Khoảng 10.000 người từ các “điểm nóng” Covid-19 sẽ về Hà Nội
Mỗi ngày sân bay Nội Bài phải tiếp nhận gần 1.000 người từ nước ngoài trở về. Với tình hình như vậy, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung dự kiến TP phải giám sát, cách ly khoảng 10.000 người.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn hiện nay, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung xác định nguồn lây nhiễm chính virus corona trên địa bàn chủ yếu là người dân từ nước ngoài trở về qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. “Do vậy, từ mấy hôm nay chúng ta phải căng sức tiếp nhận, phân loại và xét nghiệm những công dân này ngay từ sân bay Nội Bài”, ông Chung nói.
Theo ông Chung, do tình hình dịch bệnh ở một số nước thuộc châu Âu, Mỹ và ngay cả khối ASEAN đang có diễn biến phức tạp nên họ đóng cửa không cho nhập cảnh, xuất cảnh, nhưng vẫn cho công dân nước ngoài trở về. Vì vậy, không loại trừ những ngày tới chúng ta vẫn phải tiếp nhận rất nhiều người về từ sân bay Nội Bài.
Công dân trở về từ nước ngoài sẽ được giám sát, cách ly để phòng ngừa dịch bệnh
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, bình quân hiện nay ở sân bay Nội Bài phải tiếp nhận từ 600-800 người, ngày cao điểm lên đến 1.000 người về từ tuyến bay quốc tế.
“Với tình hình này, những ngày tới chúng ta phải giám sát, cách ly khoảng 10.000 người từ nước ngoài trở về”, ông Chung nói.
Trước tình hình người Việt Nam từ nước ngoài trở về nhiều như hiện nay, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, các đơn vị liên quan đã phải thiết lập thêm một số khu cách ly tập trung. Cụ thể, TP quyết định lấy khu nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp và trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội thành khu cách ly tập trung phòng chống bệnh Covid-19.
Video đang HOT
Khu cách ly tập trung tại tòa nhà A1 tại khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai) là khu nhà ở cho học sinh, sinh viên. Tòa nhà này có quy mô gồm 19 tầng nổi, 1 tầng hầm, mỗi tầng có 14 phòng ở và 1 phòng sinh hoạt chung.
Tòa nhà tại khu đô thị mới Pháp Vân có tổng cộng 252 phòng, có thể làm chỗ lưu trú tập trung dành cho 2.000 người. TP Hà Nội dự kiến tầng 1 tòa nhà làm phòng nấu ăn; tầng 2 và 3 tòa nhà làm khu cho cán bộ, nhân viên phụ vụ; còn từ tầng 4 đến tầng 19 làm khu cách ly tập trung.
Khu cách ly tập trung tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội nằm tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm gồm 2 tòa nhà 5 tầng ký túc xá (80 phòng). TP Hà Nội dự kiến khu cách ly tập trung này dành cho 800 người. Tại đây, TP Hà Nội còn lấy nhà thi đấu 400 m2 ngăn phòng tạm cho cán bộ phục vụ khu cách ly sinh hoạt. Hà Nối bố trí 1 đội y tế dự phòng và một đội y tế gồm 10 người ở đây.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, những người từ nước ngoài về được đưa vào khu cách ly tập trung là để phòng ngừa dịch bệnh, vì họ có nguy cơ cao, chứ chưa phải là các trường hợp đã dương tính với Covid-19.
Ngoài việc cách ly tập trung kể trên, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, trên địa bàn TP còn đang tổ chức cách ly các trường hợp F1 trong bệnh viện và cách ly các trường hợp F2 tại nhà.
“Trong những ngày tới, TP sẽ dành bệnh viện để tổ chức chữa trị cho các ca dương tính, nên các trường hợp F1 (có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona) có thể chuyển về cách ly tại nhà”, ông Chung nói thêm.
Quang Phong (dantri.vn)
'Tôi không gặp thì cán bộ khác có thể sẽ gặp khách dương tính'
Đó là chia sẻ của anh Lê Đức Thọ, cán bộ công an Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) tại TP.HCM, một trong những cán bộ đang được cách ly vì tiếp xúc với khách nhập cảnh nhiễm COVID-19.
Cán bộ an ninh Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) tại TP.HCM đang kiểm tra hộ chiếu của hành khách - Ảnh: H.T
Theo Bộ Y tế phân loại, cán bộ, nhân viên làm việc ở khu vực cửa khẩu là một trong những nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19. Nhận công tác ở đây nhiều năm, anh Thọ hiểu được đây là công việc, nhiệm vụ phải làm.
Anh chia sẻ: "Lịch trực phân công làm xuất - nhập thay đổi mỗi ngày. Nhập cảnh sẽ gặp nhiều khách có thể đi từ vùng dịch trở về. Tôi có gia đình, con 7 tuổi. Nếu hỏi sợ bị nhiễm, sợ cách ly rồi liên đới vợ con, tôi thật lòng không sợ. Khi nghe tin khách do tôi đóng dấu nhập cảnh dương tính virus corona, tôi cũng không lo. Tôi không gặp thì cán bộ khác sẽ gặp khách dương tính, trước sau gì thôi, đó là chuyện thường".
Đang được cách ly vài ngày tại Công an cửa khẩu hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình, TP.HCM), anh Thọ chia sẻ thêm nơi cách ly thoải mái như sống ở nhà. Một phòng gồm 4 người, giường tầng và nguồn động viên lớn nhất lúc này của mình là cơ quan, đặc biệt là gia đình.
Khu cách ly của cán bộ an ninh tại cơ quan Công an cửa khẩu hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình, TP.HCM) - Ảnh: H.T
Từng tiếp xúc với bệnh nhân thứ 34 "siêu lây nhiễm" (quê tỉnh Bình Thuận) và bệnh nhân thứ 61 (ca đầu tiên ở Ninh Thuận), cán bộ an ninh Trương Công Đức cũng đang được cách ly.
Anh Đức cho biết: "Công việc chính của tôi là phát hiện hộ chiếu, giấy tờ giả; các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép, trực tiếp phân loại khách từ vùng dịch, đặc biệt những ngày này quy định đơn phương song phương ngoại giao của các nước liên tục thay đổi nên tâm lý rất áp lực. Đó là chưa kể gặp nhiều khách cứ khai loanh quanh để gian dối".
Là cán bộ trẻ xa nhà, chưa có gia đình, anh Đức cho rằng không có gì ngoài công việc, trách nhiệm. "Tôi chỉ sợ lỡ xảy ra hành khách nghi nhiễm cố tình "lọt" an ninh, sẽ rất buồn. Khi hết thời gian cách ly, tôi vẫn tiếp tục xung phong làm nhập cảnh", cán bộ 9X quê Đắk Lắk lạc quan tâm sự.
Nói về trường hợp cán bộ cách ly, về những khó khăn trong việc quản lý xuất nhập cảnh, đại tá Lê Hồng Thái, phó cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) tại TP.HCM thông tin: "Hiện tại có 27 cán bộ an ninh được cách ly tập trung tại đơn vị. Chúng tôi cũng không có khó khăn gì ngoài việc hành khách không hợp tác. Như mới đây có nữ khách từ Cộng hòa Czech về nằm trong diện cách ly tập trung, trong lúc chờ xe đón đưa đi thì cố ý trốn về Long Thành (tỉnh Đồng Nai). Anh em phải về tận địa phương truy tìm để đưa đi cách ly".
Ông Thái cũng nói thêm, khách nhập cảnh về, cán bộ tiếp xúc có nguy cơ cao hơn xuất cảnh nhưng để khoanh vùng an toàn thì cần cố định lực lượng tuyến đầu.
"Mọi công tác từ nay "cắm trại" tại đơn vị, tại tuyến đầu, khi tôi đề xuất cán bộ làm nhập cảnh, tôi quá bất ngờ vì nhiều anh em xung phong, thay vì sợ hay né tránh", ông Thái cho biết.
Khi được hỏi về phương án xử lý đối với những hành khách có hành vi quá khích tại sân bay, có phải cán bộ công an cửa khẩu xử lý "mềm" quá không, Đại tá Lê Hồng Thái cho biết: "Lực lượng chúng tôi đã xây dựng nhiều phương án cho mỗi tình huống xảy ra tại sân bay. Tuy nhiên, đối với những trường hợp quá khích như xảy ra gần đây tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài, chúng tôi đã quán triệt anh em cán bộ chiến sỹ, phải hết sức thông cảm, ưu tiên phương án kiên trì vận động giải thích để người dân hiểu và thực hiện đúng. Vì chúng tôi biết họ cũng đang mệt mỏi sau chuyến bay dài, thêm tâm lý lo sợ dịch bệnh nên dễ bức xúc, kích động..."
Theo tuoitre.vn
Sống trong Bệnh viện dã chiến Củ Chi Vào khu cách ly, Bùi Phương 28 tuổi, lần đầu có dịp tiếp xúc với "các chú bộ đội siêu dễ thương", mỗi ngày cô đều thấy dễ chịu, thoải mái. Phương làm việc cho một công ty về phần mềm tại TP HCM. Cô và 8 người trong đoàn đi công tác tại Ukraine, quá cảnh Istanbul rồi về Việt Nam ngày...