Khóa họp 77 ĐHĐ LHQ: Lãnh đạo các nước cam kết ủng hộ nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học
Các nhà lãnh đạo trên thế giới ngày 20/9 gia tăng cam kết hỗ trợ tài chính và bảo tồn để chống lại cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học toàn cầu khiến hơn 1 triệu loài động – thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Rạn san hô Great Barrier ở ngoài khơi bang Queensland, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Bên lề khóa họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), Đức cam kết đóng góp 1,5 tỉ euro/năm vào quĩ đa dạng sinh học quốc tế, nhiều hơn gấp đôi cam kết hiện nay của nước này.
Cam kết được đưa ra trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh LHQ về đa dạng sinh học (COP15) sẽ diễn ra tại Montreal (Canada) vào tháng 12 tới. Trong phát biểu thông báo cam kết đóng góp mới, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhấn mạnh hội nghị này “phải là bước ngoặt cho nỗ lực bảo tồn của chúng ta. Với khoản đóng góp này, chúng tôi muốn gửi một tín hiệu mạnh mẽ về kết quả tham vọng của COP15 về đa dạng sinh học.”
Video đang HOT
Trong khi Đức cam kết khoản đóng góp lớn nhất trong số các nước công nghiệp, các nước khác thông báo các chiến lược mới, trong đó có một kế hoạch tài trợ cho đa dạng sinh học được Ecuador, Gabon, Anh và một số nước khác ủng hộ.
Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso cho biết kế hoạch này kêu gọi đóng góp từ các chính phủ, các thế chế tài chính, lĩnh vực tư, các nhà hảo tâm…để huy động các nguồn lực cho đa dạng sinh học.
Trong khi đó Thủ tướng Canada Justin Trudeau tái khẳng định cam kết bảo vệ và bảo tồn ít nhất 30% lãnh thổ và lãnh hải của nước này trước năm 2030.
Các nhà kinh tế cho rằng để đảo ngược sự suy giảm đa dạng sinh học vào năm 2030, thế giới cần chi 967 tỉ USD hằng năm.
Theo báo cáo năm 2021 của Diễn đàn kinh tế thế giới, hiện tại khoảng 17% lãnh thổ thế giới được bảo vệ, Tuy nhiên chỉ 7% đại dương toàn cầu được bảo tồn một phần và chưa đến 3% được bảo vệ ở mức cao.
Trên 2.700 con tê giác bị săn bắn tại châu Phi từ 2018 - 2021
Trong giai đoạn 2018 - 2021, có 2.707 con tê giác đã bị săn bắn tại châu Phi, đáng chú ý 90% trong số này đã bị giết tại Nam Phi, chủ yếu là tại Công viên Quốc gia Kruger.
Một cá thể tê giác đen hoang dã tại tỉnh Kwazulu Natal, Nam Phi. Ảnh minh họa: TTXVN
Ngày 22/8, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho biết số vụ săn bắn và buôn bán sừng tê giác đã giảm trong những năm qua, song loài động vật này vẫn đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng bị tuyệt chủng.
Trong báo cáo công bố cùng ngày, IUCN, có trụ sở tại Thụy Sĩ, nêu rõ trong giai đoạn 2018 - 2021, có 2.707 con tê giác đã bị săn bắn tại châu Phi, đáng chú ý 90% trong số này đã bị giết tại Nam Phi, chủ yếu là tại Công viên Quốc gia Kruger. Thống kê cho thấy 80% số tê giác trên thế giới tập trung tại Nam Phi. Báo cáo nêu rõ tỷ lệ săn trộm tê giác ở châu Phi tiếp tục giảm từ mức cao nhất là 5,3% tổng số cá thể vào năm 2015 xuống còn 2,3% vào năm 2021. Ông Sam Ferreira, thành viên nhóm chuyên gia về tê giác châu Phi của IUCN, cho biết nạn săn trộm tê giác giảm về tổng thể là điều đáng khích lệ, nhưng vấn nạn này vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tồn tại của loài động vật .
Báo cáo cho thấy các biện pháp phong tỏa và siết chặt do COVID-19 là yếu tố khiến hoạt động săn trộm tê giác tại một số nước châu Phi giảm trong năm 2020 so với những năm trước đó. Theo số liệu trong báo cáo, Nam Phi đã mất 394 con tê giác trong năm 2020, trong khi đó Kenya không ghi nhận con tê giác nào bị săn trộm. Tuy nhiên, sau khi các biện pháp siết chặt được dỡ bỏ, thì số tê giác bị săn trộm tại một số quốc gia lại gia tăng, ví dụ như Nam Phi và Kenya ghi nhận lần lượt 451 và 6 con tê giác bị săn bắt trong năm 2021. Con số này vẫn thấp hơn so với mức đỉnh của năm 2015 khi Nam Phi mất tới 1.175 con tê giác. Báo cáo cũng cho biết hằng năm, quần thể tê giác châu Phi đã giảm trung bình 1,6%, từ mức 23.562 con của năm 2018 xuống còn 22.137 con vào cuối năm ngoái.
IUCN cho biết số lượng tê giác trắng - vốn được xếp loại nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa - đã giảm gần 12% từ mức 18.067 con xuống còn 15.942 con trong cùng giai đoạn trên. Trong khi đó, số tê giác đen lại tăng 12% lên 6.195 con. IUCN cho rằng để hỗ trợ sự gia tăng số lượng tê giác, cần phải tiếp tục các hoạt động kiểm soát quần thể và chống săn trộm tại các quốc gia khác nhau.
Bên cạnh việc giảm thiểu số vụ săn bắt, dữ liệu được phân tích theo phạm vi và các quốc gia tiêu thụ cho thấy mỗi năm trung bình có từ 575 đến 923 sừng tê giác châu Phi được tiêu thụ trên thị trường trong giai đoạn 2018 - 2020, giảm đáng kể so với khoảng 2.378 sừng trong các năm 2016 và 2017.
Cũng theo IUCN, số lượng tê giác một sừng, vốn tập trung chủ yếu tại Ấn Độ và Nepal, và tê giác Java có xu hướng tăng kể từ năm 2017. Nhờ những nỗ lực bảo tồn, số lượng tê giác một sừng ở Ấn Độ và Nepal đã tăng từ khoảng 3.588 con của năm 2018 lên 4.014 con vào cuối năm 2021, trong khi tổng số tê giác Java tăng từ khoảng 65 và 68 cá thể vào năm 2018 lên 76 cá thể vào cuối năm 2021. Trong khi đó, số lượng tê giác Sumatra lại giảm với khoảng 34 đến 47 con vào năm 2021, so với 40 đến 78 con vào năm 2018.
IUCN xếp loại tê giác Sumatra - loài nhỏ nhất trong tất cả các loài tê giác- vào diện nguy cấp. Theo Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF), trên thế giới, số lượng tê giác Sumatra chưa tới 80 con. Loài này chủ yếu tập trung tại đảo Sumatra và Borneo của Indonesia.
Bảo tồn bền vững và lâu dài loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam Ngày 21/7, UBND tỉnh Hà Giang và Tổ chức bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế (Tổ chức FFI) tại Việt Nam ký kết bản ghi nhớ bảo tồn Voọc mũi hếch và các loài thực vật nguy cấp tại Hà Giang, giai đoạn 2022-2027. Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang và Tổ chức FFI tại Việt Nam ký kết bản...