Khoa Pug ở Mỹ tậu siêu xe tiền tỷ để “giảm áp lực xài tiền”, nhiều dân chơi ở Việt Nam nhìn mà ao ước
“Mình qua đây đi du học, cần xe để đi học. Mình cầm qua đây 500.000 USD thì làm sao để hết? Đi mua xe cho hết chứ các bạn, mua xe để bớt áp lực xài tiền!”, Khoa Pug mở đầu video của mình.
Sau khi gây sốc với thông tin sang Mỹ “vừa xài tiền vừa học tiếng Anh”, Khoa Pug mới đây gây chú ý với video đi chọn siêu xe tại showroom Porsche, Mỹ.
“Mình qua đây đi du học, cần xe để đi học. Mình cầm qua đây 500.000 USD thì làm sao để hết? Đi mua xe cho hết chứ các bạn, mua xe để bớt áp lực xài tiền!” , Khoa Pug mở đầu video của mình.
Khoa Pug chọn nhiều mẫu xe Porsche hạng sang.
Theo đó, Khoa Pug cho biết mình mang theo 500.000 USD (hơn 11 tỷ 500 triệu VND) sang Mỹ và có nguyện vọng sử dụng hết số tiền này trong vòng 1 năm.
“Ở Việt Nam mình mua chiếc Mercedes C300 AMG không phải vì mình thích nó đâu, mà do ở Việt Nam giá xe với giá thuế cao quá nên mua Mercedes đi là “vừa miếng”, chứ tôi là tôi thích Porsche kìa, mà tiền ít thì đâu dám đòi hít dầu thơm nên ngậm ngùi đi C300, bạn nào tinh ý thì biết tôi phá xe cỡ nào, mang C300 lên cày nát đường núi Tây Bắc có ngán đâu, do tôi mua đi tạm chứ không phải thích nên không cần giữ xe” , Khoa Pug nhắc lý do mình mua chiếc Mercedes C300 AMG ở Việt Nam.
“Showroom Porsche mình đến mua nằm ở khu Riverside, cách quận Cam 30 phút chạy cao tốc, showroom này rất to, đủ loại mẫu mã, từ Sedan 4 chỗ như Panamera, Taycan, gầm cao Macan, Cayenne đến 2 cửa như 718, 911 đều có. Sau khi dạo một vòng showroom thì hoa cả mắt, xe cũ xe mới rất nhiều giá, mà tôi chân ướt chân ráo mới qua Mỹ, đường đi còn không rành, biển hiệu còn không rõ, luật lệ thì chưa nắm, thuế phí thì chưa thông mà đã đi mua xe rồi…”, anh chàng tâm sự.
Video đang HOT
Khoa Pug cho biết mình mua xe để “đỡ áp lực xài tiền”.
Sau khi xem qua nhiều dòng siêu xe, nhờ sự hỗ trợ của một nhân viên showroom Porsche là người gốc Việt sống ở Mỹ, Khoa Pug đã chọn được chiếc Porsche 718 Boxster GTS 4.0 có giá gốc là 89.500 USD, tính thuế phí và giá lăn bánh là 115.000 USD (khoảng 2,7 tỷ VND).
“Mình có 500.000 (đơn vị USD), mình đi học bên này hết 25 – 30.000 rồi. Chiếc này là 103.000 nữa là 150.000, mình còn 350.000 để sống 1 năm” , Khoa Pug nói.
Khoa Pug chọn được Porsche 718 Boxster GTS 4.0 giá hơn 110.000 USD.
Theo đó, Khoa Pug tiết lộ mình phải trả giá khi mua xe ở Mỹ vì giá mà showroom đưa ra sẽ chênh lệch nhiều so với giá gốc.
“Đến lúc chốt xe thì mình yêu cầu gặp Salesman biết nói tiếng Việt mình mới làm việc, nói tiếng Anh thì dẹp nghỉ về, vậy là mấy anh Tây nói kêu chờ xíu, để đi kiếm Salesman biết nói tiếng Việt đến tiếp mình. Nói chung là mua xe ở Mỹ phải biết trả giá, Dealer nói thách nhiều lắm, may mình gặp Tony (nhân viên của showroom) biết nói tiếng Việt sơ sơ, chứ không gặp Salesman tiếng Anh sao biết mà hỏi thuế phí này kìa, ngặt một nỗi ngay tại bang California mà nó còn chia thuế theo khu vực, ví dụ ở Los Angeles thuế khác, ở Santa Barbara thuế khác, khá nhức đầu vụ này”, Khoa Pug giải thích về vấn đề mua siêu xe phải trả giá bên Mỹ.
Sự tẩy chay nửa vời nuôi sống các YouTuber chiêu trò
Nói sai, làm bậy nhưng nhiều kênh YouTube như NTN Vlogs, Khoa Pug, Hưng Vlog vẫn tồn tại, kiếm ra tiền. Lý do chính là sự tẩy chay của dân mạng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.
Ngày 24/4, Quỳnh Trần JP bị chỉ trích vì đăng tải clip "ăn bàn chân gấu hầm sâm". Những ngày sau đó, vlogger này vẫn đều đặn mỗi ngày ra một video ẩm thực và đạt lượt xem trung bình 500.000-700.000, ngang bằng các sản phẩm trước.
Cuối năm 2019, Khoa Pug bị "ném đá" vì video dựng chuyện nữ phục vụ Nhật quỳ khóc, cầu xin. Không nhận sai hay xin lỗi, nam YouTuber vẫn hoạt động năng nổ trên nền tảng và có thêm khoảng 1 triệu subscriber trong hơn 1 năm qua.
Chỉ trong vòng 2 tháng cuối năm 2020, Hưng Vlog hai lần bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang xử phạt hành chính vì đăng nội dung phản cảm. Thời điểm đó, kênh này cũng bị tẩy chay và dừng hoạt động một thời gian. Tuy nhiên, vài tháng sau, Hưng Vlog trở lại và có thêm 100.000 subscriber.
Sự phát triển của Quỳnh Trần JP, Khoa Pug hay Hưng Vlog bất chấp lùm xùm, tranh cãi phần nào nói lên sự dễ dãi của một bộ phận người xem. Nói sai, làm bậy nhưng những kênh YouTube này vẫn có thể tồn tại và kiếm ra tiền vì khán giả tẩy chay nửa vời, "ném đá" song vẫn quan tâm, theo dõi.
Hưng Vlog bị phạt hành chính vì đăng clip phản cảm. Ảnh chụp màn hình.
Sự tò mò tai hại
NTN Vlogs là một trong những ví dụ điển hình cho việc mức độ phản đối, tẩy chay của người xem đôi khi lại tỷ lệ nghịch với tốc độ phát triển của một kênh YouTube. Dù vướng hàng loạt lùm xùm vì làm clip vô bổ, nhảm nhí, độc hại, NTN Vlogs lại đang là nhà sáng tạo có lượng người theo dõi cao thứ ba tại Việt Nam với gần 9,6 triệu lượt.
Các clip từng bị chỉ trích trên kênh này thậm chí có lượt xem vượt trội so với những sản phẩm khác. Dù bị chế giễu là "YouTuber bị chỉ trích nhiều nhất Việt Nam", NTN Vlogs lại có thể kiếm được 3.600-58.000 USD/tháng, theo Social Blade .
Thạc sĩ Đinh Hồng Anh, giảng viên Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, từng nói với Zing những làn sóng phản ứng hay phản đối rõ ràng của người xem đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ các kênh chuyên chia sẻ nội dung phản cảm, nhảm nhí.
NTN vẫn được quan tâm sau nhiều lần sử dụng chiêu bài xóa kênh rồi lại tái xuất trên YouTube. Ảnh chụp màn hình.
Khán giả cần tỉnh táo, theo dõi một cách có chọn lọc những nội dung trên mạng xã hội để không bị cuốn theo hay vô tình tiếp tay cho điều xấu bằng lượt xem của mình.
Người xem chính là những "quan tòa lương tâm", biết cách rời đi, không theo dõi, không ủng hộ, không góp phần vào việc giúp người tạo ra nội dung xấu tăng view. Đó là cách phản ứng rõ ràng thẳng thắn, trực diện và hơn hết là ngay lập tức.
"Khi một cộng đồng cùng ấn nút report (báo cáo vi phạm quy tắc cộng đồng theo luật của YouTube) cho kênh và video phản cảm thì tương lai dễ thấy của kênh đó là sự biến mất trên nền tảng. Cần lắm sức mạnh của một cộng đồng tỉnh táo", bà Hồng Anh nói.
Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia truyền thông xã hội Nguyễn Ngọc Long nói thêm: "Quan điểm của tôi là cái gì không thích thì không xem, không share, cảm thấy rất trái với quan điểm của mình thì báo cáo. Rõ ràng, mỗi người phải có hành động thật kiên quyết. Chúng ta không cần phải làm gì đó đao to búa lớn, mà chỉ cần đừng xem vì các kênh YouTube 'sống' được là nhờ có lượt theo dõi".
Tẩy chay - quyền lực lớn nhất của khán giả
Tại Hàn Quốc, nơi nổi tiếng với văn hóa tẩy chay triệt để trong mọi lĩnh vực, các YouTuber mắc sai lầm gần như không bao giờ được trao cho cơ hội thứ hai.
Tháng 12/2020, hai kênh YouTube "Eat with Boki" và Kim Bo-kyem trở thành tâm điểm chỉ trích vì gian lận trong khi quay clip mukbang và không minh bạch sản phẩm quảng cáo.
Sau một đêm, hai kênh này mất khoảng 1 triệu người theo dõi. Trước làn sóng phản đối mạnh mẽ, cả hai phải công khai xin lỗi và tuyên bố tạm dừng hoạt động trong vài tháng. Sau khi trở lại, những kênh này chỉ có thể kiếm tiền từ khán giả quốc tế.
Lừa dối khán giả, Eat with Boki bị tẩy chay tại Hàn Quốc, chỉ có thể kiếm tiền dựa vào fan quốc tế. Ảnh: Eat with Boki.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với các YouTuber khác như Banzz, cặp vợ chồng Josh Carrott - Kook Gabie. Trong khi Banzz mất hơn 1 triệu follow vì quảng cáo thuốc giảm cân sai sự thật, Josh Carrott, Kook Gabie phải tạm dừng sản xuất video sau scandal vi phạm quy tắc cách ly.
Giáo sư nganh truyền thông Yoo Hyun-jae của Đại học Sogang cho biết: "Những lỗi như nói dối để kiếm lợi nhuận thương mại, các giao dịch bất hợp pháp, dàn dựng để lừa dối khán giả... của YouTuber sẽ không có cơ hội để sửa chữa ở Hàn. Người xem cảm thấy ghê tởm với những hành động này và sẽ sử dụng quyền lực lớn nhất của mình là tẩy chay".
Tại Mỹ, thái độ tẩy chay của khán giả với các YouTuber phạm sai lầm cũng khá rõ ràng. Năm 2019, vlogger James Charles đã chứng kiến số lượng người theo dõi kênh chuyên về makeup của mình giảm từ 16,5 triệu xuống còn 14,5 triệu sau "drama" chơi xấu đồng nghiệp. Người này trở thành nhân vật đầu tiên trên YouTube mất đi 1 triệu lượt đăng ký chỉ sau 24 giờ.
Trách nhiệm của nền tảng
Văn hóa tẩy chay của khán giả cũng chỉ là một phần trong câu chuyện hạn chế, xóa bỏ nội dung bẩn trên YouTube. Các giải pháp tiếp theo phải đến từ những quy định đủ quyết liệt của nền tảng và cơ quan pháp luật.
Không phải ngẫu nhiên mà nội dung xấu, gây tranh cãi được nhiều người tập trung khai thác trên YouTube. Mục tiêu chung của các nhà sáng tạo nội dung là kiếm được lượt xem, từ đó có tiền nhờ quảng cáo. Và một trong những cách tiếp cận người xem dễ nhất là dựa vào hệ thống gợi ý của YouTube.
Tuy nhiên, tiêu chí YouTube lựa chọn các video để gợi ý lại không nằm ở chất lượng nội dung mà dựa vào thời gian xem.
Guillaume Chaslot, cựu nhân viên của Google từng làm việc với thuật toán đề xuất, nói: "YouTube sử dụng AI để đề xuất video cho bạn. Tuy nhiên, vấn đề là trí tuệ nhân tạo không được tạo ra để cho bạn thấy thứ mình muốn, mà để bạn nghiện YouTube. Hệ thống đề xuất được thiết kế để tiêu tốn thời gian của người dùng".
Thuật toán của YouTube ưu tiên thời lượng xem thay vì quan tâm đến nội dung clip. Ảnh: QZ.
Chính vì YouTube chú trọng thời gian xem thay vì nội dung, những video về thuyết âm mưu, tin giả sẽ được đề xuất thường xuyên hơn. Các sản phẩm càng nhạy cảm, gây tranh cãi, càng dễ khiến người xem bấm vào, xem lâu hơn và lại càng được hệ thống đề xuất nhiều hơn.
"Chúng ta phải nhận ra rằng hệ thống đề xuất của YouTube độc hại và làm sai lệch mọi sự tranh luận. Hiện tại, hệ thống này thúc đẩy các nội dung nhạy cảm, không bị cấm nhưng thu hút sự quan tâm", Chaslot khẳng định.
Khi YouTube công bố đổi thuật toán để ưu tiên thời gian xem hơn là số lượt xem vào năm 2012, họ cho biết thay đổi này sẽ giúp các nhà sáng tạo nội dung có thời gian xem lâu hơn. Tuy nhiên, nền tảng lại thất bại trong việc kiểm soát nội dung theo hướng tích cực.
"Trên YouTube, những câu chuyện tưởng tượng còn được yêu thích hơn những gì có thật", Chaslot nói.
Khoa Pug bối rối khi tới một nơi như "Sài Gòn thu nhỏ" tại Mỹ, bất ngờ vì được fan nhận ra nhiều hơn cả lúc ở quê nhà Trên đường đi, nhiều người Việt nhận ra Khoa Pug và trò chuyện rất thân thiện, xởi lởi. Sau khi có người bạn đồng hành mới dẫn đường, Khoa Pug đã thuận tiện để đi tới nhiều nơi trên nước Mỹ hơn và giới thiệu tới khán giả quê nhà. Trong vlog mới nhất, chàng YouTuber đã tới Quận Cam (Orange Country), thuộc...