Khoảng 1.000 dự án nhà ở sẽ được “số hoá” trong năm 2022
Công cụ Phân tích thị trường do của OneHousing phát triển sẽ hữu dụng với tất cả mọi người, từ người mua và bán nhà, người đi thuê và người cho thuê, các nhà đầu tư hay chuyên viên môi giới trên 1.000 dự án trên toàn quốc.
Ngày 18/7, OneHousing (thuộc Tập đoàn One Mount) ra mắt Công cụ Phân tích thị trường dựa trên nền tảng dữ liệu lớn của gần 1.000 dự án trên toàn quốc, được thu thập qua các giao dịch bất động sản trong 10 năm qua.
Theo OneHousing, Công cụ Phân tích thị trường do đơn vị này phát triển có khả năng cấu trúc và hiển thị thông tin một cách thông minh để đáp ứng trọn gói các nhu cầu tìm kiếm, so sánh, đánh giá, phân tích bất động sản.
Các trường thông tin bao gồm: Bảng giá, lịch sử biến động giá, vị trí và tiện ích, quy hoạch hạ tầng, chính sách pháp lý, nhân khẩu học của dự án đó cũng như các khu vực xung quanh. Nguồn dữ liệu là các thông tin chính thống từ Tổng cục Thống kê, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch & Kiến trúc, Sở Kế hoạch Đầu tư; các tổ chức chuyên môn quốc tế như World Bank, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); các báo cáo riêng về lĩnh vực bất động sản từ các đơn vị quốc tế uy tín như CBRE, Savills và JLL.
Video đang HOT
Tới cuối 2022, người dùng có thể chủ động tra cứu thông tin bất động sản nhà ở trên toàn quốc với kho dữ liệu khoảng 1000 dự án.
Công cụ Phân tích thị trường sẽ đưa ra thông tin dự án bất động sản một cách đa chiều, trực quan, và được cập nhật liên tục định kỳ. Tới cuối 2022, người dùng có thể chủ động tra cứu thông tin bất động sản nhà ở trên toàn quốc với kho dữ liệu khoảng 1000 dự án.
Công cụ này được kỳ vọng sẽ hữu dụng với người mua nhà khi cần có nguồn thông tin chính thống để so sánh các lựa chọn. Người bán nhà cũng cần có bức tranh tổng quan về bất động sản trong khu vực để từ đó tiện “ra giá”. Đối với nhà đầu tư ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, lịch sử biến động giá là một trong những thông tin được quan tâm hàng đầu khi chọn mua bán bất động sản.
“Sau Công cụ Định giá nhà, Công cụ Phân tích thị trường của OneHousing tiếp tục ứng dụng công nghệ Big data để chuyển hóa các nguồn dữ liệu khác nhau bao gồm dữ liệu địa lý, dữ liệu quy hoạch, dữ liệu giá tại từng quận huyện của mỗi tỉnh/thành phố trong hơn 10 năm trở lại đây để trở thành những phân tích giá trị cho người dùng. Số liệu sẽ tiếp tục được OneHousing cập nhật định kỳ hàng tháng và hàng quý, tiến tới cán mốc dữ liệu khoảng 1000 dự án vào cuối năm 2022″, ông Nguyễn Lê Thanh – Giám đốc Công nghệ của OneHousing chia sẻ về tính chính xác của Công cụ Phân tích thị trường.
Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ rõ vi phạm tại dự án có vị trí đẹp bậc nhất trục Lê Văn Lương
Thanh tra Bộ Xây dựng kết luận, sau nhiều lần điều chỉnh từ đất công cộng thành phố biến thành dự án nhà ở - Hà Nội Center Point, mật độ xây dựng từ 26% thành 52%, tầng cao từ 15 tầng thành 32 tầng, làm tăng thêm dân số khoảng hơn 1.000 người.
Mới đây, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng đã ban hành Kết luận thanh tra Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP. Hà Nội; Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội; loạt các chủ đầu tư dự án có liên quan trong công tác quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch và quản lý xây dựng khu vực hai bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính.
Theo đó, nội dung của kết luận thanh tra nêu ra hàng loạt vi phạm về điều chỉnh quy hoạch, xây dựng tại dự án trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng, nhà trẻ và nhà ở để bán tại ô đất 3.7-CC (Hà Nội Center Point - 27 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội) do Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (Hacinco) làm chủ đầu tư được Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ rõ.
Cụ thể, ngày 21/5/2004, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 3153 lựa chọn nhà đầu tư, cho chỉ tiêu ô đất 3.7-CC là nhà ở cho thuê, mật độ xây dựng 26,8%, tầng cao 15-17-21 tầng.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc có tờ trình số 563 ngày 13/10/2008, UBND TP Hà Nội chấp thuận quy hoạch định hướng tại Văn bản số 3362/UBND-GT năm 2008 đã tiếp tục điều chỉnh ô đất 3.7-CC nhà ở cho thuê, tầng cao 15-17-21 tầng thành nhà ở 15-25 tầng (tòa 15 tầng đã xây dựng), là điều chỉnh không thuộc các trường hợp được điều chỉnh, không tính toán giải pháp về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, vi phạm Điều 29 Nghị định 08/2005 của Chính phủ, khoản 3 Phần 6 Thông tư 07/2008 của Bộ Xây dựng.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc cấp Giấy phép quy hoạch (GPQH) số 213/GPQH ngày 30/8/2012 và có Văn bản số 3919/QHKT-TMB-PAKT(P2) ngày 31/8/2015, chấp thuận tổng mặt bằng (TMB), phương án kiến trúc (PAKT) đã điều chỉnh ô đất 3.7-CC từ nhà ở thành hỗn hợp (văn phòng dịch vụ và nhà cho thuê), tăng mật độ xây dựng từ 26,8% thành 52%, tăng tầng cao từ 25 tầng thành 32 tầng là điều chỉnh không tính toán sự đáp ứng của hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; làm phát sinh tăng thêm dân số, vi phạm Điều 52 Luật Quy hoạch đô thị 2009.
Với những điều chỉnh vi phạm quy định pháp luật trên, Thanh tra Bộ Xây dựng kết luận, UBND TP. Hà Nội 1 lần điều chỉnh, Sở Quy hoạch - Kiến trúc 1 lần điều chỉnh sai quy định pháp luật, đã điều chỉnh từ đất công cộng thành phố thành nhà ở cho thuê, thành nhà ở, rồi thành hỗn hợp (văn phòng dịch vụ và nhà cho thuê), mật độ xây dựng từ 26% thành 52%, tầng cao từ 15 tầng thành 32 tầng, làm tăng thêm dân số khoảng hơn 1.060 người.
Theo kết luận Thanh tra Bộ Xây dựng, trách nhiệm thuộc UBND TP Hà Nội, Sở Quy hoạch - Kiến trúc. Đề nghị UBND TP Hà Nội, Sở Quy hoạch - Kiến trúc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân có vi phạm.
Tòa Center Point có 2 mặt tiền tọa lạc tại ngã tư Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy (Ảnh Internet).
Về Giấy phép xây dựng (GPXD) số 23/GPXD ngày 15/4/2016 do Sở Xây dựng cấp, ghi: Hệ số sử dụng đất, màu sắc công trình, chỉ giới xây dựng theo TMB, PAKT được Sở Quy hoạch - Kiến trúc xác nhận tại Văn bản 1608/QHKT P4 ngày 7/5/2014, nhưng Văn bản 1608/QHKT-P4 không có các nội dung này nên không có cơ sở cho việc triển khai xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng.
Thanh tra Bộ Xây dựng khẳng định trách nhiệm thuộc Sở Xây dựng và đề nghị UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng theo thẩm quyền kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân có vi phạm.
Ngoài ra, về quản lý thực hiện xây dựng theo quy hoạch được duyệt, theo giấy phép xây dựng, kết luận Thanh tra Bộ Xây dựng cũng chỉ ra, chủ đầu tư xây dựng sai giấy phép xây dựng, vi phạm điểm d khoản 2 Điều 106, khoản 4 Điều 12 Luật Xây dựng 2014. Cụ thể: Tại vị trí trục Y11, lắp dựng thêm 01 thang máy từ tầng 1 lên tầng 3; thay đổi vị trí phòng Ban quản trị tầng 1 từ trục X6-X7 sang trục X5A-X6.
Chủ đầu tư xây dựng sai phương án kiến trúc được Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận tại Văn bản số 4370/QHKT-TMB-PAKT (P2) ngày 9/8/2016, vi phạm Khoản 4 Điều 12 Luật Xây dựng 2014. Cụ thể: Tại vị trí sảnh trục Y13 Trung tâm thương mại theo quy hoạch là sân vườn, cây xanh, thực tế lắp dựng khung thép mái kính để kinh doanh, diện tích khoảng 120m2.
Thanh tra Bộ Xây dựng kết luận, trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư. Chủ đầu tư cần báo cáo vi phạm xảy ra sau khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, đề nghị UBND quận Thanh Xuân kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
Dự án BĐS nào ở Quảng Bình được phép mua bán, huy động vốn? Việc cập nhật công khai thông tin các dự án bất động sản giúp người dân nắm bắt được điều kiện giao dịch mua bán; đồng thời hạn chế tình trạng huy động vốn trái phép ở các dự án chưa đủ điều kiện theo quy định. Việc công khai thông tin các dự án đủ điều kiện giao dịch mua bán, huy...