Khoản nợ phải trả hơn 10.000 tỷ đồng của chủ đầu tư Cocobay gồm những gì?
Gần 4.000 tỷ đồng người mua trả trước cùng với nợ vay tăng vọt đã kéo lượng hàng tồn kho tăng thêm hơn 2.000 tỷ đồng lên 5.700 tỷ đồng – chiếm tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2018 của Thành Đô.
Sau sự việc CTCP Đầu tư và Phát triển Thành Đô ( Empire Group) chủ đầu tư Cocobay không thể tiếp tục thực hiện cam kết lợi nhuận cho người mua condotel, một trong những điều mà nhà đầu tư quan tâm lúc này là năng lực tài chính của doanh nghiệp này.
Theo một số liệu tài chính của Thành Đô (có thể chưa phản ánh đầy đủ các chi nhánh của doanh nghiệp này), trong giai đoạn 2015-2018, tổng tài sản của công ty đã tăng vọt từ 2.000 tỷ lên trên 11.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2018.
Cũng trong giai đoạn này, vốn điều lệ của công ty tăng từ 300 tỷ lên 1.030 tỷ đồng. Đến tháng 9/2019, vốn điều lệ tiếp tục được tăng lên thành 1.500 tỷ đồng.
Quy mô vốn tăng vọt chủ yếu là tăng các khoản nợ phải trả: tổng nợ phải trả của Thành Đô tại thời điểm 31/12/2018 là hơn 10.200 tỷ đồng.
Trong đó, vay nợ ngân hàng vào khoảng gần 2.100 tỷ đồng – gấp gần 5 lần so với con số 440 tỷ đồng cuối năm 2017.
Đáng chú ý, Công ty ghi nhận gần 3.800 tỷ đồng giá trị các khoản người mua trả tiền trước. Đây được xem là phần trả trước trong các hợp đồng mua bán bất động sản. Phần còn lại là hơn 1.000 tỷ đồng phải trả người bán ngắn hạn và 3.300 tỷ đồng các khoản phải trả khác.
Gần 4.000 tỷ đồng người mua trả trước cùng với nợ vay tăng vọt đã kéo lượng hàng tồn kho tăng thêm hơn 2.000 tỷ đồng lên 5.700 tỷ đồng – chiếm tổng tài sản của Thành Đô.
Kết quả kinh doanh khiêm tốn
Giai đoạn 2015-2016, khi chưa có doanh thu đáng kể từ hoạt động kinh doanh chính, Thành Đô ghi nhận doanh thu tài chính khá lớn nhưng cũng chỉ đủ bù đắp chi phí tài chính.
Video đang HOT
Trong 2 năm này, công ty lãi lần lượt là 180 triệu và 260 triệu đồng.
Sang năm 2017, Thành Đô ghi nhận doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng nhưng lãi gộp chi vỏn vẹn 88 tỷ đồng – không đủ bù đắp cho 100 tỷ đồng chi phí bán hàng và 20 tỷ đồng chi phí quản lý. Từ đó dẫn đến việc công ty lỗ 24 tỷ đồng.
Năm 2018, doanh thu và lãi gộp sụt giảm mạnh xuống còn tương ứng là 386 tỷ và 29 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm theo doanh thu nhưng chi phí quản lý lại tăng đột biến lên 81 tỷ đồng.
Chi phí tăng vọt cùng với khoản lỗ khác hơn 42 tỷ đồng dẫn đến việc Thành Đô lỗ ròng xấp xỉ 100 tỷ đồng năm 2018.
Lũy kế đến cuối năm 2018, công ty mẹ Thành Đô có khoản lỗ lũy kế 134 tỷ đồng. Do chưa bao gồm đủ số liệu của các chi nhánh nên kết quả này có thể chưa phản ánh đầy đủ tình hình kinh doanh của Thành Đô.
Trương Lương
Theo Trí thức trẻ
Empire Group - tập đoàn vừa thông báo "vỡ trận" tại siêu dự án Cocobay đang kinh doanh những gì?
Cam kết lợi nhuận lên tới 12% cho các nhà đầu tư, nhưng Empire Group vừa bất ngờ thông báo sẽ dừng chi trả khoản lợi nhuận này do gặp khó khăn về dòng tiền.
Các dự án lớn của Empire Group
Empire Group được thành lập năm 1992, với tên gọi Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Thành Đô, hoạt động trên các lĩnh vực đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính, đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí. Thời điểm bấy giờ, Thành Đô đã có nhiều công trình trải dài từ Bắc vào Nam, một trong số đó là khách sạn Cây Thông trên Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
Khách sạn Cây Thông - Tam Đảo - Vĩnh Phúc
Năm 1998, Thành Đô triển khai đầu tư Công viên nước Hồ Tây và năm 2000 khai trương khu công viên này. Đây là khu công viên nước đầu tiên của Hà Nội và ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của người dân thủ đô. Công viên Nước Hồ Tây có diện tích hơn 3ha, gồm 14 khu trò chơi dưới nước hiện đại, nhập khẩu hoàn toàn từ Tây Ban Nha, Công viên nước Hồ Tây đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn mà hiệp hội Công viên Nước thế giới quy định.
Năm 2011, Thành Đô chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty cổ phần. Đến năm 2015, công ty khai trương Khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao Naman Retreat tại Đà Nẵng.
Khu B Lounge tại Naman Retreat
Naman Retreat có khu nghỉ dưỡng quy mô 120 phòng, cùng với khu nhà hội nghị sức chứa hơn 300 người với kết cấu hoàn toàn bằng tre từ cột chống đến xà đỡ. Bên cạnh đó là nhà hàng diện tích 1.200m2 và một khu spa.
Khu Pool Villa của Naman Retreat
Giai đoạn 2 của dự án là Naman Residences, gồm 40 căn biệt thự được thiết kế trên diện tích mỗi căn từ 360 m2 đến 1000 m2 với 3 phòng ngủ, hồ bơi riêng và trang thiết bị nội thất tiện nghi, hiện đại. Ngoài quyền sở hữu biệt thự, chủ nhân của các căn Naman Residences còn có cơ hội được tham gia các chương trình vận hành và khai thác, phân chia lợi nhuận ngoài thời gian sử dụng của Naman Retreat.
Một căn villa của Naman Residences
Năm 2016, Thành Đô sáp nhập các công ty thành viên, tái cấu trúc thành mô hình Tập Đoàn Empire. Đây cũng là năm Empire Group khởi công Cocobay Đà Nẵng: Tổ hợp du lịch và giải trí được quảng bá là đẳng cấp bậc nhất Đông Nam Á.
Cocobay được giới thiệu là sẽ có rất nhiều các loại hình giải trí trên thế giới bao gồm các dịch vụ về ẩm thực (nhà hàng trên cây, đại nhà hàng và nhà hàng câu cá...), giải trí (biểu diễn võ thuật, nghệ thuật đường phố, nghệ thuật đương đại...), các hoạt động vui chơi xuyên suốt ngày và đêm (khiêu vũ, âm nhạc, xiếc, bar, karaoke...), các hoạt động trong nhà và ngoài trời (cụm nhà hát, sân khấu lớn, biểu diễn nhạc nước, tuyến phố đi bộ dài nhất cả nước...) cùng với lễ hội quốc tế thường niên - Cocofest.
Dự án Cocobay
Với hình thức kinh doanh condotel, dự án Cocobay đưa ra cam kết lợi nhuận lên tới 12% với các nhà đầu tư. Để gây ấn tượng, Empire Group còn mời siêu sao Cristiano Ronaldo quảng cáo cho dự án.
Empire Group từng mời Cristiano Ronaldo quảng bá cho dự án
Tuy nhiên, mới đây Thành Đô đã bất ngờ phát đi thông báo "vỡ trận". Theo đó, do khó khăn về dòng tiền, Empire Group quyết định chấm dứt việc chi trả lợi nhuận như đã cam kết trong hợp đồng khi mua condotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng từ ngày 1/1/2020. Nguyên nhân được Empire Group đưa ra là do việc kinh doanh loại hình condotel thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn do tính pháp lý chưa được hoàn thiện, thủ tục tại địa phương có nhiều vướng mắc đã làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác vận hành của dự án.
Đươc biết, Cocobay Đà Nẵng không phải là dự án Condotel đầu tiên mà chủ đầu tư thất hứa với khách hàng về cái gọi là "cam kết lợi nhuận" khi hai bên ký hợp đồng mua bán. Trước đó, một trong những dự án Condotel đình đám từng khiến khách hàng bị hấp dẫn bởi mức cam kết lợi nhuận lên đến 15%/năm là dự án khách sạn Bavico Nha Trang (số 2 Phan Bội Châu, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Tuy nhiên, dự án này đã mau chóng khiến khách hàng vỡ mộng khi chủ đầu tư chỉ chi trả số tiền lợi nhuận đúng cam kết trong vài tháng đầu, rồi sau đó giảm từ 15%/năm xuống 8%/năm.
Dự án Bavico Nha Trang
Empire Group do ai làm chủ?
2 cổ đông lớn nhất của Empire Group là ông Nguyễn Đức Thành và ông Nguyễn Thành Nam, với tỷ lệ sở hữu của mỗi người cùng xấp xỉ 50%. Trong đó, ông Thành là Chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Nam là Tổng giám đốc. Tháng 8/2018, Empire Group từng chuyển người đại diện pháp luật từ ông Nam sang ông Thành.
Chỉ trong hơn 2 năm qua, vốn điều lệ Empire Group đã được điều chỉnh tăng tới 5 lần, từ 300 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng.
Cụ thể, tháng 8/2017, Empire Group tăng vốn từ 300 tỷ đồng lên 630 tỷ đồng. Chỉ 4 tháng sau, vào tháng 1/2018, vốn điều lệ công ty này tăng tiếp lên 930 tỷ đồng.
Đến tháng 9/2018, vốn điều lệ tăng thêm 100 tỷ đồng, lên 1.030 tỷ đồng và ngày 25/9/2018 vừa qua, Empire Group tăng vốn lên 1.500 tỷ đồng.
"Vỡ trận" Cocobay Đà Nẵng không trả được lợi nhuận cam kết 12%/năm - lời cảnh tỉnh cho hàng trăm nghìn nhà đầu tư đang "ảo tưởng" với lợi nhuận condotel
Theo PV (tổng hợp)/Trí thức trẻ
Apec Group, An Thịnh PPC,...và nhiều đại gia BĐS khác cũng đang chơi lớn với Condotel Sau cú "vỡ trận" của Cocobay Đà Nẵng, nhiều nhà đầu tư đang "chùn chân" với condotel, nhất là những dự án đưa ra mức cam kết lợi nhuận cao. Condotel là một trong những loại hình BĐS du lịch "làm mưa làm gió" trên thị trường địa ốc bùng nổ từ hồi cuối năm 2015, phát triển đỉnh điểm vào năm 2017....