Khoa học chứng minh: Ngủ kiểu này sớm muộn cũng dẫn đến bệnh mất trí Alzheimer
Đây đúng là tin không vui với các tín đồ “mê ngủ”, bởi không chỉ gây ra bệnh tim mà ngủ quá nhiều còn tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí Alzheimer hiện chưa có thuốc chữa.
Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra được sự liên kết giữa bệnh Alzheimer với việc ngủ. Họ thấy rằng những người ngủ nhiều hơn 9 giờ trở lên mỗi đêm có sự suy giảm đáng kể về trí nhớ và khả năng giao tiếp – một trong những dấu hiệu ban đầu của chứng mất trí.
Tuy nhiên, việc ngủ quá ít cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn bộ nhớ cực kỳ nguy hiểm. Cụ thể, những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm cũng có nguy cơ mắc các dấu hiệu tương tự.
“Mất ngủ hay ngủ quá nhiều dường như có sự liên kết đến sự suy giảm chức năng nhận thức thần kinh. Nó có thể xảy ra trước khi mắc Alzheimer hoặc các chứng mất trí khác” – Tiến sĩ Ramos, nhà thần kinh học và chuyên gia về giấc ngủ tại Đại học Miami cho hay.
Để chứng minh cho tuyên bố trên, nhóm các học giả từ trường Đại học Miami Miller đã điều tra trên 5247 người gốc Tây Ban Nha trong vòng 7 năm. Tất cả những người tham gia đều trong độ tuổi từ 45 – 75, và là người Latin từ các thành phố như Chicago, Miami, San Diego và Bronx ở New York.
Đây là một phần của Nghiên cứu về Sức khỏe Cộng Đồng Tây Ban Nha trên toàn quốc. Vậy nên, tất cả người tham gia đều đã được kiểm tra nhận thức thần kinh trước khi bắt đầu và kết thúc nghiên cứu. Sau đó các học giả sẽ đánh giá sự chú ý, trí nhớ, ngôn ngữ, thời gian phản ứng và nhận thức của họ để đưa ra tổng quan về sức khỏe não bộ.
Bên cạnh đó, tình nguyện viên cũng được yêu cầu điền vào bảng câu hỏi hàng tuần về thói quen ngủ của họ trong vòng 7 ngày qua. Kết quả cho thấy có khoảng 15% người tham gia luôn có số giờ ngủ trung bình 9 giờ mỗi đêm. Vậy nên các nhà khoa học đã tập trung xem xét và phân tích chỉ số của nhóm này kỹ hơn so với những người khác.
Video đang HOT
Alzheimer ngày càng phổ biến hơn ở độ tuổi trung niên và có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa.
Sau 7 năm, các học giả đã thấy kỹ năng trong học tập của nhóm người này giảm mạnh 22%, khả năng nói lưu loát giảm 20% và trí nhớ giảm 13% so với những người khác.
Tuy nhiên họ vẫn chưa chắc chắn lý do tại sao việc ngủ quá nhiều có thể gây ra chứng mất trí Alzheimer, nhưng họ khẳng định bởi ngủ hơn 9 giờ mỗi tối có sự gián đoạn trong não khiến người bệnh ngủ lâu hơn. Hơn thế nữa, ngủ nhiều có liên quan đến những tổn thương trong não được gọi là chứng tăng sắc tố trắng.
“Chứng này xuất hiện dưới dạng các đốm trắng khi quét MRI và làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức, mất trí nhớ và đột quỵ do nó làm giảm lưu lượng máu lên não. Những bệnh nhân nếu phát hiện sớm sẽ được điều trị kịp thời để ngăn ngừa hoặc làm giảm nguy cơ mắc Alzheimer hiệu quả nhất” – TS. Ramos khẳng định.
Nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Alzheimer, nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về việc ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí Alzheimer, đặc biệt là các bệnh nhân người da đen và Tây Ban Nha.
Chứng mất trí, hay cụ thể là Alzheimer nguy hiểm như thế nào?
Alzheimer là một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Alzheimer chiếm đến 60 – 80% trong các bệnh làm suy giảm trí nhớ. Nó làm người bệnh mất trí nhớ và tư duy đến nỗi gây trở ngại cho cuộc sống thường ngày. Nguy hiểm hơn, Alzheimer sẽ ngày càng nghiêm trọng theo thời gian và dẫn đến tử vong.
Phòng ngừa Alzheimer ngay lúc này không bao giờ là quá muộn.
Theo Hiệp hội Alzheimer báo cáo, hàng năm có đến 850.000 người mắc chứng mất trí trên khắp nước anh, trong số đó thì Alzheimer lại chiếm đến 500.000 người bệnh. Hiện tại con số này dự kiến ngày càng tăng trong những năm tới.
Liệu có thuốc hay phương pháp chữa bệnh không?
Theo các nhà khoa học, hiện tại KHÔNG có cách nào để chữa chứng mất trí Alzheimer cả. Nhưng hiện nay, các loại thuốc mới được nghiên cứu có khả năng làm chậm quá trình phát triển bệnh, và nếu phát hiện sớm thì các phương pháp điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Các phương pháp đơn giản giúp ngăn ngừa Alzheimer ngay từ bây giờ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngay lúc này mọi người nên quan tâm hơn với sức khỏe của bản thân mình và những người xung quanh bằng cách làm những hành động nhỏ này, nguy cơ mắc Alzheimer sẽ ngày càng thấp:
- Kích thích trí não bằng cách đọc sách báo, chơi game trí tuệ…
- Thường xuyên tập thể dục
- Cải thiện chế độ ăn lành mạnh, tốt cho trí não
- Ngủ đủ giấc và tránh ngủ quá nhiều
- Tham gia các hoạt động tập thể và xã hội
- Giao tiếp nhiều hơn
- Hạn chế rơi vào tình trạng stress.
Theo Dailymail/Helino
Có ai ngờ thói quen "vô tội" này lại là dấu hiệu của căn bệnh cực kỳ nguy hiểm của tuổi già
Nói trong khi ngủ là một dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson hoặc chứng mất trí.
Không có nhiều nghiên cứu về việc nói trong khi ngủ. Khi nó được coi là một rối loạn, nghiên cứu có thể được thực hiện. Tuy nhiên, nó được xem thành bình thường thay vì rối loạn. Do đó mọi người ít được thông tin về việc nói trong khi ngủ hơn mức cần thiết. Đúng là nói trong khi ngủ không có nghĩa là hầu hết thời gian. Mặc dù trong một số trường hợp, nói trong khi ngủ có thể là dấu hiệu của một số bệnh hoặc vấn đề tâm thần.
Nói chuyện trong khi ngủ xảy ra đặc biệt ở những đứa trẻ đang học tiểu học. Khoảng một nửa số trẻ đã kể toàn bộ câu chuyện trong giấc ngủ và điều đó hoàn toàn bình thường. Là cha mẹ, bạn có thể nhận thấy điều này và bạn có thể cười về nó vào buổi sáng. Việc nói trong khi ngủ của một người lớn khó nhận thấy hơn.
Thông thường mọi người phát hiện ra rằng họ đang nói chuyện trong giấc ngủ khi họ ở độ tuổi 20 vì đây thường là độ tuổi khi mọi người lần đầu tiên ngủ chung giường với ai đó. Thậm chí sau đó mọi người chỉ chú ý đến nó khi họ đang thức bên cạnh một nửa của mình. Một lần nữa, nói trong khi ngủ không có nghĩa gì nhiều nhưng đó là triệu chứng của một số bệnh nhất định vì vậy bạn nên cảnh giác.
Bạn chưa bao giờ nói trong khi ngủ nhưng bạn đột nhiên bắt đầu làm điều đó khi bạn khoảng 50 tuổi? Có một điều gì đó không đúng. Theo Rafael Pelayo - nhà nghiên cứu về Sức khỏe thuốc ngủ tại Standford Health, khi bạn bắt đầu nói mơ thành tiếng, điều đó có thể có nghĩa là có điều gì đó không ổn trong não của bạn. Ông nói rằng đây có thể là dấu hiệu của chứng mất trí nhớ hoặc bệnh Parkinson. Ông khuyên rằng khi điều này xảy ra, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm hiểu xem bạn có mắc bệnh gì không.
Bạn có tình cờ nói chuyện trong giấc ngủ đêm qua và nó có làm bạn sợ khi biết được? Điều đó không lạ lắm vì tuyên bố của Pelayo có vẻ rất cực đoan và đáng sợ. Không phải nói khi đi ngủ là dấu hiệu mắc chứng mất trí nhớ hoặc bệnh Parkinson. Theo James Rowley từ Trung tâm Y tế Detroit, nói chuyện trong khi ngủ cũng có thể được gây ra bởi căng thẳng, sợ hãi và trầm cảm. Rowley nói rằng khi nói trong khi ngủ được kết hợp với những giấc mơ lo lắng, những cơn ác mộng tái diễn hoặc ngưng thở khi ngủ, bạn nên đến gặp bác sĩ. Có thể bạn bị rối loạn giấc ngủ do một vấn đề tâm thần tiềm ẩn. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, nói trong khi ngủ là hoàn toàn vô hại và không liên quan đến bất kỳ bệnh hoặc vấn đề tâm thần.
Ngọc Huyền
Theo Tips-and-tricks/emdep
Cách phương pháp giúp người già giảm nguy cơ mắc chứng mất trí Những người trong độ tuổi 50-60 nếu được gặp gỡ bạn bè hay người thân hằng ngày, nguy cơ mắc chứng mất trí ít hơn 12% so với những người một vài tháng mới được tiếp xúc với người thân quen. Người cao tuổi tích cực tham gia các hoạt động xã hội và gặp gỡ người thân sẽ giúp giảm nguy cơ...