuần tra của bang triển khai lực lượng nhằm giữ tình hình ổn định trong cuộc biểu tình sau cái chết của ông George Floyd ở Minneapolis, Minnesota ngày 31/5.
Một người đàn ông kéo một chiếc xe đẩy hàng bên trong cửa hàng đã bị phá hủy tan hoang sau các cuộc biểu tình ở Minneapolis, bang Minnesota ngày 30/5.
Dòng người tập trung trong cuộc biểu tình ở Minneapolis, Minnesota.
Một người biểu tình giơ tay lên khi cảnh sát Seattle được trang bị những cây gậy chuyên dụng dàn hàng trong một cuộc biểu tình ở Seatle, Washington ngày 31/5.
Người biểu tình ném trứng vào một xe cảnh sát ở Long Beach, California ngày 31/5.
Ứng viên tranh cử Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden ghé thăm một địa điểm biểu tình sau cái chết của ông George Floyd tại Wilmington, Delaware hôm 31/5.
Xe của cảnh sát New York bị đốt cháy trong một cuộc biểu tình ở Brooklyn, thành phố New York ngày 30/5.
Một cảnh sát bắn hơi cay vào những người biểu tình ở Raleigh, Bắc Carolina ngày 30/5.
Lực lượng an ninh phun hơi cay vào những người biểu tình tập trung ở Washington ngày 30/5.
Đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát thành phố New York ở Brooklyn ngày 30/5.
Chiếc xe cảnh sát của Phòng Cảnh sát Los Angeles bị đốt cháy chỉ còn trơ bộ khung tại California ngày 30/5.
Khói bốc lên sau các cuộc biểu tình ở Minneapolis, Minnesota ngày 29/5./.
Cảnh sát Mỹ ghì chết người da màu: Minnesota điều Vệ binh quốc gia ngừa bạo động Thổng đốc bang Minnesota (Mỹ) triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia giúp khôi phục trật tự sau 2 ngày biểu tình liên quan tới cái chết của một người da màu. Theo Reuters, cùng với việc ban hành tình trạng khẩn cấp, Thống đốc Tim Walz điều động lực lượng Vệ binh hỗ trợ cảnh sát khi lực lượng thực thi...