Khóa 31 nghìn thuê bao phát tán cuộc gọi rác
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), từ đầu năm 2023 đến nay, tổng đài 5656/156 của Bộ TT&TT đã tiếp nhận hơn 570 nghìn phản ánh, trong đó có hơn 104 nghìn phản ánh về các cuộc gọi, tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo, chiếm 18% tổng số phản ánh.
Hiện Bộ TT&TT đã và đang phối hợp với Bộ Công an nhằm quản lý chặt chẽ và có biện pháp xử lý nghiêm đối với những thuê bao phát tán cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo.
Để ngăn chặn tình trạng tin nhắn rác và cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, bên cạnh việc tập trung triển khai các quy định của pháp luật, Bộ TT&TT đã chủ động nghiên cứu, chỉ đạo các đơn vị, các doanh nghiệp viễn thông triển khai nhiều biện pháp, tiêu biểu như kết nối, xác thực cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý nhằm chuẩn hoá thông tin thuê bao, xử lý các trường hợp vi phạm.
Doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả chặn tin nhắn rác. Ảnh minh hoạ
Kết quả bước đầu cho thấy, tính đến tháng 7/2023, các doanh nghiệp viễn thông di động đã loại khỏi hệ thống hơn 7,5 triệu thuê bao có thông tin chưa trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông thường xuyên, chủ động rà soát, nâng cao năng lực các hệ thống chặn lọc tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Trung bình mỗi tháng các các doanh nghiệp viễn thông chặn, khóa 31 nghìn thuê bao có dấu hiệu phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo. Đặc biệt, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện chặn 291 triệu tin nhắn rác.
Cùng với đó, các các doanh nghiệp viễn thông đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) cam kết cùng thực hiện loại bỏ SIM rác tồn kênh và đã thu hồi được 265.000 số, tương đương 26.500 số/tháng, đồng thời xử lý các thuê bao phát tán cuộc gọi rác và thu hồi được 290.000 số, tương đương 29.000 số/tháng.
Video đang HOT
Các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT và doanh nghiệp viễn thông cũng đã tổ chức sàng lọc, xác thực, chuyển hơn 30 nghìn phản ánh về các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo đến các đơn vị của Bộ Công an để phối hợp điều tra xử lý; tuyên truyền, cảnh báo người sử dụng dịch vụ viễn thông về các cuộc gọi lừa đảo; thực thi quy định về quảng cáo chính danh (brandname) theo quy định tại Nghị định số 91/2020/NĐ-CP.
Rõ ràng, với các biện pháp mạnh của Bộ TT&TT thời gian qua như loại bỏ hàng triệu SIM không chính chủ ra khỏi hệ thống, khoá hàng ngàn thuê bao phát tán cuộc gọi rác, chặn hàng chục triệu tin nhắn rác, vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác nhìn chung đã giảm mạnh so với trước song vẫn chưa triệt để.
Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT cho rằng, trong thực tế, tin nhắn rác, cuộc gọi rác là các bản tin hoặc cuộc gọi không mong muốn. Các tin nhắn, cuộc gọi rác này có thể bị phát tán từ các thuê bao không chính chủ và cả thuê bao chính chủ. Nguyên nhân của thực trạng này một phần là bởi sự xuất hiện của hoạt động quảng cáo, tiếp thị từ xa qua điện thoại. Hiện không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đều đang phải “đau đầu” trước vấn nạn này.
Cũng theo lãnh đạo Cục Viễn thông, các tin nhắn, cuộc gọi rác chủ yếu xuất phát từ các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo. Hoạt động này đã được quy định rõ trong Nghị định 91/2020. Theo Nghị định này, doanh nghiệp gửi tin nhắn hay thực hiện cuộc gọi quảng cáo đều sẽ phải có brandname (tên định danh).
Bộ TT&TT sẽ tăng cường thanh tra, nếu cuộc gọi quảng cáo không đăng ký brandname sẽ bị xử phạt hành chính; tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực hệ thống chặn lọc tin nhắn rác, cuộc gọi rác như áp dụng các công nghệ mới để đạt hiệu quả tối đa việc chặn lọc tin nhắn rác, cuộc gọi rác; chủ động theo dõi, kịp thời cảnh báo, tuyên truyền tới người dân các hình thức, dấu hiệu lừa đảo mới.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết: Đối với các tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo, kẻ xấu chủ yếu mạo danh các cơ quan công quyền như Công an, Cảnh sát giao thông, Viện Kiểm sát, Ngân hàng, Bộ TT&TT đã trao đổi với các đơn vị có liên quan để tiến hành thí điểm định danh cuộc gọi của các đơn vị này.
Các nhà mạng đã xây dựng xong giải pháp kỹ thuật và dự kiến trong thời gian tới sẽ triển khai đến các cơ quan quản lý nhà nước, các bộ, ngành, địa phương có liên hệ với người dân. Các cơ quan nhà nước khi gọi đến công dân đều phải có định danh, cuộc gọi phải hiện tên đích danh cơ quan. Khi đó, bất cứ số máy lạ, không hiển thị brandname gọi đến xưng danh đại diện cơ quan công quyền đều là lừa đảo. Với các cuộc gọi được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo, các đơn vị của Bộ TT&TT sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng của Bộ Công an để xử lý.
Ngăn kịp thời 1 cụ già chuyển 900 triệu đồng cho bọn lừa đảo
Công an phối hợp với ngân hàng ngăn chặn kịp thời vụ giả mạo công an yêu cầu bà cụ 77 tuổi sinh sống trên địa bàn Quảng Ngãi chuyển khoản 900 triệu đồng.
Ngày 29-9, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Phòng An ninh mạng) Công an tỉnh Quảng Ngãi, cho biết vừa phối hợp với Ngân hàng Vietcombank Quảng Ngãi ngăn chặn kịp thời vụ giả mạo công an yêu cầu bà cụ 77 tuổi sinh sống trên địa bàn chuyển khoản 900 triệu đồng.
Trước đó, điện thoại của bà NTHV (77 tuổi, ngụ phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi) liên tục nhận được các cuộc gọi từ số máy lạ, nói bà V liên quan vụ án ma túy, rửa tiền mà Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đang điều tra và yêu cầu không được nói cho ai biết.
Do bà V đang sử dụng máy điện thoại sóng 2G nên nhóm gọi điện yêu cầu bà đi mua một máy điện thoại di động smartphone hệ điều hành Android kèm sim Viettel để liên lạc, làm việc.
Do lớn tuổi và không thành thạo thao tác qua điện thoại thông minh nên các đối tượng mất nhiều thời gian để hướng dẫn bà V đăng ký, tạo tài khoản Zalo.
Ảnh minh hoạ
Sau đó, các đối tượng gọi video qua Zalo cho bà với hình ảnh nhiều người mặc sắc phục cảnh sát, trong không gian làm việc giống tại cơ quan công an để nạn nhân tin tưởng, gửi Lệnh bắt giam bà qua Zalo, đồng thời đe dọa bắt giam, yêu cầu bà đi mở tài khoản ngân hàng mang tên mình tại ngân hàng Seabank và rút toàn bộ sổ tiết kiệm đang có để gửi vào nhằm chứng minh việc không liên quan hành vi phạm tội.
Do lo sợ việc bị bắt giam và không nắm rõ quy trình làm việc của cơ quan công an, bà V đã mở tài khoản mang tên mình tại ngân hàng, sau đó đến Ngân hàng Vietcombank Quảng Ngãi tất toán sổ tiết kiệm 900 triệu đồng.
Tuy nhiên, trước hành vi bất bình thường, có dấu hiệu lo lắng, sợ sệt, liên tục nhận điện thoại, nhân viên Ngân hàng Vietcombank đã kịp thời phát hiện, phối hợp với cán bộ Phòng An ninh mạng tìm hiểu sự việc, trấn an tâm lý, ngăn chặn không cho bà V chuyển số tiền 900 triệu đồng cho các đối tượng lừa đảo.
Được biết, đây là số tiền bà đã tích góp trong nhiều năm lao động, làm việc để gửi tiết kiệm, an hưởng tuổi già.
Phòng An ninh mạng khuyến cáo: Người dân cần đề cao cảnh giác trước các số điện thoại lạ, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, không làm theo bất kỳ hướng dẫn nào từ các cuộc gọi giả danh cơ quan thực thi pháp luật.
Khi cần giải quyết công việc với người dân, các cơ quan chức năng sẽ gửi giấy mời làm việc theo quy định. Trường hợp nghi vấn các đối tượng lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.
"Ngay sau khi biết bị lừa đảo, người bị hại nên gọi ngay cho số đường dây nóng của ngân hàng đã mở tài khoản để yêu cầu phong tỏa, ngăn chặn thiệt hại hoặc thao tác đăng nhập mật khẩu internet banking sai 05 lần để hệ thống ngân hàng tự động khóa tài khoản" - cán bộ Phòng An ninh mạng khuyến cáo thêm.
Thu lợi bất chính cả tỷ đồng từ việc bán tài khoản mạng xã hội Nguyễn Thanh Long (SN 1983, ngụ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) đã thuê người khác tạo tài khoản trên mạng xã hội, sau đó bán cho khách hàng ở nước ngoài thu lợi với số tiền trên 1 tỷ đồng. Hám lợi nhỏ, tiếp tay cho tội phạm mua bán tài khoản ngân hàng Ngày 8/3, Công an huyện Thanh Bình (tỉnh...