Khổ như… nhân chứng – Kỳ 5: Cần có đạo luật riêng bảo vệ nhân chứng
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý đưa ra những đóng góp mang tính xây dựng để hoàn thiện hơn hành lang pháp lý hiện hành.
Minh họa: DAD
Người làm chứng ngoài nghĩa vụ, bộ luật Tố tụng hình sự 2003 còn quy định có các quyền: “Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền lợi ích hợp pháp khác; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng; Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật”.
Tiếp xúc với nhiều nhân chứng, luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) phân tích thêm, Thông tư 01 của Bộ Công an năm 2006 quy định việc lấy lời khai người làm chứng có thể được thực hiện ở trụ sở cơ quan điều tra hoặc có thể lấy lời khai tại nơi ở, nơi làm việc. “Như vậy, ngoài các quyền được quy định trong bộ luật Tố tụng hình sự thì người làm chứng cũng có quyền được lấy lời khai tại nơi ở hoặc nơi làm việc. Nếu nhân chứng không có điều kiện đi lại có quyền yêu cầu được lấy lời khai ở nhà hoặc ở nơi làm việc”.
Luật sư Đặng Trường Thanh (Đoàn luật sư TP.HCM) chỉ thêm các bất cập: “Luật quy định các cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ. Nhưng các luật chuyên ngành không quy định về quyền của người lao động phải bỏ công việc tham gia làm chứng trong một vụ án hình sự được hưởng nguyên lương. Bên cạnh đó, quy định được thanh toán chi phí đi lại và các thanh toán các khoản theo quy định của pháp luật còn thiếu các chi phí ăn uống, tàu xe, khách sạn…”. Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng (Hiệu trưởng Trường ĐH Kiểm sát Hà Nội) dẫn ra một thực tế, người làm chứng được cơ quan triệu tập thanh toán “các chi phí khác theo quy định pháp luật trong quá trình làm chứng”. Tuy nhiên, những chi phí khác là những chi phí gì lại chưa được làm rõ trong các văn bản pháp luật.
Ngoài ra, thẩm phán Nguyễn Chế Linh, Phó chánh án TAND Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ còn chỉ ra bất hợp lý là nếu nhân chứng không đến tòa cung cấp chứng cứ có thể bị áp dụng biện pháp dẫn giải. Trong khi đó, nguyên hoặc bị đơn không đến theo giấy triệu tập của tòa thì lại không có biện pháp nào chế tài nào!
Video đang HOT
Tuy luật quy định nhân chứng và những người thân thích được quyền được bảo đảm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác. Nhưng tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng, phân tích: “Trong nhiều đạo luật, văn bản dưới luật hiện hành đã đưa ra các quy định bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự cho người làm chứng như bộ luật Tố tụng hình sự, pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, luật Công an nhân dân, luật Phòng, chống tham nhũng… nhưng các quy định này mới chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung mà chưa có những quy định cụ thể như thẩm quyền, điều kiện, thủ tục, trình tự áp dụng. Tôi cho đây là những hạn chế cần phải khắc phục”. Đồng quan điểm, luật sư Hà Hải cũng chỉ rõ hiện chưa có biện pháp, cơ chế đảm bảo an toàn cụ thể. “Ngoài ra, sau khi làm chứng xong không có cơ chế tiếp tục bảo vệ nhân chứng vì luật không quy định. Như vậy, nếu họ bị xâm phạm đến tính mạng sức khỏe ai sẽ là người chịu trách nhiệm?”, luật sư Hà Hải đặt vấn đề.
Từ kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nghiên cứu về tố tụng, tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng cho rằng, việc xây dựng các quy định về bảo vệ nhân chứng cần lưu ý: bổ sung các quy định không được tiết lộ hoặc tiết lộ hạn chế thông tin liên quan đến nhận dạng hoặc nơi ở của người làm chứng, người tố giác trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự; cho phép nhân chứng có thể cung cấp thông tin thông qua đường truyền video hoặc các phương tiện thích hợp khác để đảm bảo cho họ. Áp dụng các biện pháp di chuyển nhân chứng, thay đổi nơi ở, nơi làm việc, thậm chí cho thay đổi tên tuổi, nhận dạng và yếu tố nhân thân của nhân chứng nếu thấy cần thiết. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng cần xác định rõ nguồn ngân sách cấp cho công tác bảo vệ nhân chứng, người tố giác… cũng như quy định thẩm quyền và các tiêu chí cụ thể phân bổ kinh phí dành cho công tác này.
Nhìn nhận những bất cập, PGS-TS Trần Văn Độ, Phó chánh án TAND tối cao, cho biết các cơ quan tố tụng T.Ư đang nghiên cứu để kiến nghị ban hành luật bảo vệ nhân chứng để có những quy định toàn diện, đầy đủ hơn đối với việc bảo vệ nhân chứng, người tố giác tội phạm cũng như những người tham gia tố tụng.
Cơ quan bảo vệ nhân chứng độc lập Theo một nghiên cứu của tiến sĩ Yvon Dandurand (Đại học Fraser Valley, Canada) về bảo vệ nhân chứng, xu hướng quốc tế ngày càng được đồng thuận là việc bảo vệ nhân chứng cần được giao cho một cơ quan độc lập với cơ quan điều tra và tố tụng của vụ án liên quan. Nhiều nước trên thế giới còn thiết lập riêng chương trình bảo vệ nhân chứng, cho dù cách vận hành có khác nhau. Ở châu Âu, các chương trình như thế hoàn toàn độc lập nhưng vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan thực thi pháp luật. Trong đó, các biện pháp bảo vệ cho nhân chứng phải hoàn toàn tuyệt mật và các cá nhân bảo vệ nhân chứng hoàn toàn không tham gia vào quá trình điều tra hay tố tụng đối với vụ án liên quan. Tại Canada, Đức, Úc, Ireland, Ý, Jamaica, Kenya, Nam Phi, Anh hay New Zealand, các biện pháp bảo vệ nhân chứng, tùy theo hoàn cảnh cụ thể và mối nguy đối với nhân chứng, bao gồm: bảo đảm an toàn, thay đổi danh tính và chỗ ở (có thể cả di chuyển ra nước ngoài), hỗ trợ tài chính và các dịch vụ khác (tư vấn, khám chữa bệnh). Thậm chí ở Mỹ hay Philippines, trong trường hợp cơ quan chức năng không có điều kiện bảo đảm sự an nguy cho nhân chứng vì một lý do bất khả kháng nào đó, nhân chứng sẽ được hỗ trợ một khoản tiền để có thể tự có những biện pháp bảo vệ cho chính mình (như thuê vệ sĩ).
Theo TNO
Bất cập trong hoạt động của cơ quan điều tra
Một số đơn vị cảnh sát điều tra khép kín có nhiều quyền năng; nếu không tự kiểm tra, thanh tra, chế ước lẫn nhau thì rất dễ dẫn đến tiêu cực, làm sai lệch hồ sơ vụ án, để lọt tội phạm.
Ảnh minh họa
Nhiều đề xuất về đổi mới tổ chức các cơ quan tố tụng theo tinh thần cải cách tư pháp đã được nêu ra tại hội thảo quốc tế do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức ngày 5/8.
Theo ông Nguyễn Văn Luật (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội), tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra theo Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự 2004 còn bộc lộ một số nhược điểm. "Thực tế cho thấy việc quy định cơ quan an ninh điều tra có thẩm quyền điều tra 13 tội như hiện nay là chưa phù hợp. Một số cơ quan khác không có điều tra viên cũng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng không phù hợp. Sự tồn tại nhiều đầu mối cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra ở nhiều bộ, ngành cũng dẫn đến vướng mắc, bất cập, làm giảm hiệu quả của hoạt động điều tra", ông Luật nói.
Ba phương án tổ chức cơ quan điều tra
Trung tướng Triệu Văn Đạt (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm - Bộ Công an) cũng cho rằng: "Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự 2004 đã bộc lộ nhiều bất cập như thiếu quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động điều tra, còn chồng chéo trong phân công giữa chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng về hoạt động tố tụng hình sự".
Ông Đạt nhìn nhận một số đơn vị cảnh sát điều tra khép kín có nhiều quyền năng như vừa là cơ quan áp dụng biện pháp nghiệp vụ và đấu tranh trấn áp tội phạm, vừa là cơ quan có chức năng xử lý vi phạm hành chính, vừa là cơ quan điều tra tội phạm theo trình tự tố tụng. "Nếu không tự kiểm tra, thanh tra, chế ước lẫn nhau thì rất dễ dẫn đến tiêu cực, làm sai lệch hồ sơ vụ án, để lọt tội phạm", ông Đạt thẳng thắn.
Từ đó, ông Đạt đưa ra 3 phương án tổ chức cơ quan điều tra sau năm 2015: Thứ nhất là giữ nguyên mô hình như hiện nay nhưng có sự điều chỉnh một bước đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra để khắc phục các hạn chế. Phương án này có ưu điểm là không gây ra xáo trộn lớn về tổ chức, sự phối hợp được thuận lợi và đáp ứng tối ưu về yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, nhược điểm là chưa tinh gọn được bộ máy.
Thứ hai là thành lập một cơ quan điều tra trong công an nhân dân, tổ chức theo ba cấp hành chính. Cơ quan điều tra trong công an nhân dân chỉ thực hiện nhiệm vụ điều tra theo tố tụng. Nhiệm vụ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cơ bản, công tác trinh sát và tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu giao cho các đơn vị khác thực hiện.
Thứ ba là thành lập cơ quan điều tra trong công an nhân dân với hai đầu mối gồm: Cơ quan An ninh điều tra và Cơ quan Cảnh sát điều tra. Về Cơ quan An ninh điều tra tiếp tục giữ nguyên như hiện nay. Còn Cơ quan Cảnh sát điều tra thì thành lập Cục Điều tra tổng hợp chuyên trách điều tra theo tố tụng. Các cục cảnh sát điều tra như hình sự, kinh tế, ma túy... chỉ làm công tác nghiệp vụ cơ bản, sau đó chuyển lên Cục Điều tra tổng hợp chuyên trách xử lý tiếp. Hệ thống công an cấp tỉnh, huyện cũng được tổ chức tương tự.
Chuyển VKS thành Viện Công tố?
Theo ông Nguyễn Văn Luật, việc được tổ chức theo đơn vị hành chính như hiện nay đã ảnh hưởng tới sự độc lập của VKS. Về phần ngành tòa án, có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm (63 Ủy ban thẩm phán, 5 tòa chuyên trách của TAND Tối cao và Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao) đã dẫn đến tình trạng không tập trung, áp dụng pháp luật không thống nhất, làm cho một vụ án bị kháng nghị nhiều lần, việc giải quyết kéo dài.
TS Trần Hồng Nguyên (Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương) nhận xét: Một số địa phương chưa quán triệt đầy đủ, đúng đắn mục đích của việc thành lập TAND sơ thẩm khu vực, VKSND khu vực theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị. Vẫn còn có ý kiến cho rằng không nên tổ chức TAND sơ thẩm khu vực vì "xa dân", "tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng"... Mặt khác, vẫn còn có ý kiến đề xuất thành lập một số VKSND khu vực không theo địa hạt của TAND sơ thẩm khu vực.
Theo TS Nguyên, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới là tổ chức TAND theo thẩm quyền xét xử, không theo đơn vị hành chính, đồng thời nghiên cứu chuyển VKSND thành Viện Công tố và tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra.
Tăng cường cơ hội tiếp cận công lý
Ông Bakhodir Burkhanov (Phó Giám đốc Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc) chia sẻ: "Việt Nam cần phải tiếp tục tăng cường cơ hội tiếp cận công lý cho tất cả người dân và đưa luật pháp đến gần hơn với người dân. Bởi lẽ tình trạng bất bình đẳng trong việc tiếp cận công lý vẫn còn tồn tại, chỉ có 20% số người bị kết tội có luật sư bào chữa, phần đông phụ nữ ở Việt Nam bị bạo hành thế nhưng chưa tới 1% trường hợp được xem là vụ án hình sự".
Trong khi đó, luật sư Charles Greenfield (Giám đốc các chương trình dân sự của Hiệp hội bảo vệ và trợ giúp pháp lý quốc gia Hoa Kỳ) khuyến nghị: "Các bạn cần phải nâng cao sự giám sát của Quốc hội đối với bộ máy tư pháp. Chẳng hạn, trong quá trình phê chuẩn, bổ nhiệm thẩm phán cần phải bảo đảm tất cả thẩm phán phải có đầy đủ năng lực, được đào tạo bài bản. Mặt khác, Ủy ban Tư pháp phải cùng các ủy ban khác của Quốc hội thường xuyên xem xét lại ngân sách của bộ máy tư pháp".
Theo VNE
Đánh giá cao kết quả xử lý tội phạm tham nhũng Ngày 9- 7, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc xử lý tội phạm về tham nhũng và chức vụ tại Hà Nội. Theo báo cáo của CATP Hà Nội, từ 1-10-2010 đến 30-4-2013, tội phạm tham nhũng, chức vụ diễn biến phức tạp, xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực, nhiều...