Khoa học cùng với bé: Do đâu mà các tấm pin mặt trời sản xuất được điện?
Mặt trời phát ra rất nhiều năng lượng. Hiện nay có rất nhiều nước khai thác nguồn năng lượng này để dần thay thế cho các nguồn khác.
Ví dụ như ở Úc, người ta sử dụng năng lượng mặt trời nhiều gấp 20.000 lần so với năng lượng từ dầu, khí và than. Chừng nào mặt trời còn sống, chúng ta còn có thể sử dụng nguồn năng lượng này, tức là khoảng 5 tỷ năm nữa.
Để thu được năng lượng mặt trời, người ta dùng các tấm pin mặt trời (các tấm quang điện). Mỗi tấm gồm nhiều tế bào quang điện, có nhiệm vụ biến đổi năng lượng mặt trời dưới dạng ánh sáng thành điện.
Các tế bào quang điện tạo trực tiếp sản xuất ra điện từ ánh sáng mặt trời. Đây là công nghệ năng lượng an toàn nhất từ trước đến nay, được sử dụng cho các vệ tinh không gian và những vùng xa xôi hẻo lánh trên Trái Đất, những nơi mà điều kiện sửa chữa rất khó khăn khi xảy ra hỏng hóc.
Các tế bào quang điện hoạt động như thế nào?
Các tế bào quang điện được tạo thành từ các nguyên tử silicon. Các nguyên tử silicon vô cùng bé nhỏ và phải có hàng tỉ tỉ nguyên tử mới tạo nên được một tế bào quang điện.
Mỗi tế bào quang điện chứa một lá silicon tròn, đường kính khoảng 30 cm, và rất mỏng, chỉ bằng 1/3 độ dày của một sợi tóc. Người ta sử dụng nhiệt độ rất cao, lên đến 1.000 để làm biến đổi lá silicon này. Sau đó, một tấm kim loại được đặt xuống dưới lá silicon và bên trên miếng silicon là một tấm lưới kim loại. Mặt có lưới kim loại này sẽ hướng về phía mặt trời.
60 tế bào quang điện được xếp cùng nhau bên dưới một tấm kính để tạo thành một tấm quang điện.
Trên mái nhà này bạn có thể thấy một bình đun nước nóng (góc trên bên trái) và 42 tấm pin mặt trời, mỗi tấm gồm 60 tế bào quang điện nằm dưới lớp kính bảo vệ.
Một hệ thống điện mặt trời gia đình sẽ sử dụng từ 10 đến 50 tấm quang điện đặt trên mái nhà. Còn các nhà máy điện thì sẽ có hàng triệu tấm.
Mỗi nguyên tử silicon chứa vô vàn các hạt hạ nguyên tử (electron) vô cùng nhỏ bé. Mỗi electron mang một bộ nạp điện cũng rất bé nhỏ.
Ánh sáng mặt trời chiếu vào các tấm quang điện sẽ giải phóng một electron của một nguyên tử silicon.
Các electron tự do này có thể di chuyển nhưng do tế bào quang điện được làm một cách đặc biệt nên các electron chỉ có thể di chuyển theo một chiều hướng về mặt tiếp xúc với mặt trời chứ không thể di chuyển ngược lại.
Như vậy mỗi khi mặt trời chiếu sáng vào tế bào quang điện thì có vô số electron chạy lên phía trên tạo thành dòng điện để chúng ta sử dụng cho các thiết bị trong nhà như là đèn, TV và các thiết bị sử dụng điện khác.
Mỗi nguyên tử silicon có một hạt nhân ở giữa cấu tạo từ 14 hạt proton và 14 hạt neutron vô cùng nhỏ bé. 14 hạt electron chạy xung quanh hạt nhân. Thực tế thì một nguyên tử silicon trông không giống hệt như này, nhưng đây là hình mô phỏng để bạn dễ hình dung.
Nếu trời quang, nắng gắt thì càng có nhiều electron được giải phóng và dòng điện càng mạnh, còn trời âm u thì ngược lại, có ít electron được giải phóng và dòng điện yếu đi, có khi chỉ còn thậm chí ít hơn so với ngày nắng to.
Về đêm, các tấm quang điện không sản xuất ra điện và chúng ta cần có ắc qui hoặc các nguồn điện khác để sử dụng.
Các tế bào quang điện đang được sử dụng như thế nào?
Sử dụng tế bào quang điện là cách rẻ nhất để sản xuất điện, rẻ hơn cả các loại than mới hoặc năng lượng nguyên tử. Vì thế điện mặt trời đang được phát triển khắp nơi trên thế giới với tốc độ tăng gấp 5 lần so với điện than và 20 lần so với điện nguyên tử.
Cùng với năng lượng gió, năng lượng mặt trời giúp chúng ta giảm được phát thải các loại khí nhà kính vào khí quyển (là các loại khí gây ra biến đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu đến Trái Đất). Chi phí để sử dụng năng lượng gió và mặt trời rất rẻ và ngày càng rẻ hơn và càng sử dụng nhiều các loại năng lượng này chúng ta càng sớm chấm dứt được việc sử dụng các nguồn năng lượng khác từ than, dầu, khí, nhờ đó mà không làm tổn thương Trái Đất.
Hơn thế nữa, silicon là loại vật chất phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau oxygen. Trên thực tế, thành phần chính của cát và đá chính là silicon và oxygen. Vì thế chúng ta không bao giờ sợ hết silicon để làm ra các tế bào quang điện.
Phạm Hương
Theo dantri.com.vn/The Conversation
Tại sao nước ướt, còn lửa thì nóng?
Đây có thể là một câu hỏi ngớ ngẩn nhưng tại sao nước ướt? Tất cả các giải đáp trước đây về nước không giải thích lý do tại sao nước ướt. Chúng ta chỉ hiểu đơn giản rằng nước đương nhiên là ướt.
Tương tự như vậy, chúng ta cũng hiển nhiên biết rằng lửa tạo ra nhiệt. Nhưng điều gì làm cho lửa nóng?
Theo giải đáp trên website Đại học University of California, Santa Barbara (UCSB), là một chất lỏng, nước không tự ướt, nhưng có thể làm cho các vật liệu rắn khác bị ướt.
Độ ẩm là khả năng của chất lỏng bám vào bề mặt vật rắn, vì vậy khi chúng ta nói rằng một thứ gì đó ẩm ướt thì có nghĩa là chất lỏng dính vào bề mặt vật liệu.
Việc một vật thể ướt hay khô phụ thuộc vào sự cân bằng giữa lực dính và lực liên kết. Có thể hiểu nôm na lực liên kết là hai thứ giống nhau dính vào nhau, còn lực dính là hai thứ khác nhau dính vào nhau.
Lực liên kết là lực hấp dẫn trong chất lỏng khiến cho các phân tử trong chất lỏng "thích" dính lại với nhau. Lực liên kết cũng liên quan đến sức căng bề mặt. Nếu các lực liên kết rất mạnh, thì khoảng cách các phân tử của chất lỏng cực gần và chúng sẽ không lan nhiều ra trên bề mặt của một vật thể.
Ngược lại, lực dính là lực hấp dẫn giữa chất lỏng và bề mặt vật liệu. Nếu lực dính mạnh, chất lỏng sẽ cố gắng và lan ra bề mặt càng nhiều càng tốt.
Vì vậy, bề mặt ướt như thế nào phụ thuộc vào sự cân bằng giữa hai lực này. Nếu lực dính (chất lỏng-rắn) lớn hơn lực liên kết (chất lỏng-lỏng), chúng ta nói rằng vật liệu bị ướt và chất lỏng có xu hướng lan ra ngoài để tối đa hóa sự tiếp xúc với bề mặt.
Mặt khác, nếu lực dính (chất lỏng-rắn) nhỏ hơn lực liên kết (chất lỏng-lỏng), chúng ta nói rằng vật liệu này khô và chất lỏng có xu hướng kết hạt thành một giọt hình cầu và cố gắng giảm thiểu tiếp xúc với bề mặt.
Nước thực sự có lực liên kết khá cao do liên kết hydro, và do đó nó làm ướt bề mặt không tốt bằng một số chất lỏng như acetone hoặc rưụ. Tuy nhiên, nước làm ướt một số bề mặt nhất định như thủy tinh chẳng hạn.
Thêm chất gây tẩy rửa vào nước có thể làm cho nước làm ướt tốt hơn do lực liên kết của nó giảm đi. Các vật liệu chống nước như vải Gore-tex được làm từ vật liệu kỵ nước (không thấm nước) và do đó lực liên kết trong nước (lỏng-lỏng) mạnh hơn nhiều so với lực dính (rắn-lỏng) và nước có xu hướng kết hạt ở bên ngoài của vật liệu và làm nó luôn khô ráo.
Đó cũng chính là lý do để giải thích tại sao cũng là chất lỏng, nhưng mức độ làm ướt giữa nước, dầu ăn, sữa... là khác nhau. Và nếu khi con cái hỏi bạn tại sao nước lại ướt thì không nên trả lời cho chúng biết vì nước là chất lỏng. Vì có những chất lỏng không làm ướt như thủy ngân.
Vậy còn tại sao lửa lại nóng?
Theo trang Thoght.co, lửa nóng vì năng lượng nhiệt (nhiệt) được giải phóng khi liên kết hóa học bị phá vỡ và hình thành trong quá trình đốt cháy. Đốt cháy biến nhiên liệu và oxy thành carbon dioxide và nước.
Để phản ứng diễn ra cần thiết phải có năng lượng phá vỡ liên kết trong nhiên liệu và giữa các nguyên tử oxy, nhưng năng lượng được giải phóng nhiều hơn khi các nguyên tử liên kết với nhau thành carbon dioxide và nước.
Nhiên liệu Oxy Năng lượng Carbon Dioxide Nước Năng lượng nhiều hơn
Cả ánh sáng và nhiệt đều được giải phóng dưới dạng năng lượng. Ngọn lửa là bằng chứng hữu hình của năng lượng này. Ngọn lửa bao gồm chủ yếu là khí nóng.
Than hồng phát sáng vì vật chất đủ nóng để phát ra ánh sáng sợi đốt (giống như đầu đốt bếp), trong khi ngọn lửa phát ra ánh sáng từ các khí bị ion hóa (như bóng đèn huỳnh quang). Ánh sáng lò sưởi là một dấu hiệu rõ ràng của phản ứng đốt cháy, nhưng năng lượng nhiệt (nhiệt) cũng có thể là vô hình.
Tóm lại: Lửa nóng vì năng lượng dự trữ trong nhiên liệu được giải phóng đột ngột. Năng lượng cần thiết để bắt đầu phản ứng hóa học ít hơn nhiều so với năng lượng được giải phóng.
Theo VN Review
Tuyên bố chấn động của NASA về Sao Kim Trước đây, có thể Sao Kim có khí hậu ổn định, có nước trong hàng tỉ năm trước khi bề mặt hành tinh này trở nên "bỏng rát". Mới đây, Viện Khoa học Vũ trụ Goddard của NASA (GISS) đã tạo ra một loạt năm mô phỏng để xem liệu sao Kim có thể có khí hậu ổn định và nước hay không....