Khoái Châu “hái” ra tiền nhờ những mô hình trăm triệu
Bắt tay vào thực hiện Chương trình xây dựng NTM, huyện Khoái Châu đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, chăn nuôi và xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, giúp bà con ND nâng cao thu nhập.
Nhiều mô hình trăm triệu
Ông Lê Hải Nam – Phó Chủ tịch UBND huyện Khoái Châu cho biết: “Là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn nên ngay từ đầu, huyện xác định mục tiêu xây dựng NTM là gắn với phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Mọi triển khai phải tuân thủ nguyên tắc: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”, tránh tư tưởng nóng vội, chạy theo thành tích”.
Theo đó, trong những năm từ 2001 – 2010, huyện đã triển khai thành công chương trình chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, hình thành 3 vùng sản xuất nông nghiệp rõ rệt gồm: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh màu và vùng bãi bồi. Khi bắt tay vào xây dựng NTM, huyện tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng nông sản, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Huyện đã tích cực phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến cho ND, đồng thời tăng cường công tác xúc tiến thương mại nông sản, từng bước xây dựng thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường.
Video đang HOT
Mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao ở huyện Khoái Châu. Ảnh: Đức Thịnh
Nhờ xác định rõ lộ trình, có chủ trương đúng đắn và triển khai quyết liệt, đến nay kinh tế nông nghiệp huyện Khoái Châu phát triển khá toàn diện, đồng đều cả về sản lượng và giá trị. Giá trị thu hoạch trên 1ha đất canh tác năm 2015 đạt 165 triệu đồng/ha. Trên địa bàn đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung quy mô lớn như: Vùng chuối tiêu hồng ngoài bãi tại các xã Tứ Dân, Đại Tập… với diện tích gần 700 ha, vùng nhãn chín muộn tập trung tại các xã Đông Kết, Hàm Tử… với diện tích 1.000ha, vùng chuyên canh cây có múi cho giá trị trung bình 200 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, huyện còn có vùng trồng nghệ với diện tích 70ha, vùng trồng cây cỏ ngọt, cây dược liệu cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đưa nông sản xuất ngoại
Bên cạnh trồng trọt thì chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản của huyện cũng phát triển khá toàn diện với hàng nghìn trang trại, gia trại, trong đó có gần 200 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ NNPTNT. Đặc biệt, huyện đã có 2 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu tập thể là “Gà Đông Tảo” và “Chuối tiêu hồng”.
Ông Nam cho biết: “Năm 2015, lần đầu tiên ND huyện Khoái Châu được đi học tập huấn về quy trình trồng và xuất khẩu nhãn vào thị trường Mỹ, kết quả đã cung cấp 7 tạ quả tươi cho doanh nghiệp xuất sang Mỹ chào hàng. Sản phẩm chuối tiêu hồng Khoái Châu cũng đã xuất đi gần 20 nước…”.
Với sự tập trung đầu tư, chỉ đạo quyết liệt và có hiệu quả của huyện, đời sống của đại bộ phận người dân đã được nâng cao rõ rệt. Năm 2011, thu nhập bình đầu người của huyện đạt 26 triệu đồng/người/năm thì nay đã tăng lên 45 triệu đồng/người/năm (gấp gần 2 lần), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,94%. Với những thành tựu đó, huyện Khoái Châu đã đề ra mục tiêu sẽ có 70% số xã (18 xã) đạt chuẩn NTM vào năm 2020.
Theo Danviet
Thu nhập người dân nông thôn đạt 33 triệu đồng/người/năm
Sau 5 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn của thành phố Hà Nội đã có nhiều khởi sắc, kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng từ 14 triệu đồng năm 2011 lên 28,6 triệu đồng năm 2014 và hết năm 2015 ước đạt 33 triệu đồng/người/năm.
Thành phố Hà Nội tự hào là địa phương dẫn đầu cả nước về kết quả xây dựng NTM với 213/401 xã đạt chuẩn (đạt 53,12%). Đây là kết quả đáng phấn khởi, tạo tiền đề quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trong giai đoạn tới.
Trồng rau an toàn đang mang lại thu nhập cao cho người dân xã Tiên Dương, huyện Đông Anh(Hà Nội). Ảnh: Đăng Quang
Điều đáng mừng nhất ghi nhận được trong quá trình xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015 là chính quyền và nhân dân thành phố đã đạt được sự đồng thuận cao. Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, môi trường sinh thái được quan tâm bảo vệ. Thiết chế văn hóa ở nhiều nơi được quan tâm đầu tư...
Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; 100% số cơ sở đạt tiêu chí giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn ngày một tăng, gấp gần 2 lần so với năm 2011. Tỷ lệ các hộ có nhà kiên cố và khang trang ngày càng tăng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4 lần so với năm 2011.
Với những kết quả đã đạt được, năm 2015 thành phố Hà Nội là một trong 13 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất vì có nhiều thành tích trong thực hiện phong trào xây dựng NTM; nhân dân và cán bộ của 56 xã và 17 cá nhân được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Phát huy những thành tích đã đạt được, chính quyền thành phố đã nhanh chóng đề ra các kế hoạch để xây dựng NTM tại địa phương nhanh, mạnh và bền vững hơn nữa. Trong đó xác định mục tiêu giai 2016-2020 sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn NTM, nhất là các tiêu chí về y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường và thu nhập. Phấn đấu đến năm 2020 thành phố có 80% số xã đạt chuẩn NTM trở lên, 100% số huyện, thị xã đạt NTM.
Theo danviet
Không dễ dãi với việc đánh giá nông thôn mới Liên tiếp những ngày qua, các đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM và HĐND TP.HCM đến 5 huyện trên địa bàn giám sát Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011 - 2015. Liên tiếp những ngày qua, các đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM và HĐND TP.HCM đến 5 huyện trên địa bàn giám sát Chương trình xây dựng...