“Khổ qua rừng” – món ăn, vị thuốc quý của người M’nông
Trong cuộc sống của người M’nông, bên cạnh các món ăn truyền thống như: lá bép, đọt mây, cà đắng thì “khô qua rưng” cũng được xem là một đặc sản có nguồn gốc từ rừng núi. “Khổ qua rừng” quả nhỏ, hình thon dài, vị đắng như khổ qua bình thương (môt sô vung ngươi M’nông, Ê đê con goi la mươp đăng rưng).
Thực chất, “khô qua rưng” là dây cứt quạ, một giống thân thảo, gần như dây leo, có thân mảnh, phân nhánh nhiều. Quả hình elip và có loại hình bầu dục, thon hẹp ở gốc, khi con non sông co màu xanh, dài 3 – 5 cm, có 10 sóng cạnh, hạt nhiều mau xanh thâm hơi đen, khi chín dân chuyên tư mau xanh sang vang rôi màu đỏ tươi. Qua chin co tinh hơi đôc nên hâu như không dung đên… Nhiêu ngươi thương nhâm lân loai cây nay vơi loai dây cung goi la khô qua rưng, hinh qua co nhiêu gai sân, hâu như giông qua khô qua ta nhưng qua nho.
Qua đươc tach bo hat va ngâm trong nươc trươc khi nâu
Theo kinh nghiêm cua ngươi M’nông va y hoc cô truyên, cây “khô qua rưng” hâu như dung đươc tât ca cac bô phân. Đot non, lá và quả dùng để làm rau luộc, xào, nấu canh ăn tác dụng giải nhiệt, kích thích vị giác. Đây còn là dược liệu dùng để phòng, chữa một số bệnh như: trừ nhiệt, trị sốt, giải khát, tiêu độc, thoái ban, trừ đờm, cắt cơn ho… Nước đun sôi qua va dây “khô qua rưng” cũng rất bổ dương, có vị hơi đắng. Dây, qua có tác dụng giải độc, giúp tiêu hóa thức ăn, đem lại cảm giác ngon miệng khi bi mệt, cảm sốt và bổ máu.
Quả “khổ qua rừng” vị đắng nhẫn, nhưng sau khi ăn sẽ có vị ngọt trong miệng. Co nhiêu cach chê biên mon ăn tư loai cây nay. Người M’nông thường hai đot non cua dây, qua con xanh hay la đê luôc châm muôi ơt xanh. Đông thơi con dung nhưng bô phân nay đê nâu canh vơi thit. Đăc biêt, qua “khô qua rưng” khi hâm cung xương heo là một mon ăn ngon, tôt cho sưc khoe cua cac san phu sau sinh…
Qua “khô qua rưng” xao ca la mon ăn phô biên, hơp vi vưa đê lam môi nhâu đai khach, vưa rât hơp dung ăn cung cơm ma ngươi M’nông thương chê biên. Khi đanh băt đươc nhiêu ca, ngươi M’nông se sơ chê, bao quan băng cach ươp muôi phơi khô, hoăc nương sơ trên than hông rôi phơi dươi năng buôi sơm. Khi nâu mon “khô qua rưng” xao ca, người ta roc bo xương cá, chi lây phân thit.
Video đang HOT
Mon “khô qua rưng” trên mâm cơm cua ngươi M’nông
Ngay nay, ngươi M’nông thich dùng cá nục tươi hấp chín, nướng sơ trên than hồng rôi dung phân thit đê nâu. Ho cho răng phân thit thơm thơm, măn măn mui muôi biên cua ca nuc rât hơp vơi vi đăng nhăn tư qua “khô qua rưng”. Đo như sư kêt hơp hai hoa giưa nui va biên.
Nhưng qua ngon đươc chon nâu vân con mau xanh tươi, đươc loai bo hat, sau no ngâm nươc co pha chut muôi đê loai bo bui bân va vi hăng cua qua. Món ăn phai nấu nhanh để quả “khổ qua rừng” không chín quá. Vơi mon ăn nay, ngươi M’nông không nêm gia vi. Ho cho răng đê hương vi đăc trưng cua hai nguyên liêu nay kêt hơp, hoa chung vơi nhau la ngon nhât.
Vao mua mưa, khi loai cây nay moc va sinh sôi nhiêu, ngươi M’nông thương hai vê phơi khô ca qua, dây, rê. Ho đê danh nâu nươc uông như tra va lam thuôc vơi nhiêu công dung bô ich.
Canh bột ngô của người M'nông
Với sự sáng tạo trong ẩm thực của mình, người M'nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có món ăn truyền thống chế biến từ ngô là canh bột ngô. Món ăn mang hương vị thơm ngon, đặc biệt và gây thương nhớ nếu một lần được thưởng thức.
Sau mỗi mùa thu hoạch, ngô lại được đồng bào phơi trên những hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới đem đi làm canh bột ngô.
Người M'nông lấy hạt ngô rang chín rồi giã hoặc xay nhuyễn thành bột
Gọi là món canh nhưng món ăn không nhiều nước như món canh thông thường mà lại hơi đặc, sánh. Để có được bát canh ngon, người M'nông phải trải qua nhiều công đoạn và tốn khá thời gian. Những bắp ngô ngon nhất, hạt chắc, có màu vàng óng được tách hạt, rang chín rồi đem giã hoặc xay nát. Thành phẩm bột ngô nhuyễn sẽ đem sàng lại một lần để loại bỏ sạn và phần hạt cộm để có được bột mịn, ngon nhất.
Nguyên liệu đặc biệt thứ hai là cá trê. Loại cá trê to được đem nướng trên than hồng đến độ chín vàng thì róc lấy thịt bỏ xương. Khi có được 2 nguyên liệu chính là bột ngô và cá trê, người M'nông bắt đầu lấy nồi nấu món canh bột ngô. Trên bếp đặt một chiếc nồi với lượng nước dùng vừa đủ cho bữa ăn của gia đình, nước được đun thật sôi rồi cho phần thịt cá trê vào nấu, thêm một ít sả đã đập dập vào nồi.
Thịt cá trê được ninh trên lửa trước khi cho bột ngô vào nấu
Đun một lúc dùng đũa quấy mạnh tay cho cá nhuyễn nát ra từng miếng nhỏ, mùi sả lúc này quyện vào trong nước, theo hơi nước đưa mùi thơm bay ra khắp gian bếp. Người M'nông lấy bột vào tô để trộn cùng nước thành hỗn hợp sánh đặc, không để vốn cục. Khi cảm thấy cá đã tiết ra vị ngọt vào trong nồi nước, người chế biến mới dùng hỗn hợp bột ngô mới pha đổ vào nồi nấu. Lúc này, lửa được để liu riu, nồi canh sôi vừa phải, nêm nếm thêm gia vị, dùng đũa quấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
Món canh bột ngô của người M'nông
Tùy theo sở thích của từng gia đình mà người M'nông có thể thêm các loại rau thơm để tăng hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, lượng rau thơm cho vào rất ít so với một số món ăn khác để giữ được mùi thơm đặc biệt của ngô. Món ăn trở nên sánh đặc, bốc hơi nghi ngút, mùi thơm của ngô lan tỏa khắp nơi cũng có nghĩa món ăn đã hoàn thành.
Mâm cơm của người M'nông với món thịt heo nướng, đọt mây nướng, canh thụt, canh bồi, canh bột ngô...
Khi thưởng thức, món ăn có mùi thơm dễ chịu và hương vị đậm đà. Món canh bột ngô dùng ăn thay cơm hoặc trộn cơm đều mang lại cảm giác tuyệt vời. Người M'nông yêu thích vì vị ngọt, bùi của ngô và béo ngọt của cá kết hợp với vị mềm dẻo của cơm.
Ngày nay, với sự thay đổi canh tác, tập quán trồng trọt ít trồng ngô như trước, món canh bột ngô cũng ít xuất hiện hơn trong bữa cơm đời thường. Với sự chế biến công phu, cầu kỳ, canh bột ngô trở thành món ăn độc đáo, hấp dẫn, chỉ thường nấu đãi khách quý hay dịp đặc biệt của gia đình, bon làng...
Thơm ngon món thịt nướng ống tre Quá trình lao động sản xuất trên nương rẫy, đồng bào Tây Nguyên thường dùng ống tre, lồ ô, nứa thay nồi. Vì vậy, không chỉ có nấu cơm trong ống mà thịt, cá, rau hay món canh cũng nấu trong các loại ống này. Đây là cách nấu truyền thống từ xưa và phổ biến của nhiều dân tộc thiểu số sống...