Khó vay vốn, ngư dân không mặn mà đóng tàu
Nghị định 17/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 ra đời nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản. Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện, nhiều ngư dân cho rằng vẫn khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn đóng tàu đánh bắt cá xa bờ.
Ngư dân khó tiếp cận vốn vay để đóng tàu công suất lớn.
Theo Điều 4, Nghị định 67 quy định, chủ tàu đóng mới tàu cá vỏ thép có thể vay vốn tối đa lên đến 95% tổng giá trị đầu tư. Như vậy, để đóng một con tàu vỏ thép, chủ tàu chỉ cần nộp đối ứng 5% tổng giá trị đầu tư. Số tiền còn lại sẽ được ngân hàng thương mại cho vay. Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất theo từng năm.
Tuy nhiên, với Nghị định 17 thì chủ tàu phải bỏ 100% kinh phí đóng mới tàu cá. Sau đó Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ 1 lần với định mức hỗ trợ tối đa không quá 8 tỷ đồng/tàu.
Video đang HOT
Cụ thể, tàu cá có tổng công suất máy chính từ 800 CV đến dưới 1.000 CV, chủ tàu được hỗ trợ 35% giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 6,7 tỷ đồng/tàu; tàu cá có tổng công suất máy chính từ 1.000 CV trở lên, chủ tàu được hỗ trợ 35% giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 8 tỷ đồng/tàu.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, thực hiện Nghị định 67, huyện Quỳnh Lưu có 52 tàu được đóng mới (trong đó có 4 tàu vỏ thép), với tổng kinh phí đã được giải ngân là 380,18 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị định 17 trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu vẫn không có con tàu mới nào được đóng do ngư dân không mặn mà với cách triển khai nguồn vốn như đã nói; do ngư dân phải tự tìm nguồn vốn để đầu tư, sau khi hoàn thành con tàu mới được hỗ trợ.
Vì rằng đa số ngư dân muốn có tàu mới phải trông cậy vào việc vay ngân hàng thương mại (có thế chấp), không đơn giản chút nào.
Đóng mới đã khó, việc chuyển đổi (bán) cho chủ tàu chủ tàu khác theo Nghị định 17 cũng lại khó. Vì rằng người mua phải nhận toàn bộ khoản nợ vay từ chủ tàu cũ, bao gồm cả nợ gốc quá hạn và lãi phát sinh mà chủ tàu cũ chưa trả cho ngân hàng trước thời điểm bàn giao.
Một cán bộ Chi cục Thủy sản Nghệ An cho biết, Nghị định 17 hỗ trợ tối đa 35% tổng giá trị chiếc tàu, nên một số chủ tàu đăng ký vay 30% tổng giá trị đầu tư, nhưng ngân hàng vẫn chưa chấp thuận. Vì vậy, nhiều ngư dân không xoay được nguồn vốn đầu tư, đành gác lại ước mơ sở hữu tàu composite công suất lớn.
Nguyên nhân khiến các ngân hàng thương mại ngại cho ngư dân vay vốn đóng mới tàu theo Nghị định 17 là lo phát sinh nợ xấu. Bởi thực tế, toàn tỉnh Nghệ An có 104 chủ tàu được các ngân hàng cho vay đóng tàu theo Nghị định 67 với dư nợ cho vay 860 tỷ đồng. Hiện nay tình trạng nợ xấu trong vay vốn đóng tàu mới và cải hoán tàu cá theo Nghị định số 67 ở các địa phương có chiều hướng gia tăng.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước thì hiện có 42 chủ tàu nợ quá hạn, chiếm 41% tổng số chủ tàu đang được ngân hàng cho vay vốn với dư nợ 343 tỷ đồng, chiếm 48,8% tổng dư nợ. Số dư nợ gốc bị chuyển quá hạn là gần 60 tỷ đồng; trong đó, 29 chủ tàu bị chuyển nợ xấu, dư nợ xấu là hơn 210 tỷ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ.
Thống kê của Chi cục Thủy sản Nghệ An, thực hiện Nghị định 17 của Chính phủ, đến nay Nghệ An có 3 tàu cá vỏ thép được đóng mới, với tổng mức đầu tư 72 tỷ đồng; trong đó ngư dân đầu tư 48 tỷ đồng, Nhà nước hỗ trợ 24 tỷ đồng.
Sau một năm đưa vào khai thác, sử dụng nhưng các tàu này chưa được nhận hỗ trợ nguyên do đến nay nguồn chính sách chưa bố trí nên ngư dân gặp rất nhiều khó khăn. Trung bình mỗi năm, mỗi con tàu được đóng theo Nghị định 17 phải trả lãi cho ngân hàng là 1,8 tỷ đồng.
Tiếp tục kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành vay vốn
Sở Du lịch TPHCM vừa thông tin đang tiếp tục kiến nghị Ngân hành Nhà nước Chi nhánh TPHCM hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) lữ hành vay vốn ưu đãi do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Thống kê sơ bộ cho thấy, mới có 14/50 doanh nghiệp được xem xét hỗ trợ. Lý do một số DN chưa được xét vay, ngân hàng giải thích rằng nhóm DN này thuộc đối tượng rủi ro cao. Về phía các DN nhận định, ngân hàng đã làm đúng nghiệp vụ nhưng áp dụng máy móc, thiếu linh hoạt. Vì DN lữ hành khó có tài sản thế chấp, khó chứng minh khả năng trả nợ chưa kể tới đây, tình hình thị trường còn nhiều biến động do dịch Covid-19 trên thế giới diễn biến phức tạp. Theo đó, DN kiến nghị, trong tình hình hiện nay, Nhà nước cần có các chính sách bảo hộ DN cụ thể. Chẳng hạn như cho DN dùng giấy chứng nhận ký quỹ để vay bảo đảm.
Trước đó, Hội đồng Tư vấn Du lịch (Tổng cục Du lịch) đề xuất chính sách tạo điều kiện và bảo lãnh tín dụng của Chính phủ thông qua hệ thống ngân hàng với giá trị lên đến 150.000 tỷ đồng, tương đương 25% doanh thu của ngành du lịch trong năm 2019 nhằm giúp DN trong ngành. Với gói này, người vay phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thể hiện là DN du lịch, lữ hành; có vốn điều lệ tối thiểu 3 tỷ đồng; có tối thiểu 10 lao động toàn thời gian; có bằng chứng đã đóng bảo hiểm xã hội, nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng (VAT). Mức vay tối đa của từng DN bằng tổng thuế VAT, thuế thu nhập DN và bảo hiểm xã hội đã đóng trong năm 2019. Lãi suất bằng lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước ở thời điểm rút vốn vay 0,5%, cố định trong 6 tháng và điều chỉnh theo lãi suất tái cấp vốn tại thời điểm 0,5%. Việc cấu trúc như trên giúp ngân hàng dễ thực hiện; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp sớm hoàn trả các khoản vay.
Doanh nghiệp vẫn khó vay vốn Chính sách hỗ trợ DN vượt qua đại dịch Covid-19 đã được Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương triển khai. Tuy nhiên, theo nhiều DN, hiện mức độ hỗ trợ vẫn còn thấp, những DN muốn tiếp cận nguồn vốn ưu đãi còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, mong mỏi của DN là Chính phủ có những giải pháp...