Bangladesh điều xe bọc thép kiểm soát các cuộc biểu tình bạo lực đang lan rộng
Ngày 5-8, quân đội và cảnh sát Bangladesh đã điều động xe bọc thép và lực lượng an ninh đến thủ đô Dhaka để kiểm soát các cuộc biểu tình do sinh viên tổ chức bất chấp lệnh giới nghiêm trên toàn quốc.
Xe bọc thép của quân đội triển khai trên đường phố Bangladesh. Ảnh: Theo Reuters
Tổng tham mưu trưởng Lục quân, Tướng Waker-Uz-Zaman cho biết, người dân được yêu cầu tuân thủ lệnh giới nghiêm cũng như hợp tác toàn diện vì mục đích đảm bảo an ninh, an toàn cho tính mạng, tài sản của cá nhân, tổ chức. Tướng Waker-Uz-Zaman dự kiến sẽ họp với giới truyền thông vào cuối ngày 5-8, nhưng sự kiện đã bị hủy bỏ.
Cuộc biểu tình diễn ra sau khi làn sóng bạo lực bùng phát trên khắp Bangladesh khiến ít nhất 91 người t.hiệt m.ạng và hàng trăm người bị thương vào ngày 4-8. Đây là cuộc biểu tình đẫm m.áu nhất trong lịch sử gần đây của quốc gia Nam Á này.
Video đang HOT
Biểu tình bạo lực khiến 91 người t.hiệt m.ạng trong ngày 4-8. Ảnh: Reuters
Theo thống kê mới nhất, biểu tình bạo lực đã xảy ra tại 39/64 quận của đất nước. Cảnh sát đã phải b.ắn hơi cay và đạn cao su để giải tán hàng chục nghìn người biểu tình.
Chính quyền Bangladesh đã ban hành lệnh giới nghiêm toàn quốc từ 18h ngày 8-4 (giờ địa phương) đồng thời tuyên bố đóng cửa các cơ quan công sở trong vòng 3 ngày bắt đầu từ 5-8. Cơ quan quản lý đường sắt Bangladesh đã đình chỉ mọi dịch vụ vô thời hạn do tình hình bạo lực leo thang.
Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh cho biết: “Trước tình hình hiện tại, các chủ sở hữu đã quyết định đóng cửa tất cả các nhà máy may mặc trên toàn quốc, vì lý do an toàn chung của người lao động”.
Làn sóng biểu tình lan rộng trên toàn Bangladesh. Ảnh: Reuters
Các nhà khai thác di động cho biết, đây là lần thứ hai trong làn sóng biểu tình gần đây, chính phủ đình chỉ các dịch vụ internet tốc độ cao để ngăn chặn thông tin trên nền tảng truyền thông xã hội.
Bangladesh đã bị nhấn chìm bởi các cuộc biểu tình và bạo lực bắt đầu từ tháng trước sau khi các nhóm sinh viên yêu cầu bãi bỏ hệ thống hạn ngạch ưu tiên gây tranh cãi trong các công việc của chính phủ. Sự việc đã leo thang thành một chiến dịch gây sức ép buộc Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức.
Các cuộc biểu tình đã dừng lại sau khi Tòa án Tối cao bãi bỏ hầu hết các hạn ngạch, nhưng sinh viên đã trở lại đường phố trong các cuộc biểu tình lẻ tẻ vào tuần trước, đòi hỏi công lý cho gia đình những người t.hiệt m.ạng.
Thủ tướng Sheikh Hasina cáo buộc, những đối tượng kích động bạo lực không phải là sinh viên mà là những kẻ k.hủng b.ố đang tìm cách làm mất ổn định đất nước.
Pháp: Triển khai 45.000 cảnh sát để ứng phó bạo loạn
Ngày 30/6, Pháp đã triển khai 45.000 cảnh sát cùng một số xe bọc thép ứng phó với các cuộc biểu tình bạo lực đã bước sang đêm thứ tư liên tiếp sau vụ cảnh sát b.ắn c.hết 1 thiếu niên.
Người biểu tình phản đối vụ thiếu niên 17 t.uổi t.ử v.ong xung đột với cảnh sát tại Nanterre, phía Tây Paris (Pháp) ngày 28/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Các đơn vị cảnh sát tinh nhuệ cùng các lực lượng an ninh khác đã được triển khai trên khắp nước Pháp nhằm kiểm soát bạo loạn. Tuy nhiên, bất chấp sự có mặt của lực lượng an ninh, các hành động cướp phá vẫn diễn ra ở các thành phố Lyon, Marseille and Grenoble tối 30/6. Những đối tượng quá khích xông vào cướp phá các cửa hàng, đốt các ô tô và thùng rác. Thậm chí, tình trạng cướp phá còn diễn ra ngay cả ban ngày nhằm vào một số cửa hàng ở thành phố Strasbourg, miền Đông nước Pháp.
Tại thành phố Marseille, miền Nam nước Pháp, cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay trấn áp sau khi các thanh niên ném pháo vào các xe cảnh sát ở quận Vieux-Port - nơi thu hút khách du lịch. Thị trưởng Marseille Benoit Payan đã đề nghị chính phủ cử thêm lực lượng đến thành phố này, đồng thời lên án các hành vi cướp phá và bạo lực, nhấn mạnh những hành vi này "không thể chấp nhận được".
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cho biết 270 người đã bị bắt giữ trên toàn quốc trong ngày 30/6, trong đó 80 người bị bắt ở Marseille. Tính đến nay, đã có hơn 1.100 đối tượng bị bắt giữ.
Trong khi đó, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne tuyên bố hủy bỏ các sự kiện quy mô lớn trên toàn quốc, trong đó có các buổi hòa nhạc. Xe buýt và xe điện - mục tiêu tấn công bạo lực trong các đêm trước đó, cũng đã ngừng hoạt động vào lúc 21h. Bên cạnh đó, nhà chức trách cũng cấm bán pháo hoa lớn và chất lỏng dễ cháy.
Trong khi đó, xe buýt và xe điện của Thụy Sĩ không chạy xuyên biên giới với Pháp trong tối 30/6. Trong một tuyên bố, nhà điều hành giao thông công cộng TPG của Thụy Sĩ cho biết quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Pháp áp đặt một số hạn chế. TPG khuyến nghị hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng xuyên biên giới cần lên kế hoạch chuyến đi và cập nhật thông tin trên website hoặc các ứng dụng.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kết thúc sớm việc tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) đang diễn ra tại Brussels (Bỉ) để về nước chủ trì cuộc họp an ninh nhằm ứng phó tình trạng bạo loạn. Ông Macron tuyên bố "việc lợi dụng cái c.hết của một thiếu niên để gây bạo loạn là hành động không thể chấp nhận được". Ông cũng kêu gọi các bậc cha mẹ kiểm soát không để con em mình tham gia các cuộc bạo loạn trên đường phố. Theo Tổng thống Pháp, có tới hơn 33% số đối tượng bị cảnh sát bắt giữ là "những người trẻ hoặc rất nhỏ tuổi". Bên cạnh đó, ông Macron cam kết hợp tác với các nền tảng truyền thông xã hội để hạn chế lan truyền các nội dung kích động bạo lực.
Biểu tình bạo loạn bùng phát trong những ngày qua ở Pháp sau vụ cảnh sát sáng 27/6 b.ắn c.hết một thiếu niên 17 t.uổi, được xác định tên Nahel M, vì không tuân thủ hiệu lệnh của cảnh sát khi tham gia giao thông.
Bangladesh triển khai quân đội tuần tra trên cả nước Theo phóng viên TTXVN Nam Á, ngày 20/7, Bangladesh đã triển khai quân đội tuần tra các thành phố để ngăn chặn tình trạng bất ổn đang có xu hướng gia tăng do các cuộc biểu tình của sinh viên. Binh sĩ tuần tra tại Dhaka, Bangladesh. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Người biểu tình vẫn tụ tập bất chấp lệnh giới nghiêm của...