Khoản nợ 738 tỷ của một công ty cắt tóc
Sẽ là logic khi nhận định rằng đằng sau Xích Lô Đỏ là một tập đoàn có tiềm lực tài chính không nhỏ.
Tập đoàn nào đứng đằng sau doanh nghiệp cắt tóc mới huy động thành công 738 tỷ đồng trái phiếu? (Ảnh minh họa: Internet)
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xích Lô Đỏ (Xích Lô Đỏ) vào ngày 25/8/2020 đã phát hành thành công 738 tỷ đồng trái phiếu mã GA2.H2030.001. Mệnh giá là 1 tỷ đồng/trái phiếu.
Kỳ hạn trái phiếu là 10 năm, đồng nghĩa lô trái phiếu này sẽ đáo hạn vào ngày 25/8/2030.
Xích Lô Đỏ không công bố mức lãi suất (nhiều khả năng sẽ không thấp với một lô trái phiếu có kỳ hạn dài đến 10 năm). Loại hình trái phiếu, tài sản đảm bảo (nếu có) hay các bên thu xếp cho đợt phát hành trái phiếu cũng không được đề cập.
Bản công bố thông tin sơ sài của mã trái phiếu GA2.H2030.001 càng thu hút sự chú ý của giới đầu tư với nhiều câu hỏi đặt ra: Xích Lô Đỏ là công ty nào? Bà Trương Thị Yến Ngọc, cá nhân ký bản công bố thông tin này là ai?
Video đang HOT
Những phân tích dưới đây phần nào phác họa chân dung cái tên Xích Lô Đỏ.
Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Xích Lô Đỏ thành lập vào ngày 12/3/2013, đóng trụ sở tại số 532A Kinh Dương Vương, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP.HCM. Ngành nghề kinh doanh chính là Cắt tóc, làm đầu, gội đầu.
Vào tháng 6/2020, công ty có vốn điều lệ 1 tỷ đồng, chủ sở hữu là bà Dương Mai Anh (sinh năm 1986). Đến tháng 7/2020, công ty nhanh chóng tăng vốn lên 20 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông cũng thay đổi với chủ doanh nghiệp mới là bà Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1975) – nữ doanh nhân đến từ Quảng Ngãi. Trong khi đó, bà Trương Thị Yến Ngọc (sinh năm 1990) – người ký bản công bố thông tin phát hành trái phiếu của Xích Lô Đỏ, đang đóng vai trò Người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Công ty.
Điều đáng nói là sau thời điểm nói trên không lâu, vào đầu tháng 8/2020, bà Trương Thị Yến Ngọc và Nguyễn Thị Ba cùng góp vốn tại Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Hoa Lâm (địa chỉ tại số 2 Thi Sách, phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM) với tỷ lệ lần lượt là 4,5% và 95,5%.
Những cái tên kể trên ít nhiều liên quan tới Tập đoàn Hoa Lâm, Ngân hàng TMCP VietBank.
Được biết, bà Ngọc vào thời điểm năm 2015 từng góp 20% vốn vốn vào CTCP Đầu tư Phú Trí (địa chỉ tại địa chỉ tại số 2 Thi Sách, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM), cùng với bà Nguyễn Thị Kim Phượng sở hữu 80% Công ty.
Trong khi đó, bà Dương Mai Anh là con gái ông bà Dương Ngọc Hòa – Chủ tịch HĐQT VietBank và bà Trần Thị Lâm – Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm.
Cách đây gần 2 tháng (cụ thể là tháng 7/2020), một công ty liên quan tới Hoa Lâm là Công ty TNHH Điền Phát Land đã huy động thành công 770 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm, lãi suất cố định năm đầu 10%, các năm sau bằng mức tham chiếu cộng biên độ 2,75%. Bên thu xếp là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank). Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu “khủng” là quyền sử dụng đất tại thửa số 16, tờ bản đồ số 108 (theo tài liệu năm 2006), phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP.HCM (giấy chứng nhận số BX 193493), và 20,55 triệu cổ phiếu của VietCapital Bank.
Nỗi lo gia tăng nợ xấu ngân hàng
Mặc dù kết quả kinh doanh quý 1/2020 khá tốt và hầu hết các ngân hàng tiếp tục đặt chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm nay, song nỗi lo nợ xấu đã hiện hữu.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet
Quý 1/2020 có sự phân hóa kết quả lợi nhuận rõ rệt giữa 2 khối NHTM có vốn Nhà nước và NHTM tư nhân.
Giấu bớt lợi nhuận
Nhóm big four (Vietcombank, Agribank, BIDV và Agribank) đều báo lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Nguyên do chủ yếu là tăng trích lập dự phòng mạnh, tăng chia sẻ khó khăn với các thành phần trong nền kinh tế. Nhóm này chiếm khoảng 1/2 thị phần tín dụng của toàn nền kinh tế và do đó, các chương trình hỗ trợ đăng ký theo gói hay theo quy mô dư nợ của các tổ chức này cũng chiếm phần lớn trị giá của gói 300.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, khối NHTM tư nhân hầu hết tiếp tục báo tăng trưởng tốt về lợi nhuận. Có những tổ chức lãi gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, xóa sạch nợ như VietCapital Bank, VietBank, hay tăng trưởng lợi nhuận đi cùng tăng trích lập dự phòng (TLDP) như Techcombank đã tăng TLDP tới 4,6 lần, TPBank 109%, VPBank 26,1% (riêng ngân hàng mẹ trên 50%), MB Bank (117%).... Ngoài ra cũng có 1 số TCTD đã báo cáo suy giảm lợi nhuận quý 1 so với cùng kỳ năm trước như PG Bank (giảm 22,1%), Nam Á Bank (53%), Kienlongbank (giảm 23% đi cùng tăng TLDP lên 37 lần)...
Một nguồn tin cho biết nhiều TCTD trong quý 1 thậm chí còn phải cân nhắc hạch toán sao để "thoát kẹt" giữa việc công bố lợi nhuận đảm bảo hài lòng cổ đông và "giữ giá" cổ phiếu, nhưng cũng không báo lãi quá cao đi ngược bối cảnh khó khăn chung của thị trường. Việc hạch toán một phần chi phí lương của nhân viên trong cả 3 quý cuối năm vào quý 1 của ACB đã khiến chi phí hoạt động tăng hơn 32% và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế thấp xuống có thể là một lựa chọn. SSI Reseach tính toán ACB sẽ tăng lãi thêm 26%, nếu không tính chi phí nhân viên 3 quý cuối năm và lãi từ bán trái phiếu Chính phủ.
Nợ xấu sẽ ra sao?
Tỷ lệ nợ xấu Q1/2020 của hệ thống ngân hàng. Nguồn: Fiinpro Plaform
Hạch toán chi phí nhân viên được cho là một thủ thuật kế toán làm tăng chi phí hoạt động trong quy định cho phép để giấu/giảm bớt lợi nhuận. Mặc khác, đây lại là bệ đỡ, nguồn bù đắp để giúp ngân hàng chia đều lợi nhuận cho các quý khi cần thiết.
Nhưng kể cả khi có lợi nhuận bị "giấu bớt", mà một phần thu nhập đến từ ghi nhận tăng trưởng nhu cầu của thị trường trong dịp Tết, những bất lợi của ngành ngân hàng đến nay đã bắt đầu càng rõ ràng hơn. Cùng với tăng trưởng tín dụng toàn ngành thấp, cơ quan điều hành thị trường đánh giá khoảng 2 triệu tỷ đồng dư nợ, tương đương 23% tổng dư nợ của toàn ngành sẽ bị ảnh hưởng, tiềm ẩn rủi ro tới hoạt động ngân hàng. Trong đó, dư nợ của một số ngành kinh tế bị ảnh hưởng chiếm tỷ trọng lớn như công nghiệp chế biến - chế tạo; khoáng sản, nhiên liệu, nguyên vật liệu xây dựng, kinh doanh ôtô phụ tùng...
Cùng với đó, khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - khối chiếm 97% số lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế, cũng đang hiện hữu và có nguy cơ làm tăng nợ xấu của các ngân hàng.
Điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về tác động của COVID-19 tới doanh nghiệp chỉ ra 85% các doanh nghiệp đã bị thu hẹp thị trường, khiến 60% doanh nghiệp gặp các vấn đề về dòng tiền. Điều này đẩy các doanh nghiệp đứng trước "bờ vực" kinh doanh và thời điểm cầm cự tính theo từng tháng. 50% doanh nghiệp cho biết còn khả năng duy trì kinh doanh trong vòng 6 tháng. Thậm chí, 30% doanh nghiệp chỉ có thể trụ lại trong khoảng 3 tháng nữa. Số liệu được công bố trước khi Việt Nam tích cực thiết lập trạng thái bình thường mới, nhưng theo quan sát của giới chuyên môn, đến hiện tại vẫn chưa ghi nhận sự "chuyển động ngược", tích cực thực sự của khối này.
Giảm lãi suất vẫn chỉ là kỳ vọng Giảm lãi suất cho vay là chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ trong nhiều năm qua và cũng là mong muốn của doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, việc giảm lãi vay vẫn đối mặt với nhiều khó khăn khi NH phải cân đối lãi suất huy động hợp lý để đảm bảo nguồn vốn đầu vào, đáp ứng các quy định về...