Kho tiền ngàn tỷ USD bốc hơi: Trung Quốc mất kiểm soát?
Trung Quốc đang đối mặt với một tình huống tiến thoái lưỡng nan: đồng NDT giảm giá và tốc độ giảm dường như vượt ngoài tầm kiểm soát. Nó đang gây ra rất nhiều rủi ro cho Trung Quốc, từ việc dòng vốn tháo chạy khỏi nước này cho tới những rủi ro tiềm tàng trong quan hệ với các nước.
Diễn biến không ngờ
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) vừa công bố số liệu cho thấy dự trữ ngoại hối nước này trong tháng 11 giảm xuống mức thấp nhất trong gần 6 năm qua.
Lần đầu tiên kể từ tháng 3/2011, dự trữ ngoại hối xuống sát ngưỡng 3.050 tỷ USD sau khi “bốc hơi” mất gần 70 tỷ USD. Ngưỡng tâm lý 3.000 tỷ USD có thể cứ điểm mà PBoC sẽ cố gắng giữ vững.
Tuy nhiên, điều này có vẻ như không hề dễ dàng. Trung Quốc đang rơi vào một tình cảnh hết sức khó khăn, tiến thoái lưỡng nan. Dường như những toan tính của các cơ quan quản lý nước này đã không có kết quả như mong muốn. Hơn thế, tình hình trong nước cũng như thế giới có thể sẽ còn diễn biến khôn lường sau những tuyên bố của tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc đối mặt với tình trạng đồng NDT giảm giá mạnh.
Liên tục trong 5 tháng vừa qua, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc suy giảm. Đáng chú ý là mức giảm luôn vượt dự báo của các chuyên gia, nhà kinh tế trong và ngoài nước.
Trong khi đó, đồng NDT gần đây đã xuống mức thấp nhất trong tám năm so với USD. Tỷ giá trung tâm của đồng NDT đã vượt qua ngưỡng 6,9 NDT đổi 1 USD. Tính từ đầu 2016 tới nay, đồng NDT đã giảm khoảng 5-6% sau khi đã tụt giảm ở mức tương tự trong vòng hơn 4 tháng cuối 2015, từ sau cú sốc tháng 8/2015, khi NHTW Trung Quốc đưa cơ chế quản lý đồng NDT chuyển từ neo buộc sang thả nổi có điều chỉnh so với đồng USD của Mỹ.
Theo PBOC, quyết định thay đổi cách định giá đồng NDT hàng ngày là một cải cách mang tính thị trường. Nhưng trên thực tế, rất nhiều người nghi ngờ điều này.
Video đang HOT
Tốc độ giảm giá dần đều trong hơn 11 tháng năm 2016 là điều trái hoàn toàn với những lời trấn an của chính quyền Trung Quốc. Trước đó, từ 2015, các chuyên gia quốc tế đã dự báo Trung Quốc có thể phá giá đồng NDT khoảng 10% như là một biện pháp để kích thích kinh tế và đó sẽ sự mở đầu cho cuộc chiến tiền tệ tại châu Á. Trên thực tế, đồng NDT đã giảm và còn giảm mạnh hơn. Trong khi đó, kinh tế TQ vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục.
Hiện tại, những tín hiệu trên thị trường cho thấy, giới đầu tư vẫn đua nhau đặt cược đồng NDT còn giảm giá sâu hơn trong bối cảnh dự trữ ngoại hối của nước này tụt giảm và tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ có những biện pháp mạnh tay với Trung Quốc.
Gần đây, ông Donald Trump thẳng thừng cáo buộc Trung Quốc thao túng đồng nội tệ và tuyên bố sẽ dán nhãn Trung Quốc làm giá đồng NDT ngay trong ngày làm việc đầu tiên.
Công cụ tỷ giá: con dao 2 lưỡi
Suy giảm tăng trưởng mạnh trong vài năm gần đây là một trong những điều mà Trung Quốc lo ngại nhất. Hàng hóa sản xuất trong nước dư thừa như sắt thép, sự mất ổn định việc làm của người lao động,… khiến nền kinh tế Trung Quốc có nguy cơ hạ cánh cứng và tình trạng bất ổn xã hội có thể xảy ra.
Nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Nhiều nhà phân tích nhìn thấy một động cơ khác của Trung Quốc sau hiện tượng đồng NDT giảm mạnh. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới gặp khó khăn và một đồng NDT yếu có thể giúp Trung Quốc thúc đẩy xuất khẩu. Việc phá giá đồng tiền là một trong những cách nhanh nhất để hồi sinh các nhà máy trong nước.
Thực tế cho thấy, đồng NDT đã giảm mạnh và giảm đều đặn trong năm 2016, trừ những khoảng thời gian ngắn trước và sau khi IMF chọn đồng tiền này vào rổ tiền tệ quốc tế. Kinh tế Trung Quốc quý 3 năm 2016 chỉ tăng khoảng 6,7%. Trong cả năm 2015, kinh tế Trung Quốc tăng 6,9%, mức tăng chậm nhất trong 25 năm và thua xa mức bình quân 10% trong suốt thời kỳ từ năm 1980 đến 2012.
Gần đây, một số chuyên gia còn cho rằng, trong năm 2017, Trung Quốc có thể còn tạo gói kích thích tài chính, tiền tệ khổng lồ để kích thích tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển một nền kinh tế từ phụ thuộc vào công nghiệp, xuất khẩu và cơ sở hạ tầng sang dịch vụ và tiêu dùng.
Tuy nhiên, hiện tượng dự trữ ngoại hối tụt giảm xuống mức thấp kỷ lục nhiều năm qua lại cho thấy một điều rằng: Trung Quốc đang thực sự lo lắng và tìm cách ngăn chặn đà giảm giá quá mạnh của đồng NDT, nhất là trong bối cảnh đồng USD đang tăng vọt.
Đồng NDT mất giá đã khiến dòng vốn chảy khỏi Trung Quốc tăng mạnh hơn bao giờ hết. Thâm hụt cán cân thánh toán tính tới cuối quý 3 đã lên tới gần 470 tỷ USD. Hiện tượng chảy vốn ra nước ngoài đã bắt đầu xảy ra từ 4 năm qua và được dự báo sẽ còn tăng mạnh trong năm 2017. Đây sẽ là vấn đề nhức nhối nhất đối với chính quyền Bắc Kinh.
Có thể thấy, sau nhiều thập kỷ phát triển dữ dội, Trung Quốc đã tích trữ được một lượng ngoại hối khổng lồ, đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc lại đang đối mặt với rất nhiều nguy cơ.
Tốc độ giảm giá đồng NDT dường như vượt ngoài tầm kiểm soát. Nó đang gây ra rất nhiều rủi ro cho Trung Quốc, từ việc dòng vốn tháo chạy khỏi nước này cho tới những rủi ro tiềm tàng trong quan hệ với các nước.
Theo V. Minh
VietnamNet
Putin âm thầm mua vàng ròng: Không thể xem thường
Nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin gần đây âm thầm mua một lượng vàng rất lớn cho dù dự trữ ngoại tệ đang liên tục xuống thấp. Nguồn gốc số tiền mà ông Putin dùng để mua vàng mua vàng với khối lượng lớn đang được hé lộ.
Theo một báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong nửa đầu 2016, hàng tháng nước Nga đã mua khoảng 14 tấn vàng, cao hơn mức 11 tấn mua vào của Trung Quốc và cao hơn hẳn so với các nước khác trên thế giới. Cũng theo IMF, Nga và Trung Quốc chiếm gần 85% lượng vàng mà ngân hàng trung ương các nước mua trong vòng 2 năm qua. Nếu chỉ tính trong quý I/2016, theo Hội đồng vàng thế giới, dự trữ vàng của nước Nga đã tăng thêm 45,8 tấn, cao hơn 52% so với cùng kỳ năm trước đó.
Nước Nga dưới thời Putin đầu 2016 trở thành quốc gia mua vàng nhiều nhất thế giới.
Hiện tại dự trữ vàng của Nga đã lên tới gần 1.500 tấn. Với nỗ lực mua vàng bắt đầu tư trong năm 2015, Nga đã vươn lên vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng chủ sở hữu vàng lớn nhất thế giới, chỉ sau Mỹ (khoảng 8.100 tấn), Đức (3.400 tấn), IMF (2.800 tấn), Ý (2.450 tấn), Pháp (2.400 tấn) và Trung Quốc (khoảng 1.700 tấn).
Động thái của Ngân hàng Trung ương Nga được đưa ra trong bối cảnh GDP của nước này đã suy giảm liên tục kể từ quý I/2015 do tác động của giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt của phương Tây.
Năm 20014 Nga đã từng phải rót hàng chục tỷ USD nhằm ngăn chặn đà giảm giá của đồng rúp nhưng hiệu quả không cao. Trong thời gian gần đây, Nga đã không còn chi tiền để bình ổn đồng rúp mà thay vào đó là dành dụm để tăng dự trữ quốc gia trong đó có mua vàng.
Theo MarketWatch, giáo sư Carlos Fernandez cho rằng, Nga mua vàng là cách để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và để nước này cảm thấy an toàn hơn khi có nhiều khoản nợ tính bằng đồng đô-la Mỹ. Bên cạnh đó, việc bổ sung dự trữ vàng có thể là do bất mãn với lợi nhuận thấp hoặc lãi âm từ tiết kiệm bằng đồng euro.
Một số chuyên gia cho rằng, ông Putin đang cố gắng làm suy yếu sức mạnh của Mỹ và châu Âu. Mua vàng là một phần trong kế hoạch lâu dài thống trị thế giới của ông Putin, giống như những gì mà Trung Quốc làm để đè bẹp đồng tiền của Mỹ.
Gia tăng dự trữ vàng.
Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin lấy tiền đâu ra để liên tục mua một lượng vàng như vậy trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ đang liên tục xuống thấp.
Theo MarketSlant, một trong những nguồn tiền để Nga có thể mua vàng chính là trái phiếu. Nước Nga đang bán giấy và mua những tài sản vật chất với một tốc độ càng nhanh càng tốt.
Quy trình mà MarketSlant phỏng đoán là: Nước Nga và các tập đoàn của Nga bán trái phiếu bằng đồng rúp và sau đó lấy khoản tiền thu về chuyển ra USD rồi để mua vàng. Việc phát hành trái phiếu DN Nga trở nên khó khăn hơn sau các lệnh trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, lãi suất cao vẫn thu hút nhiều NĐT.
Gần đây, ông Putin cho biết, việc mua vàng không liên quan gì tới các vấn đề kinh tế hiện tại mà là cho kế hoạch trong tương lai. Ông Putin dự tính cũng sẽ nâng dự trữ ngoại hối Nga lên mức 500 tỷ USD trong khoảng 3 năm tới.
Theo Vietnamnet
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tiếp tục suy yếu Trung Quốc vừa ấn định tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ ở mức 6,5531 nhân dân tệ đổi 1 USD, tương ứng mức giảm 0,5% (hay 315 điểm cơ bản). Nhân dân tệ suy yếu trong khi USD đang có xu hướng đi lên. (Ảnh minh họa: Reuters) Ngày 19/5, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) ấn định tỷ...