Khoa học cùng với bé: Làm sao miệng lại phát ra được âm thanh?
Con người có nhiều cách giao tiếp, như viết thư, gửi tin nhắn, vẽ hình, gửi các biểu tượng cảm xúc hay sử dụng tay để diễn đạt thông qua ngôn ngữ kí hiệu.
Nhưng nếu muốn giao tiếp bằng lời nói thì chúng ta phải dùng miệng phát ra âm thanh. Âm thanh phát ra khi chúng ta sử dụng không khí trong hai lá phổi để làm rung các dây thanh nằm trong thanh quản.
Hãy đặt tay lên cổ, chỗ thanh quản, để cảm nhận các dây thanh rung như thế nào.
Muốn biết đâu là thanh quản, hãy sờ lên cổ quãng ở giữa từ cằm xuống xương ức, bạn sẽ thấy 1 cục nhỏ lồi lên, ở nam giới đôi khi nhìn rất rõ cục này lồi lên và chuyển động lên xuống.
Không khí trong phổi đi qua làm các dây thanh quản rung nhẹ nhưng rất nhanh.
Hãy cảm nhận khi các dây thanh quản của bạn rung bằng cách đặt tay lên thanh quản (giống như cậu bé trong hình dưới đây), rồi phát ra âm “a”.
Một cách khác để hình dung ra cách phát ra âm thanh là hãy tưởng tượng phổi của bạn là một quả bóng bơm căng, chỗ thắt nút của quả bóng là dây thanh quản. Khi quả bóng bị thắt nút, các dây thanh quản đóng lại và không khí không đi qua được. Khi gỡ nút này ra, các dây thanh quản được thả lỏng và không khí thoát ra ngoài, giống như khi ta thở ra vậy.
Video đang HOT
Nhưng nếu bạn kéo dài chỗ cuống thắt nút này, không khí sẽ lọt qua từ từ, làm rung đoạn cuống đó và sẽ tạo ra âm thanh.
Tương tự như vậy, các dây thanh quản của bạn rung cũng làm phát ra âm thanh.
Sau đó, âm thanh tiếp tục bị biến đổi khi nó đi qua họng lên miệng và mũi. Lúc này bạn có thể điều khiển luồng không khí âm thanh này bằng môi, lưỡi, răng và vòm họng để tạo ra những âm thanh khác nhau.
Ví dụ như khi bạn nói “a” là bạn đang điều khiển các dây thanh rung cùng với miệng há to và dùng vòm họng để chặn không khí, không cho không khí đi lên mũi. Nếu bạn nói “ê” hoặc “ô”, không khí vẫn rung trong khoang miệng nhưng bạn đã thay đổi khẩu hình (hình dáng, vị trí của môi), nên âm thanh không còn là “a” nữa.
Khi bạn nói tiếng nước ngoài, có một số âm thanh được tạo ra mà không cần dùng dây thanh quản. Ví dụ: bạn hãy thử phát ra âm “ssss” và “zzzz” để thấy rõ sự khác biệt. Khi phát âm hai âm này, hình dáng của miệng và vị trí của lưỡi, môi, răng và vòm họng giống nhau nhưng âm “s” không dùng đến dây thanh như âm “z”.
Hãy thử nói lại hai âm này thật to để cảm nhận rõ hơn khi nào cổ họng bạn rung.
Khi chúng ta nói thầm, âm thanh lại được phát ra bằng cách khác. Khi đó, chúng ta không sử dụng các dây thanh mà chỉ đưa không khí từ phổi lên miệng, lưỡi và môi.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/The Conversation
Mạo hiểm với bầy khỉ đầu chó, báo đốm nhận quả ngọt
Khỉ đầu chó cố lết dậy để tiến về phía bầy đàn nhưng không thành.
Khỉ đầu chó không có nhiều kẻ thù ngoài tự nhiên và một trong số ít những mối đe doạ tính mạng với chúng chính là loài báo, kẻ săn mồi có khả năng leo trèo và tốc độ đáng sợ.
Những con báo ở vườn quốc gia Luangwa, Zambia là những kẻ săn khỉ đầu chó thiện nghệ. Thế nhưng, khi đơn độc đối đầu với con mồi có tính bày đàn như khỉ đầu chó thì báo đốm vẫn phải đối mặt với rủi ro.
Một con khỉ đầu chó bị thương sau lần tấn công của báo đốm
Lần này, con báo đốm mạo hiểm tấn công khỉ đầu chó và nó đã thành công. Một con khỉ đầu chó bị thương khá nặng nằm trên đường trong khi những con còn lại đang đứng gần đó liên tục phát ra âm thanh đe doạ.
Sau khi khiến cho khỉ đầu chó bị thương nằm một chỗ, báo đốm nhẹ nhàng lướt tới bên con mồi. Sự xuất hiện của báo đốm khiến đàn khỉ đầu chó nổi điên, liên tục kêu lên để cảnh báo kẻ thù.
Trong khi đó, con khỉ đầu chó bị thương cố lết một cách yếu ớt về phía bầy của mình. Nhưng nó không thành công khi báo đốm nhận thấy tình hình, nó lao nhanh chóng tới tóm cổ con mồi và tha về phía bụi rậm mặc đàn khỉ đầu chó bao vây xung quanh.
Cuộc đối đầu chỉ kết thúc khi con khỉ đầu chó bị thành mồi ngon cho mẹ con báo đốm.
Báo đốm nhẹ nhàng tiến lại chỗ con mồi
Khỉ đầu chó cố lết dậy để tiến về phía bầy đàn nhưng không thành.
Con báo đốm nhanh chóng tóm cổ con mồi mặc bầy khỉ đầu chó đe doạ xung quanh
Một mình săn khỉ đầu chó, báo đốm cũng phải đối diện nhiều rủi ro
Anh Minh
Theo baodatviet.vn
Vì sao âm thanh lại phá nát được cốc thuỷ tinh? Thủy tinh là một chất rắn vô định hình đồng nhất. Thủy tinh trong suốt, không gỉ, cứng, không cháy, không hút ẩm và thường được sử dụng làm chai lọ, cốc, hay vật liệu trang trí. Thuỷ tinh khá cứng vậy tại sao lại có thể vỡ vụn do âm thanh. Âm thanh là các dao động cơ học của các phân...