Khoảng 100 người bị buộc tội sau bạo loạn chống nhập cư ở Anh
Ngày 6/8, Thủ tướng Anh Keir Starmer thông tin, đã có hơn 400 người bị bắt và khoảng 100 người bị buộc tội do tham gia vào các cuộc bạo loạn kéo dài một tuần qua trên khắp nước Anh, trong đó có một số đối tượng có liên quan đến hoạt động trực tuyến.
Khách sạn Holiday Inn Express, nơi tạm trú của những người xin tị nạn đã bị những đối tượng tham gia bạo loạn tấn công, Rotherham, Anh, ngày 5/8/2024. (Ảnh: Reuters)
Trong số này, đã có một số người phải ra hầu tòa vào thứ ba, bao gồm một người đàn ông trở thành người đầu tiên bị kết tội vì “đăng bài trực tuyến liên quan đến tình trạng mất trật tự công cộng”.
Theo đó, Jordan Parlour, 28 tuổi, đã bị kết tội “sử dụng lời lẽ hoặc hành vi đe dọa để kích động lòng hận thù chủng tộc” sau khi đưa ra những bình luận trên Facebook “ủng hộ một cuộc tấn công vào một khách sạn ở Leeds”.
Ngoài ra, Cơ quan Công tố Hoàng gia Anh (CPS) cho biết, 3 người khác sẽ bị kết án vào thứ tư tại Liverpool sau khi nhận tội gây rối bạo lực.
Nick Price, Giám đốc pháp lý tại CPS nhấn mạnh, bất kỳ ai tham gia vào hành vi côn đồ sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.
Sau vụ tấn công bằng dao hôm thứ hai tuần trước ở Southport khiến 3 trẻ em tử vong và nhiều người bị thương, thông tin sai lệch về quốc tịch của nghi phạm thực hiện vụ tấn công đã lan truyền trực tuyến, gây ra một loạt các cuộc biểu tình bạo lực phản đối nhập cư kéo dài trong một tuần và lên đến đỉnh điểm vào cuối tuần qua.
Video đang HOT
Người biểu tình đã ném vật thể lạ, tấn công cảnh sát, cướp bóc các cửa hàng và xông vào các khách sạn có người xin tị nạn ở các thành phố lớn như London, Manchester, Liverpool, Bristol, Leeds, Nottingham, Plymouth và Belfast, cũng như ở các thị trấn như Middlesbrough, Bolton và Rotherham. Cảnh sát đã bắt giữ khoảng 400 người kể từ khi các vụ bạo loạn nổ ra.
Trong một cuộc phỏng vấn cùng ngày, Bộ trưởng Tư pháp Heidi Alexander cho biết, Chính phủ Anh đang làm tất cả để bảo đảm rằng “công lý có thể được thực thi nhanh chóng”, đồng thời nói thêm rằng những đối tượng gây ra “sự hỗn loạn này” sẽ phải chịu hậu quả.
Bà thông tin, chính phủ đang đẩy nhanh việc mở rộng sức chứa của các trại tạm giam thêm gần 600 chỗ để bảo đảm khả năng tiếp nhận những người biểu tình bạo lực bị tạm giữ.
Theo thông tin từ truyền thông Anh, sẽ có thêm các cuộc biểu tình được lên kế hoạch vào thứ tư, trong đó các trung tâm nhập cư và văn phòng công ty luật hỗ trợ người di cư có khả năng bị nhắm tới.
Khuya 6/8, Thủ tướng Starmer đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp thứ 2 trong tuần, nhằm chuẩn bị tốt hơn để ứng phó đợt bùng phát bạo lực đầu tiên trên diện rộng ở Anh trong 13 năm qua.
Trấn an người dân trước làn sóng bạo lực mới có thể diễn ra, Thủ tướng Starmer cho biết, sẽ tăng cường thêm lực lượng cảnh sát trên đường phố và bảo đảm lực lượng này có mặt kịp thời để xử lý các cuộc bạo loạn trong những ngày tới.
Tình hình bất ổn ở Anh đã khiến Ấn Độ, Australia, Nigeria và một số quốc gia khác ban hành cảnh báo an toàn cho công dân của họ đang sống tại Anh hoặc đến thăm đất nước này, cũng như khuyến cáo người dân cảnh giác và tránh xa các khu vực có biểu tình.
Vào cuối tháng 12/2023, có 111.132 cá nhân nhận được hỗ trợ tị nạn tại Anh, với 45.768 người lưu trú tại khách sạn. Trong năm ngoái, cơ quan thống kê của Chính phủ Anh ước tính rằng lượng người di cư ròng vào nước này là 685 nghìn người.
Anh xem xét các biện pháp khôi phục trật tự xã hội
Anh xem xét các biện pháp khôi phục trật tự xã hội
Thứ Hai, 05/08/2024 23:04 |
Thế giới
Theo phóng viên TTXVN tại London, trong bối cảnh biểu tình bạo lực đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều thành phố trên khắp nước Anh, chính phủ nước này đang xem xét áp dụng các biện pháp cứng rắn để khôi phục trật tự xã hội.
Biểu tình bạo lực tại Bangladesh khiến nhiều người thiệt mạng
Làn sóng biểu tình bạo lực ở Anh bước sang ngày thứ 5
Anh đối mặt với nguy cơ biểu tình lan rộng vào cuối tuần
Anh: Biểu tình bạo lực tiếp tục lan rộng sau vụ đâm dao
Xe cảnh sát bị đốt cháy trong cuộc biểu tình bạo lực tại Sunderland, Anh, ngày 2/8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Trong phát biểu vào sáng 5/8 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Nội vụ Yvette Cooper tuyên bố sẽ có biện pháp cứng rắn đối với những người tham gia biểu tình bạo loạn.
Cũng theo bà Cooper, các mạng xã hội cũng sẽ phải chịu trách nhiệm một phần khi lan truyền thông tin sai lệch về nhân thân và tôn giáo của nghi phạm gây ra vụ đâm dao tại Southport ngày 29/7 dẫn đến bùng phát bạo lực trên hầu hết đất nước.
Thủ tướng Keir Starmer đã triệu tập cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp Cobra để bàn biện pháp đối phó với tình trạng bất ổn lan rộng. Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Nội vụ Cooper, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Tony Radakin, Cảnh sát trưởng khu vực Đại London Mark Rowley. Cuộc họp đã kết thúc vào trưa cùng ngày, nhưng nội dung trao đổi chưa được công bố. Trong khi đó, cảnh sát South Yorkshire cho biết các nhân viên đang làm việc suốt ngày đêm để truy tìm những đối tượng tham gia bạo loạn.
Trong hai ngày cuối tuần, biểu tình bạo lực đã xảy ra tại nhiều thành phố như Rotherham, Belfast, Bolton, Middlesbrough... và gây nhiều thiệt hại về tài sản. Trong tuần qua, lực lượng chức năng đã giữ 420 người biểu tình có hành vi bạo lực. Hàng chục cảnh sát bị thương trong các vụ đụng độ với người biểu tình.
Làn sóng biểu tình bạo lực chống nhập cư bùng phát trên khắp nước Anh bắt đầu từ ngày 30/7 sau vụ đâm dao tại Southport làm 3 trẻ em thiệt mạng, do thông tin sai lệch lan truyền trên mạng xã hội về danh tính và tôn giáo của nghi phạm.
Lo ngại an ninh bất ổn, Malaysia và Nigeria là những quốc gia đầu tiên ban hành cảnh báo đi lại tới Anh. Trong thông báo ngày 4/8, Bộ Ngoại giao Malaysia khuyến cáo công dân nước này đang sinh sống hoặc đến thăm Anh nên "tránh xa" các khu vực biểu tình và "luôn cảnh giác". Tương tự, sáng 5/8, Bộ Nội vụ Nigeria ban hành cảnh báo, trong đó nhấn mạnh "nguy cơ bạo lực và mất trật tự gia tăng do các cuộc bạo loạn ở Anh".
Hữu Tiến (TTXVN)
Bangladesh điều xe bọc thép kiểm soát các cuộc biểu tình bạo lực đang lan rộng Ngày 5-8, quân đội và cảnh sát Bangladesh đã điều động xe bọc thép và lực lượng an ninh đến thủ đô Dhaka để kiểm soát các cuộc biểu tình do sinh viên tổ chức bất chấp lệnh giới nghiêm trên toàn quốc. Xe bọc thép của quân đội triển khai trên đường phố Bangladesh. Ảnh: Theo Reuters Tổng tham mưu trưởng Lục...