Khoa Jazz tuyển sinh nhạc nhẹ
Khoa Nhạc Jazz mừng tuổi lên 5 bằng đêm nhạc 30/11 tại Phòng Hòa nhạc Lớn, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Nhân dịp này, Trưởng khoa, TS Nguyễn Tiến Mạnh tiết lộ kế hoạch thành lập chuyên ngành Thanh nhạc – cơ hội cho các tài năng trẻ đam mê jazz và nhạc nhẹ được đào tạo bài bản. Hiện giáo trình bộ môn đang trình Bộ VHTT&DL cùng Bộ GD&ĐT phê duyệt.
TS. Nguyễn Tiến Mạnh (đứng) trong buổi gặp gỡ báo giới kỷ niệm 5 năm thành lập khoa Nhạc Jazz.
Ông có thể cho biết sự khác biệt giữa đào tạo thanh nhạc chuyên về jazz so với opera?
Thanh nhạc jazz xuất phát điểm cũng lấy kỹ thuật từ thanh nhạc cổ điển. Đây là xu hướng toàn thế giới rồi. Nói cách khác khi học jazz, ca sĩ phải có kỹ thuật về “nhạc cụ” gần như hoàn hảo, sau đấy mới có thể học về ngẫu hứng. Một trong những đặc điểm lớn nhất của jazz là tính ngẫu hứng tức thì, cùng một bản nhạc mỗi lần chơi một khác, nhưng vẫn tuân thủ cấu trúc vòng hòa thanh và thang âm, rất khoa học.
Video đang HOT
Chuyên ngành này có tuyển những người chưa biết gì về âm nhạc và có nhất thiết phải tốt nghiệp phổ thông?
Thí sinh dưới 18 tuổi vẫn thi vào được, với điều kiện phải vỡ giọng rồi. Có rất nhiều phong cách jazz: swing, cool, bebop, rock, fusion… Mỗi giọng hát lại phù hợp một phong cách, phải định hướng cho các cháu. Ngoài chất giọng, phần thi năng khiếu rất quan trọng. Thí sinh cũng cần có trình độ ngoại ngữ, vì bên cạnh ca khúc tiếng Việt, chương trình giảng dạy có nhiều tác phẩm bằng tiếng Anh.
Để hát được jazz ngoài việc đọc nốt nhạc còn phải biết dịch giọng, biết nhìn thang âm, hòa thanh, hiểu cấu trúc tác phẩm và ngẫu hứng là điều đương nhiên. Vì thế ca sĩ hát jazz cũng cần đào tạo 7 năm trung cấp như nhạc cụ, tiếp đó là 4 năm ĐH. Tôi không dám nhận xét một số nghệ sĩ đang tự nhận mình hát jazz… Thôi cứ để xã hội phát triển trước, rồi mình điều chỉnh dần dần.
Thách thức lớn nhất của khoa trong việc mở chuyên ngành đặc biệt này?
Một trong cái khó khăn nhất là hoàn thiện đội ngũ giảng viên. Chúng tôi đang cử một số đi học ở nước ngoài, đồng thời sẽ mời những giảng viên kỳ cựu như NSƯT Hà Thủy về giảng dạy. May mắn chúng tôi có sự ủng hộ hợp tác to lớn từ Học viện Hàn lâm Âm nhạc Malmo thuộc ĐH Lund, Thụy Điển. Cùng với thanh nhạc, sắp tới chúng tôi mở rộng sang cả trombone, trompet, flute, violon…
Thực tế jazz chưa phải dòng nhạc tính thị trường cao, ông có lo ngành thanh nhạc mở ra sẽ thiếu học sinh?
Nhạc jazz hiện tại nhu cầu xã hội rất cao, học jazz cũng là cách rất tốt để nắm vững các dòng nhạc mà chúng ta gọi là “nhạc nhẹ”. Sinh viên của chúng tôi tốt nghiệp hoặc đang học trung cấp có thể biểu diễn pop-rock tốt rồi. Khoa jazz mới 5 năm thành lập nhưng tổng số sinh viên đã gần 200 các cấp. Các thầy gần như “chạy” hết công suất. Không sợ không có người học mà chỉ sợ không đủ giảng viên.
Theo Báo Mới
Chính phủ đồng ý chủ trương thành lập một trường ĐH tư thục tại TPHCM
Ngày 28/11, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành văn bản về việc chủ trương cho phép thành lập Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương thành lập Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn là trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Chính phủ giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên ngành thẩm định đề án thành lập Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Hệ thống giáo dục Đại Việt vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép thành lập trường ĐH Đại Việt Sài Gòn (ảnh internet)
Tiến sĩ Lê Lâm, Chủ tịch HĐQT hệ thống Giáo dục Đại Việt, cho biết nhằm cụ thể triển khai chiến lược phát triển và hoàn thiện mô hình xã hội hóa giáo dục gồm các cấp, bậc đào tạo thuộc hệ thống, các nhà đầu tư và HĐQT đã chuẩn bị hơn 1000 tỷ đồng để xây dựng và phát triển Trường ĐH Đại Việt Sài Gòn tại TPHCM.
Đây sẽ là trường đại học đa ngành đa lĩnh vực tập trung đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng trình độ cao bậc ĐH thuộc các nhóm ngành mũi nhọn của TPHCM và khu vực. Với mục tiêu giáo dục đại học không vì lợi nhuận của nhà đầu tư, trường góp phần bồi dưỡng, đào tạo và hoàn thiện những sinh viên của trường thành những công dân toàn cầu, những công dân có ích cho xã hội. Nhà trường định hướng đào tạo góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội trong kỷ nguyên số với ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ phục vụ đời sống kinh tế xã hội quốc gia và quốc tế.
Theo ông Lâm, sẽ có phương án xây dựng phát triển trường trong 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (2018 - 2019): đầu tư xây dựng trường tại nội thành và tại Khu chức năng giáo dục thuộc Khu đô thị Tây Bắc. Cơ sở vật chất cao cấp hiện đại đảm bảo cho quản lý và tổ chức đào tạo chất lượng cao theo quy định của chính phủ. Giai đoạn 2 (2020 - 2022): tiếp tục hoàn thiện bổ sung các công trình hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ theo đề án phát triển của nhà trường. 3.
Dự kiến trường tổ chức tuyển sinh và khai giảng khóa đại học đầu tiên vào tháng 9/2019 với chỉ tiêu khoảng 1000 sinh viên. Các khối ngành dự kiến đào tạo theo lộ trình gồm khối Kỹ thuật công nghệ, Kinh tế, Ngoại ngữ và Chăm sóc sức khỏe.
Lê Phương
Theo Dân trí
Y Vân - dấn thân vì nghiệp nhạc Với cá tính sáng tạo riêng biệt của mình, ông tự tin dấn thân vào nghiệp nhạc, tạo tên tuổi vững vàng trong lòng công chúng Ngày này của 26 năm trước (28-11-1992), nhạc sĩ Y Vân, tác giả của những ca khúc nổi tiếng: "Lòng mẹ", "60 năm cuộc đời", "Sài Gòn", "Ảo ảnh"... trút hơi thở cuối cùng. Đúng như nội...