Khoai tây Trung Quốc “hóa kiếp” thành khoai Đà Lạt
Khoai tây Trung Quốc sau khi rửa sạch đất đen (hoặc nâu) sẽ được thả vào thau đất bột đỏ. Đất đỏ này sẽ bám quanh củ khoai, khiến khoai trông mịn màng, đẹp mắt.
Trưa 2.11, có mặt tại chợ nông sản Đà Lạt (Tự Phước, P.11, TP.Đà Lạt), chứng kiến hàng tấn khoai tây có xuất xứ từ Trung Quốc được chị em tiểu thương “hóa kiếp” thành khoai tây Đà Lạt.
Khoai Trung Quốc khi nhập về được đóng trong thùng giấy hoặc bịch xốp, có những lô hàng củ khoai được bọc giấy xốp trắng tựa như bọc quả táo. Khi về tới chợ nông sản Đà Lạt, khoai này được đổ ra chất thành đống và lần lượt được “khoác áo mới” màu hồng đỏ thành khoai Đà Lạt.
“Nguyên liệu” để biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt là đất đỏ. Dọc theo đường đi giữa hai dãy sạp chợ là đất đỏ được phơi nắng. Khi đất khô, các tiểu thương sẽ tán mịn đất này rồi bỏ vào thau để làm nguyên liệu “nhuộm” màu cho khoai.
Khoai tây Trung Quốc sau khi rửa sạch đất đen (hoặc nâu) sẽ được thả vào thau đất bột đỏ. Đất đỏ này sẽ bám quanh củ khoai, khiến khoai trông mịn màng, đẹp mắt.
Khi đất bám quanh củ khoai tây khô đều, các tiểu thương mới đóng vào bịch ni lông (10 kg/bịch) để đưa về TP.HCM và các tỉnh tiêu thụ.
Qua tìm hiểu, khoai tây Trung Quốc nhập về tới Đà Lạt có giá chỉ 14.000 – 15.000 đồng/kg, nhưng sau khi “hóa kiếp” mang danh khoai tây Đà Lạt sẽ bán được 32.000 – 35.000 đồng/kg…
Hiện nay khoai tây Đà Lạt chưa đến vụ thu hoạch, còn ở H.Đức Trọng (cách Đà Lạt 30 km) cũng chỉ mới vào vụ thu hoạch khoai tây hai tuần qua nhưng sản lượng không nhiều.
Chợ nông sản Đà Lạt
Khoai tây Trung Quốc ngập chợ nông sản Đà Lạt.
Video đang HOT
Đất bột màu đỏ được dùng để “nhuộm” khoai tây Trung Quốc
“Hóa kiếp” khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt nhờ vào thau bột đất đỏ
Khoai tây Trung Quốc” made in Đà Lạt” chuẩn bị đưa đi tiêu thụ
Theo laodong
Óng vàng làng cổ Cự Đà vào vụ miến
Làng Cự Đà (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai) từ lâu nổi tiếng với nghề làm miến truyền thống. Thời điểm này, cả làng tất bật sản xuất những mẻ miến cho dịp Tết Nguyên đán đang cận kề.
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 14km về hướng Tây, làng Cự Đà nổi tiếng với nghề làm miến truyền thống, cung cấp cho Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận.
Theo nhiều bậc cao niên ở Cự Đà, nghề làm miến từ dong riềng ở Cự Đà đã có từ gần một trăm năm trở lại đây. Sợi miến Cự Đà có đặc điểm rất dễ nhận là thường có màu vàng óng hoặc trắng mịn khi nấu lên có vị thơm ngon, giòn và dai rất vừa miệng. Sợi miến nhỏ, đều, nhìn là biết được "ra lò" từ Cự Đà chứ không phải từ vùng nào khác.
Người Cự Đà chọn loại củ dong riềng ngon, đem xay thành bột. Bột dong sau đó được ngâm với nước và lọc để chọn lấy phần tinh bột, rồi được đánh lên. Một phần bột được ngâm với nước sôi gọi là bột chín. Bột chín mang hòa với bột đã lọc, với tỷ lệ 1/10 tạo nên hỗn hợp.
Tiếp đó, bột được tráng thành bánh, hấp chín và đem phơi nắng. Sau khi gần khô, bánh được đưa qua máy cán thành từng sợi miến nhỏ, dài.
Theo một gia đình làm miến lâu năm trong làng tiết lộ, để có sợi miến ngon, ở mỗi công đoạn người làm miến phải hết sức cẩn thận và tỉ mỉ.
Ngay như ở khâu phơi bánh trước khi cắt thành từng sợi miến cũng đòi hỏi người phơi phải thật khéo để trải cho tấm bánh miến được căng rộng, đều trên tấm phên, bởi như vậy thì tấm bánh miến mới khô đều và dễ cắt thành từng sợi miến nhỏ.
Công đoạn phơi bánh miến phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nếu thuận lợi, chỉ cần một nắng là đủ khô.
Khi đã khô đến một mức độ nhất định, bánh miến sẽ được máy cắt nhỏ thành từng sợi dài, nhỏ rồi lại được đem... phơi tiếp ngoài nắng.
Thời điểm cận Tết Nguyên đán, nhu cầu tăng cao, mỗi ngày, Cự Đà có khoảng 15 đến 18 tấn miến thành phẩm được xuất xưởng rồi tỏa đi khắp các chợ lớn, chợ nhỏ của Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trên khắp cả nước.
Từ làng trên xóm dưới, từ người già đến người trẻ, tất cả đều tất bật cho những mẻ miến phụ vụ Tết cổ truyền của dân tộc.
Dưới tốc độ đô thị hóa, ngôi làng cổ kính bị biến dạng ít nhiều. Thế nhưng, nhiều hộ gia đình trong làng vẫn gìn giữ nghề làm miến, với những bí quyết được lưu truyền từ nhiều đời.
Hàng trăm ngàn tấn miến được xuất đi mỗi năm đem lại thu nhập ổn định cho người dân làng. Cũng bởi vậy mà sau một thời gian "bỏ bê", nhiều hộ gia đình đã quay lại với nghề truyền thống này.
Theo ANTD
Cụ ông 87 tuổi bị con cái "vứt" ra đường Sự việc cụ ông Ngỗ Vỹ Nhân (87 tuổi) bị các con "vứt" ra ngoài vỉa hè trên phố Núi Trúc (Hà Nội) ngay sau khi cụ vừa xuất viện, đang gây chú ý và khiến dư luận bất bình. Trải chiếu giữa vũng nước để bố nằm phơi nắng, phơi mưa Theo thông tin PV nhận được, vào trưa 7/8, cụ ông...