Kho tư liệu cực quý về chủ quyền biển đảo Việt Nam
Bên cạnh cảnh đẹp và đặc sản hấp dẫn, đảo Lý Sơn còn là một địa danh ghi dấu công cuộc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) là nơi lưu giữ nhiều tài liệu quan trọng chứng minh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam từ bao đời nay. Hiện nay, những hình ảnh, tư liệu, hiện vật quy gia ấy đã được quy tụ tại Bảo tàng hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa đặt tại trung tâm của đảo.
Bảo tàng là nơi trưng bày hơn 100 tư liệu, hiện vật về Đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, những lực lượng thực thi chủ quyền biển đảo Việt Nam trong suốt nhiều thế kỷ. Sau đây là một số hiện vật tiêu biểu được trưng bày tại đây,
Mô hình ghe câu ngày xưa các chiến binh kiên trung đã từng vượt sóng.
Bài vị thờ những người lính biển đã hi sinh khi thực thi nhiệm vụ.
Một số đồ dùng cá nhân của hải đội Hoàng Sa mang theo khi hoạt động trên biển.
Video đang HOT
Dầu rái và xơ đay, dùng để xử lý thuyền khi bị lậu nước.
Bộ sưu tập bản đồ cổ của Việt Nam có thể hiện quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Các tư liệu Hán Nôm khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Các tư liệu quốc tế khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Bộ sưu tập thư tịch cổ Việt Nam về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bộ sưu tập bản đồ Trung Quốc không có sự hiện diện của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Mô hình cột mốc chủ quyền đặt tại quần đảo Hoàng Sa thời Pháp thuộc.
Lệnh điều động quân nhân thay quân trấn giữ ở quần đảo Hoàng Sa năm 1969 của chính quyền Sài Gòn.
Tư liệu về các binh sĩ chính quyền Sài Gòn tử trận trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sangày 19/1/1974.
Bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa trong sách địa lý cổ của phương Tây.
Theo_Kiến Thức
Ngư dân vươn khơi bám ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa
Ngư dân miền Trung đang ngày đêm bám biển, chung tay khẳng định và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng Hoàng Sa, Trường Sa.
Với ngư dân Việt Nam, Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi là ngư trường truyền thống. Ngày ngày, trên hai ngư trường này luôn có sự hiện diện của những ngư dân đất Việt, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Những ngày này, ngư dân tỉnh Quảng Ngãi tất bật chuẩn bị nhu yếu phẩm cho một chuyến hải trình dài ngày. Từ bao đời nay họ đã gắn chặt với ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.
Tàu cá vỏ thép đóng theo Nghị định 67 hành nghề cá đầu tiên của ngư dân Lý Sơn được đưa vào sử dụng
Ngư dân Lê Đủ, ở huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ: "Bà con ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt càng ngày càng khó khăn. Nhưng dù khó khăn thế nào đi nữa thì vẫn quyết tâm bám biển đến cùng, trước là làm kinh tế, sau là giữ đảo quê hương chúng ta, ta vẫn cứ bám biển thôi"
Với ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, ra Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ đơn thuần mưu sinh mà sự có mặt của họ trên vùng biển đảo quê hương đã minh chứng và khẳng định: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khẳng định: "Với tinh thần và ý chí bất khuất của ngư dân biển đảo, với truyền thống yêu nước, ngư dân chúng tôi vẫn vươn khơi bám biển trên 2 ngư trường truyền thống là Hoàng Sa và Trường Sa để khẳng định chủ quyền của Tổ quốc; nói lên tiếng nói với thế giới rằng, đây là vùng biển của Việt Nam không thể tách rời".
Sự kiên trì và lòng quyết tâm bám biển Hoàng Sa, Trường Sa của ngư dân đã mang đến cho họ cuộc sống sung túc, khấm khá.
Ngư dân Huỳnh Muộn, ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết vẫn lo máy móc, tàu bè để vươn ra xa để làm ăn, quyết tâm bám biển ở Trường Sa, Hoàng Sa./.
CTV Tiến Công
Theo_VOV
Vạch trần kịch bản bán vật gia bả 'ohồ lô bát tiên'... lừa bạc tỉ Tại TP.HCM, kẻ môi giới đang tung tin, hồ lô bát tiên là cổ vật gia truyền có từ thời Minh, Thanh giúp hóa hung thành cát, tiêu trừ bệnh tật, bảo trợ sức khỏe. Chúng dựng lên đủ chuyện và "hô biến" với mức giá trên trời khiến không ít người sập bẫy. Hoá hung thành cát? Sáng 9/5, ông N.M.T. (49...