Khoai tây Trung Quốc “đội lốt” Đà Lạt vẫn ngập chợ
26 tấn khoai tây nhập khẩu từ Trung Quốc vừa bị phát hiện chứa thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép đã làm chấn động dư luận. Khảo sát thực tế cho thấy vẫn còn khá nhiều loại khoai tây “mập mờ” nguồn gốc đang bày bán tràn lan tại TP.HCM.
Khoai tây “mập mờ” nguồn gốc vẫn được bày bán tại các chợ
Tại hầu hết các chợ bán lẻ trên địa bàn thành phố đều có mặt hàng khoai tây. Đối với người dân thành phố, khoai tây như một loại củ tất yếu được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ít bà nội trợ nào có thể phân biệt hoặc nắm rõ nguồn ngốc của các loại khoai tây này.
Khảo sát tại chợ Tân Sơn, Tân Trụ, Chợ Cầu (quận Gò Vấp), chợ Phạm Văn Hai, Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình)… cho thấy khoai tây có nguồn gốc từ Trung Quốc vẫn đường bày bán khá phổ biến. Các tiêu thương cho biết, loại khoai tây này vẫn hút hàng vì giá cả hợp lý. Hiện tại, khoai tây Đà Lạt loại nhỏ cũng rơi vào mức giá từ 40.000 đồng/kg còn khoai tây Trung Quốc củ to chỉ ở mức 30.000 đồng/kg.
Điều đáng nói, nhiều bà nội trợ không thể phân biệt đâu là khoai tây Đà Lạt hay khoai tây Trung Quốc. Không ít người bán hàng đã “qua mặt” khách mua để bán khoai tây với giá cao hơn bình thường. “Nếu người bán không nói rõ nguồn gốc thì mình không thể biết đâu là hàng trong nước hay hàng Trung Quốc. Nhiều khi là họ thấy mình không nắm rõ thì lái nguồn gốc hàng để cố bán cho được” – Bà Đỗ Thị Kín (ngụ phường 15, quận Tân Bình) chia sẻ.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm của những người trồng khoai tây tại Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), khoai tây Đà Lạt thường có vỏ mỏng nên khi đổ đống, các củ va chạm dễ bị tróc vỏ, ruột vàng, mắt khoai nhỏ. Riêng khoai tây Trung Quốc củ to, mắt to, vỏ dày, bị sượng khi nấu chín.
Tuy nhiên, để “qua mắt” người mua, không ít tiểu thưởng và cả những đầu mối bỏ hàng khoai tây đã dùng “tiểu xảo” như trộn khoai tây lẫn với đất đỏ, cố tạo sự ma sát để củ khoai tây tróc vỏ…làm như vậy người tiêu dùng khó mà phân biệt được thật giả. Thậm chí, để “củng cố” thêm nguồn gốc cho các loại khoai tây, thương lái còn nhập hàng từ Trung Quốc đưa về Đà Lạt rồi từ đó mới chuyển xuống TP.HCM kèm theo đó là vài loại giấy tờ chứng minh khoai tây được chở xuống từ Đà Lạt là có thể “lòe” người tiêu dùng.
Điều đáng nói, hiện các quy định để xử lý các vấn đề này chưa được rõ ràng. Theo một cán bộ quản lý thị trường, việc tiểu thương mập mờ nguồn gốc, khoai tây Trung Quốc nhưng nói với người tiêu dùng là hàng trong nước rất khó xử lý vì không có chứng cứ cụ thể. Chỉ khi, những mặt hàng đưa vào siêu thị, ghi trên nhãn mác là hàng Đà Lạt hay địa điểm cụ nào tại Việt Nammà phát hiện đó là hàng Trung Quốc thì mới bị xử lý.
Trước đó, vào ngày 15/6, cơ quan chức năng TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tiến hành tiêu hủy 26 tấn khoai tây Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá 16 lần cho phép. Việc này được thực hiện từ kết quả phân tích từ Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho thấy lô khoai tây hồng 26 tấn của bà Nguyễn Thị Nguyệt (ngụ phường 12, TP Đà Lạt).
26 tấn khoai tây chứa thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép vừa bị tiêu hủy tại TP. Đà Lạt – Ảnh Viết Hảo
Cụ thể hoạt chất Chlorpyrifos trong mẫu khoai tây vượt ngưỡng gấp 16 lần. Từ kết quả kiểm nghiệm trên, Chi cục Bảo vệ thực vật kết luận mẫu khoai tây hồng 26 tấn trên không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Do đó UBND TP.Đà Lạt quyết định tịch thu tiêu hủy 26 tấn khoai tây hồng nói trên.
Hiện UBND TP. Đà Lạt đã xử phạt vi phạm hành chính bà Nguyệt 3 triệu đồng vì sản xuất kinh doanh thực phẩm tươi sống vi phạm chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định; phạt 500.000 đồng vì buôn bán không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo Dantri
Cách nhận biết khoai tây Trung Quốc
Người bán thường "phù phép" khoai tây Trung Quốc trở thành hàng Ðà Lạt bằng cách dùng đất đỏ bao thành một lớp áo bên ngoài củ, để thu lợi từ chênh lệch giá.
Theo những người nội trợ có kinh nghiệm, thời điểm chính vụ của khoai tây Đà Lạt là từ tháng 1 - 5, khoai tây ta từ tháng 1 - 3 hằng năm. Ngoài ra, bằng mắt thường cũng dễ dàng nhận biết đâu là khoai Đà Lạt, đâu là hàng Trung Quốc, chưa cần đến việc kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay chất bảo quản.
Đặc điểm dễ nhận biết nhất là vỏ khoai tây Đà Lạt mỏng hơn nên thường bị trầy xước nhiều ngay khi thu hoạch và trong quá trình đóng hàng, vận chuyển. Khoai tây Trung Quốc có kích cỡ củ rất đều, củ thường dài hơn khoai tây Đà Lạt, vỏ khoai trơn bóng, ít trầy xước. Ngoài ra, giống khoai của Trung Quốc có mắt ở củ to hơn khoai Đà Lạt. Ruột khoai Trung Quốc cũng trắng hơn khoai nội địa.
Khoai tây Trung Quốc. Khoai tây Đà Lạt. Ảnh: TL
Khoai tây Trung Quốc trên thị trường cũng được bao một lớp đất đỏ như hàng Đà Lạt. Theo những người chuyên buôn khoai tây, để "nhuộm" khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt phải rất tỉ mỉ và tốn thời gian. Đầu tiên phải rửa sạch củ khoai tây. Khoai đang ướt thì lăn qua một lớp đất đỏ hồng của Đà Lạt (còn gọi là đất hồng phấn) đã được tán mịn, sau đó đem phơi nắng cho đất vừa khô thì dùng tay xoa nhẹ bề ngoài củ khoai. Lúc đó màu khoai rất đẹp, người tiêu dùng rất khó phát hiện, kể cả người Đà Lạt cũng không phân biệt được.
Nhiều khi khoai tây Đà Lạt nhưng canh tác ở những vườn đất đen, màu khoai không đẹp nên giá rẻ. Nhà buôn mua về hàng tấn, bỏ vào kho phủ kín bạt để củ không bị xanh, chờ đến thời điểm hút hàng, giá tăng và cũng đem ra "nhuộm" theo kiểu ngụy trang cho khoai Trung Quốc.
So với các loại rau xanh thì khoai tây ít để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, do đặc điểm là rau dạng củ nằm sâu dưới đất. Hiện chưa phát hiện những hóa chất độc hại đáng báo động gây nguy hại cho sức khỏe con người, tuy nhiên theo những người bán hàng lâu năm thì khoai tây Trung Quốc chắc chắn phải sử dụng đến những hóa chất bảo quản sau thu hoạch. Điều đó khoai Đà Lạt từ trước tới nay chưa từng có.
Tuy nhiên dù là khoai tây Trung Quốc hay khoai tây Đà Lạt thì người tiêu dùng không nên mua những củ có vỏ màu xanh hay đã nảy mầm, vì trong củ khoai lúc này sẽ có những độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khoai tây cũng là loại cây mẫn cảm với thời tiết, quá trình canh tác phải sử dụng nhiều đến các loại thuốc nấm bệnh.
Theo Hoài An (Sức khỏe & Đời sống)
Khoai tây Trung Quốc "hóa kiếp" thành khoai Đà Lạt Khoai tây Trung Quốc sau khi rửa sạch đất đen (hoặc nâu) sẽ được thả vào thau đất bột đỏ. Đất đỏ này sẽ bám quanh củ khoai, khiến khoai trông mịn màng, đẹp mắt. Trưa 2.11, có mặt tại chợ nông sản Đà Lạt (Tự Phước, P.11, TP.Đà Lạt), chứng kiến hàng tấn khoai tây có xuất xứ từ Trung Quốc được...