Khó xử phạt hành vi “tè bậy”?
Việc xử phạt hành vi “ tè bậy” là rất khó, bởi người vi phạm có thể “chối bay chối biến”, trong khi camera không bao phủ hết
Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi, tiểu bậy làm mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường đã được nói tới nhiều và các cơ quan chức năng cũng đề ra nhiều giải pháp nhưng chưa có chuyển biến. Theo Nghị định 155 vừa được Chính phủ ban hành, mức phạt những hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ tăng hàng chục lần liệu có khiến người dân sợ?
Bí quá đành… tè bậy
Hiện hầu hết các thành phố lớn của Việt Nam đang thiếu nhà vệ sinh công cộng (NVSCC), nhất là tại các điểm vui chơi, giải trí. Anh Đỗ Văn Linh (Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: “Cuối tuần trước vợ chồng tôi cho con dạo chơi ở khu vực phố cổ Hà Nội. Sau một hồi đi dạo, hai con muốn đi tiểu khiến bố mẹ đôn đáo tìm nhà vệ sinh. Đến NVSCC trên phố Gia Ngư thấy nhiều người đứng xếp hàng chờ, hỏi người dân còn nhà vệ sinh nào gần đấy không thì được chỉ lên phố Hàng Giầy, Hàng Khay hay Phùng Hưng.
Nhưng cu con không nhịn được nữa nên cả nhà phải vào một quán cà phê uống nước cho con có chỗ đi tiểu. Tuy nhiên, quan sát trên phố đi bộ, tôi thấy không ít người cho con tè bên vệ đường. Để hạn chế tình trạng người dân tè bậy, Hà Nội cần lắp đặt thêm nhiều NVSCC tại các điểm vui chơi, các địa điểm du lịch, chứ hiện giờ khoảng cách giữa các NVSCC còn xa quá”.
Những hành vi tè bậy như thế này vẫn xuất hiện trên phố (Ảnh: KT)
Thiếu nhà vệ sinh là một phần, nhưng phần nhiều vẫn do ý thức người dân. Bởi không ít người hồn nhiên tiểu bậy khi NVSCC ngay gần đó. Ở khu vực Hồ Gươm ngoài 6 NVSCC hiện có 9 đơn vị mở cửa khu vực vệ sinh phục vụ du khách miễn phí. Thế nhưng đi dạo ở Bờ Hồ, tại những chỗ tối, góc khuất vẫn thấy bốc lên mùi nước tiểu nồng nặc.
Video đang HOT
Chị Đinh Thu Trang (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Cứ nói là thiếu nhà vệ sinh nhưng cái chính là mấy ông cứ quen thói tiện đâu xả đấy rồi. Trong khi ý thức của người dân chưa tốt, tôi rất ủng hộ việc tăng mức xử phạt. Tuy nhiên, đã đề ra mức xử phạt thì phải bố trí người xử phạt và việc xử phạt phải thực hiện công bằng, nghiêm minh với mọi đối tượng. Ngoài phạt tiền thì nên bắt người vi phạm quét dọn chỗ họ vừa xả bậy họ sẽ thấy xấu hổ mà không tái phạm. Còn quy định rồi để đấy thì người dân sẽ nhờn luật”.
Chị Trang cho rằng, mỗi người dân nên coi việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là việc của mình, chứ đừng coi đấy là việc của công nhân môi trường thì đất nước mới sạch đẹp, văn minh được. Vì vậy, bên cạnh việc xử lý nghiêm thì việc tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân là cần thiết.
Tăng chế tài cần đi đôi với xử phạt nghiêm minh
Việc thiếu NVSCC sẽ được khắc phục trong thời gian tới. Tháng 8/2016, TP. Hà Nội đã chấp thuận cho một DN tài trợ 1.000 NVSCC. Sau một thời gian triển khai, DN này đã lắp đặt mẫu thí điểm trên đường Trần Nhân Tông. Nếu được TP chấp nhận mẫu nhà vệ sinh này sẽ được nhân rộng trên toàn địa bàn. Khi NVSCC tương đối đầy đủ, thì không có lý do gì để biện minh cho hành vi đi tiểu không đúng nơi quy định.
TS. Trịnh Hòa Bình – Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội, cho rằng, việc tăng mức phạt là cần thiết bởi mức phạt cũ thấp ít khiến người dân nhờn luật. Tuy nhiên, mức phạt đã đủ sức răn đe thì phải xử phạt cho công bằng bởi cùng một lỗi mà xử phạt người này cao, người kia thấp sẽ dẫn đến tâm lý không phục, dễ làm cho người ta phản kháng lại.
Một chiến sĩ công an phường Đức Giang ( Long Biên, Hà Nội) cho rằng, xử phạt hành vi tè bậy cũng khó. Mặc dù vừa nhìn thấy người ta tè bậy nhưng đến lập biên bản xử phạt người ta chối bay đi thì mình làm gì được, bởi camera chưa phủ khắp mọi nơi, trong khi đó mình cũng không thể đưa người ta về đồn xử lý.
Một luật sư của Đoàn luật sư TP. HN cho rằng, theo nghị định, thẩm quyền xử phạt những hành vi vi phạm là công an xã, phường, thị trấn, cán bộ đang thi hành nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng; cán bộ, công chức, viên chức thuộc Ban quản lý rừng, Ban quản lý các vườn quốc gia…
Những lực lượng có thẩm quyền xử lý người vi phạm sẽ trực tiếp bắt quả tang hoặc thông qua các biện pháp nghiệp vụ, ghi hình… Tuy nhiên, các lực lượng làm nhiệm vụ xử phạt chắc chỉ có công an xã, phường là người dân còn sợ mà nộp phạt, trong khi lực lượng này còn mỏng và kiêm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ.
Theo vị luật sư này, nên có lực lượng chuyên trách thì việc xử phạt sẽ hiệu quả hơn. Hiện đã có 2 nghị định phạt tiền với hành vi này nhưng rất ít người bị xử phạt. Nếu tăng chế tài xử phạt mà không thực hiện dễ làm cho người dân nhờn luật.
(Theo VoV)
"Tè bậy" ngoài đường có thể bị phạt tới 3 triệu đồng
Theo nghị định 155 của Chính phủ, từ ngày 1/2/2017, hành vi đi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt hành chính số tiền lên đến 3 triệu đồng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 1/2/2017.
Trong đó, Nghị định cũng quy định tăng mức phạt tiền với hành vi gây mất vệ sinh, "tè bậy" ra khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng (quy định cũ 50.000-100.000 đồng) với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.
Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng (quy định cũ 200.000-300.000 đồng) với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.
Phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng (quy định cũ 300.000-400.000 đồng) với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc vào hệ thống thoát nước mặt trong khu đô thị.
Khoản 2 điều này quy định, phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 (quy định cũ 1.000.000-2.000.000 đồng) với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.
Bên cạnh đó, đối các khu công nghiệp, tái chế... nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường sẽ bị phạt từ 5-500 triệu đồng.
Trong đó, mức xử phạt cao nhất từ 400-500 triệu sẽ được áp dụng cho hành vi không trang bị hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định.
Riêng về vấn đề bảo vệ môi trường biển, đối với hành vi đổ các loại hóa chất độc hại, chất thải rắn, nước thải không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật xuống vùng biển thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên... sẽ bị phạt từ 250 - 500 triệu đồng.
Đặc biệt, phạt tiền từ 500 triệu đồng - 1 tỷ đồng đối với hành vi đổ chất thải nguy hại, chất thải có chứa chất phóng xạ xuống vùng biển Việt Nam, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
(Theo Soha News)
Loại trừ nạn "xả bậy" ở nơi công cộng: Xử phạt nghiêm để điều chỉnh hành vi Khi bức ảnh chụp người đàn ông đi ô tô mở cửa xe, rồi ngang nhiên "xả" thẳng vào dải phân cách ở ngã tư Huỳnh Thúc Kháng - Láng Hạ được tung lên mạng, thì dư luận hình như đã... "hết chịu nổi", yêu cầu phải truy tìm bằng được danh tính của người này. Tuy nhiên, nếu chỉ tìm ra được...