Khó tin lò phản ứng hạt nhân hoạt động…500.000 năm
Còn nhiều bí ẩn chưa có lời giải về lò phản ứng hạt nhân cổ xưa nhất thế giới cách khoảng 1,8 tỷ năm, hoạt động an toàn trong 500.000 năm.
Còn nhiều bí ẩn chưa có lời giải về lò phản ứng hạt nhân cổ xưa nhất thế giới cách khoảng 1,8 tỷ năm, hoạt động an toàn trong 500.000 năm.
Lò phản ứng hạt nhân cổ xưa nhất thế giới cách đây khoảng 1,8 tỷ năm, hoạt động an toàn trong 500.000 năm ở Oklo là công trình khoa học kỹ thuật vĩ đại, đến nay vẫn chứa nhiều bí ẩn chưa có lời giải.
Năm 1972, một công nhân làm việc ở nhà máy hạt nhân Pháp bất ngờ phát hiện điều gì đó đáng ngờ sau khi phân tích uranium thu được từ mỏ khoáng sản ở Châu Phi. Nhiều chuyên gia của Ủy ban năng lượng nguyên tử Pháp (CEA) khi đó cũng thấy lúng túng.
Bình thường, uranium tự nhiên sẽ tồn tại ở ba dạng uranium-238(99,284%), uranium-234(0,0058%) và uranium-235(0,72%).
Tuy nhiên, trong trong mẫu phân tích uranium thu ở Oklo, Galon, thuộc Tây Phi, các chuyên gia Pháp chỉ thấy, uranium chỉ chiếm khoảng 0.717%. Sự khác biệt rất nhỏ này, đủ để các nhà khoa học Pháp khẳng định có sự khác lạ trong mẫu khoáng vật.
Lò phản ứng nguyên tử cổ xưa cách đây 1,8 tỷ năm ở Oklo, Galon.
Uranium 235 được tìm thấy ít hơn bình thường, chứng tỏ nó đã được qua chiết luyện. Sự việc này làm chấn động cả giới khoa học thời bấy giờ. Ngay sau đó, các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới tập trung lại, bắt tay vào nghiên cứu để tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra với uraniumum đến từ Oklo.
Sau một loạt cuộc phân tích, tìm hiểu kỹ càng, các nhà khoa học sửng sốt khi phát hiện ra nơi đây vốn tốn tại lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn tiên tiến, vượt xa ngoài khả năng, kiến thức khoa học tại thời điểm đó.
Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng lò phản ứng hạt nhân Oklo đã được sử dụng từ khoảng 1,8 tỷ năm trước và vận hành trong khoảng thời gian ít nhất là 500.000 năm. Nó có khả năng phát ra năng lượng một cách an toàn, ổn định tới hàng trăm ngàn năm sau mà vẫn không xảy ra một vụ nổ hủy diệt nào. Theo họ, với trình độ kỹ thuật của con người hiện nay vẫn chưa thể làm được điều đó.
Video đang HOT
Họ cũng tìm thấy nhiều dấu vết là những sản phẩm phân hạch và nhiên liệu chất thải tại các địa điểm khác nhau trong khu vực.
Lò phản ứng hạt nhân hiện đại của chúng ta ngày nay thực sự khó có thể so sánh về cả thiết kế lần chức năng với lò hạt nhân Oklo. Theo kết quả nghiên cứu, lò hạt nhân Oklo dài vài km, ảnh hưởng nhiệt độ đối với môi trường chỉ giới hạn trong phạm vi 40 mét ở tất cả các mặt. Chất thải phóng xạ vẫn được cản lại bởi những nguyên tố địa chất ở xung quanh và không lan ra ngoài khu vực gây nổ.
Bên trong lò phản ứng hạt nhân Oklo, Galon
Với khả năng tiết chế phản ứng tức là khi phản ứng bắt đầu diễn ra, tự nó có thể kiểm soát sản lượng tạo ra. Do đó, có thể ngăn chặn thảm họa nổ lớn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng lò phản ứng hạt nhân Oklo là thành tựu của tự nhiên chứ không phải do con người xây dựng nên. Họ cũng cho rằng nước ngầm chính là nhiên liệu để tản nhiệt, tương tự với phản ứng hạt nhân hiện đại sau này, sử dụng trục ngăn than chì cadium để bảo vệ lò phản ứng khỏi bị nổ. Tất cả đều diễn ra tự nhiên, sẵn có ở lò phản ứng Oklo.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng, nó không thể là sản phẩm của tự nhiên được. Bởi lẽ, theo họ tự nhiên không thể thỏa mãn được điều kiện kỹ thuật vô cùng nghiêm ngặt của các phản ứng dây chuyền trong sản xuất điện hạt nhân.
Tiến sĩ Glenn T. Seaborg, cựu thành viên ủy ban năng lượng nguyên tử Mỹ, người từng đạt giải Nobel về việc tổng hợp những nguyên tố nặng, chỉ ra rằng để uranium cháy trong phản ứng hạt nhân cần những điều kiện phải thật chính xác. Ví dụ như nước tham gia vào phản ứng hạt nhân phải thật tinh khiết. Thậm chí, chỉ một vài phần triệu tạp chất sẽ gây hại cho phản ứng. Vấn đề ở đây rằng nước tinh khiết không tồn tại trong tự nhiên ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Theo infornet
Theo_Kiến Thức
4 lỗ hổng nguy hiểm trong thỏa thuận hạt nhân Iran
Giới phân tích nhận định thỏa thuận khung giữa Mỹ và Iran chỉ làm chậm tiến độ chứ không thể ngăn quốc gia Hồi giáo chế tạo vũ khí hạt nhân.
Cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran mang tới kết quả nhất định. Ngày 2/4, Iran và Mỹ ký thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của Tehran. Giới chức hai nước xem đây là một thỏa thuận lịch sử.
Tuy nhiên, giới phân tích chính trị thế giới tỏ ra hoài nghi về thỏa thuận khung này. Zalmay Khalilzad, nhà phân tích cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington. Cựu đại sứ Mỹ ở Iraq, Afghanistan và Liệp Hợp Quốc nêu 4 lỗ hổng đáng lo ngại trong thỏa thuận mới.
Điện hạt nhân không phải là mục tiêu số một của Iran
Xét ở góc độ kinh tế, khả năng Iran sử dụng năng lượng hạt nhân để sản xuất điện rất thấp. Tehran có trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên - hai loại nguyên liệu rẻ hơn nhiều so với năng lượng hạt nhân trong việc sản xuất điện.
Sau khi Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất kết thúc, Tổng thống Iran khi đó là Hashimi-Rafsanjani nói: "Để tránh số phận của Iraq, Iran phải có vũ khí hạt nhân".
Iran ký Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) nhưng họ có một chương trình phát triển vũ khí hạt nhân bí mật. Có thể các kỹ sư của họ đang làm việc tại một cơ sở trong lòng đất. Các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) vẫn chưa thể tìm hiểu các cơ sở này vì Tehran không chịu hợp tác.
Hành động của Iran trong 35 năm qua cho thấy vũ khí hạt nhân luôn là mục tiêu cuối cùng của họ. Nhưng do các nhu cầu về kinh tế, chính trị trước mắt, giới lãnh đạo Tehran sử dụng chiến thuật nhượng bộ để nới lỏng các biện pháp trừng phạt trong từng thời kỳ.
Thỏa thuận không thể ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân
Lò phản ứng hạt nhân nước nặng IR-40 ở Arak. Giới phân tích cho rằng, thỏa thuận mới chỉ là bước lùi tạm thời của Iran trong nỗ lực sở hữu vũ khí hạt nhân. Ảnh: AP
Nội dung thỏa thuận khung không hạn chế chương trình làm giàu uranium của Iran mà chỉ thay đổi về thời gian. Nó cấm Iran tái chế uranium và plotonium, giảm kho dự trữ uranium làm giàu ở mức thấp, hạn chế phát triển các máy ly tâm tiên tiến.
Tehran sẽ phải mất lần lượt 10 năm và 15 năm để làm giàu uranium và plotonium ở mức đủ lớn để sản xuất vũ khí hạt nhân. 15 năm có vẻ dài, nhưng với một quốc gia, mốc thời gian này rất ngắn.
Thỏa thuận mới còn tạo ra một tiền lệ xấu cho các nước đối thủ của Iran trong khu vực. Đặc biệt, Arab Saudi có thể noi gương Tehran trong tham vọng hạt nhân của họ.
Tehran có thể qua mặt các thanh sát viên quốc tế
Các bên vẫn chưa công bố chi tiết về các quy trình kiểm tra đối với thỏa thuận cuối cùng. Các công nghệ, kỹ thuật thu thập thông tin tình báo cho các hoạt động kiểm tra ngày một tinh vi hơn, nhưng không có nghĩa là các thanh sát viên có thể phát hiện mọi thứ ở Iran.
Có thể Tehran đã xây dựng một cơ sở làm giàu uranium và plutonium trong lòng đất ở một nơi xa xôi nào đó. Các hoạt động tranh tra sẽ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt với một quốc gia luôn có giải pháp tinh vi cho quyết tâm sở hữu vũ khí hạt nhân.
Điều may mắn có thể đến khi một người nào đó trong chương trình hạt nhân Iran tiết lộ thông tin, nhưng phương Tây không thể chỉ dựa vào may mắn.
Nếu Iran vi phạm, không ai dám chắc họ sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt ngay lập tức
Thỏa thuận khung quy định rằng nếu Iran vi phạm, các lệnh trừng phạt sẽ tự động được áp đặt trở lại, nhưng đó chỉ là lý thuyết. Iran có yêu cầu riêng trong việc gỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Ngoài ra, liệu Nga và Trung Quốc tự động áp đặt lệnh trừng phạt khi Iran vi phạm hay không?
Cơ chế xác định sự vi phạm của Tehran không thực sự rõ ràng. Thực tế ấy có thể dẫn đến các tranh cãi kéo dài, gây khó khăn cho các bên liên quan, đặc biệt là Moscow và Bắc Kinh. Ngay cả các đồng minh của Mỹ ở châu Âu có thể thỏa hiệp với Tehran để tránh tái áp đặt lệnh trừng phạt vì lợi ích kinh tế. Iran có thể tận dụng khoảng thời gian mà cộng đồng quốc tế tranh cãi để sản xuất vũ khí hạt nhân.
Nhà phân tích Zalmay Khalilzad kết luận, thỏa thuận khung không cung cấp cơ chế để giải quyết câu hỏi về quy mô quân sự của Iran. Thậm chí nó có thể mở đường cho sự đột phá trong công nghệ tên lửa của Tehran và tăng khả năng bá chủ khu vực.
Người Mỹ sẽ cảm thấy tự tin hơn nếu Thượng viện phê chuẩn thỏa thuận, tương tự như Hiệp ước Giảm vũ khí tiến công chiến lược Start mà họ ký với Moscow.
Theo_Giáo dục thời đại
Iran và P5+1 khởi động cuộc đàm phán quyết định Hôm nay, Iran và nhóm P5 1 sẽ bước vào cuộc đàm phán quyết định về chương trình hạt nhân của Tehran nhằm đạt được một thỏa thuận khung vào trước ngày 31/3, giúp chấm dứt những tranh cãi kéo dài 12 năm qua. Iran và các cường quốc phương Tây đang đứng trước cơ hội lịch sử trong vấn đề hạt nhân...