Khổ như gái ế, trai ế trốn quê ngày Tết
Tết sắp đến, người người nhà nhà tưng bừng chuẩn bị sắm sửa, về quê vui vầy đoàn viên, thế nhưng cũng có những người lo sợ và tìm cách “trốn quê” vì mặc cảm “ế”.
Minh, sinh năm 1980, tốt nghiệp và được giữ lại làm việc ở một trường thuộc khối lực lượng vũ trang. Xinh xắn, cao ráo, trắng trẻo, lại hát hay vì làm cán bộ đoàn trường, nhưng đến nay đã qua 35 mùa xuân xanh nhưng Minh vẫn chưa tìm được một người đầu gối tay ấp.
Minh con nhà khá giả vì bố mẹ cũng làm trong ngành cả, thế nên cô được bố mua cho hẳn một căn hộ sang trọng ngay trung tâm Quận 7, TP.HCM, chỉ thiếu mỗi chiếc xe hơi Tết này bố cô ra điều kiện, dẫn rể về nhà thì sẽ tậu ngay cho một chiếc BMW mơ ước, thế nhưng cô đành tặc lưỡi trốn.
Bởi Tết năm nào cũng vậy, cứ hễ về quê là kiểu gì cũng hết cô, dì, chú, bác nội ngoại hỏi chuyện chồng con. Xong rồi bố mẹ thúc ép, giới thiệu anh này anh kia làm cô khiếp sợ.
Bạn bè cùng trang lứa thì đã yên vị chồng con rồi. Cứ nghĩ đến cảnh gái già về quê một mình đi hội họp rồi một mình gặm nhấm nỗi đau muộn chồng, với những kiểu hỏi kích bác như “Đã kiếm được ai chưa?”, “ Sao xinh gái, ngon lành cành đào thế mà vẫn ế được”, “Kén quá chứ gì”… là Minh lại khiếp sợ.
Xinh đẹp, có học thức nhưng vẫn “ế”, họ tìm cách trốn quê ăn Tết vì quá áp lực chuyện chồng con.
Thế là Tết này cô tìm kế “trốn quê”. Minh cho biết: “Lấy chồng chứ có phải lấy mớ rau mớ thịt đâu mà bạ đâu lấy đấy. Đã cưới thì phải tìm một người cho hợp tuổi hợp tính chứ vớ vẩn thì thà ở vậy còn hơn”.
Video đang HOT
Đã từng đăng ký trên nhiều diễn đàn mai mối online, thế nhưng cứ vào chat được vài câu là thôi, chịu thua luôn, hình như mình không thể yêu ai được nữa, Minh chia sẻ.
Trước đây cô cũng từng yêu một người cùng lớp. “Thế nhưng ra trường, anh ấy được phân công tác về quê (Cà Mau), mình được giữ lại trường. Khoảng cách địa lý làm cho tình cảm chúng mình xa dần. Anh ấy đã kết hôn 5 năm trước. Nghĩ lại vẫn thấy chạnh lòng. Bây giờ thì yên vị với công việc rồi, cũng chẳng muốn yêu nữa, chỉ cần thấy hợp là cưới thôi”, chị Minh cười nói.
Khi được hỏi kế hoạch trong Tết năm nay, chị chia sẻ: “Ăn Tết xa nhà cũng buồn thật nhưng mình đã đặt vé ra Bắc du lịch rồi. Muốn thử cảm giác lạnh buốt, tái tê mùa đông một lần cho thỏa. Mình lấy cớ trực Tết để không về quê. Chắc bố mẹ sẽ buồn khi con gái không về nhưng biết làm sao, mình sợ lắm”.
Không giống chị Minh, anh Hiếu lại có nỗi niềm riêng của đàn ông con trai mang danh ế. Trước đây anh từng yêu và có kế hoạch làm đám cưới với một cô gái cùng cơ quan. Thế nhưng khi phát hiện cô ấy vẫn còn qua lại và không dứt được tình cũ nên anh hủy hôn ước luôn.
Anh Hiếu hiện đã là Phó giám đốc một công ty xuất nhập khẩu lớn ở Hà Nội. Nhà cửa, xe hơi đầy đủ, anh chỉ thiếu người vợ và con cái cho ngôi nhà của anh bớt phần lạnh lẽo đi thôi. Nhiều người vẫn thắc mắc tại sao một người đàn ông tài hoa, tiền tài vật chất đều có cả như anh lại chưa tìm được ý trung nhân.
Anh cho biết, thực tế là có nhiều cô để ý và có cô còn chủ động tiếp cận nhưng “Tôi thấy con gái thời nay mạnh bạo quá. Ai lại chẳng ý tứ gì. Mới hẹn hò cà phê được hai hôm đã đòi dẫn về quê chơi. Cứ như là cưới nhau luôn. Mà tôi cũng ngót nghét 40 rồi, chẳng hợp mấy cái kiểu nhõng nhẽo trẻ con của các cô nữa. Tôi thực sự cần một người chín chắn, tâm đầu ý hợp, một người phụ nữ gia đình là đủ”.
Thành đạt, có tiền tài địa vị nhưng họ vẫn ế vì nhiều lý do khác nhau. Tìm cách trốn quê ăn Tết cũng vì quá áp lực chuyện gia đình. Ảnh minh họa.
Được hỏi về kế hoạch ăn Tết năm nay, anh Bính cho biết đã đặt vé sang Trung Quốc du lịch. Trong nhóm đi của anh chủ yếu là người trong hoàn cảnh ế cả, thế nên không sợ buồn hay mặc cảm.
Thống kê trên một trang web chuyên mai mối kết hôn tại Hà Nội cho thấy, từ đầu tháng đến nay có đến hơn 100 hồ sơ đăng ký tìm bạn đời để kết hôn gấp. Nhiều người chia sẻ muốn tránh quê ăn Tết vì nhiều lý do khác nhau, chủ yếu từ áp lực gia đình. Thống kê dữ liệu trong hồ sơ đăng ký cho thấy các thành viên này đều là người có học thức, thu nhập và địa vị xã hội cao nhưng vẫn chưa tìm được ý trung nhân.
Theo ĐSPL
Về quê...
... Chị chẳng ngại gì ngoài việc nhận được lời hỏi han chi tiết từ những con người chân chất, thật thà ấy. Họ gọi đó là tình làng nghĩa xóm, quan tâm thân tình đến nhau bất kể người kia có cần, có thích hay không.
Hình minh họa: Dân Việt
Không đáp lại thì họ sẽ có chuyện để kể rằng dâu nhà ấy khinh khỉnh lạnh nhạt với bà con lối xóm, trong khi khéo vừa hỏi chuyện mình lúc trước, chỉ lát sau gần như toàn bộ những người có mặt ở đó biết nội dung. Đến giúp đám, thì chỉ có việc nhặt hành, nhặt tỏi, nhặt rau lau bát, rất thích hợp cho việc túm tụm thì thào.
Câu chuyện nào cũng được các bà các chị săm soi từ đầu đến chân, rồi đem ra mổ xẻ bàn luận sau khi "khổ chủ" đã rời quê cả tuần. Vấn đề các bà quan tâm quá, chuyện nhà ai cũng tường tỏ từng chân tơ kẽ tóc, từng nội tình ngoại vụ chuyện gì cũng biết.
"Nhà bà Hoan có gần trăm cây vàng nhưng giấu kỹ lắm. Nhà thím Thuấn đầy tiền, thím ấy dậy thêm rồi tham gia công tác ở trường kiếm bộn, chẳng qua cứ giả nghèo giả khổ thôi, đã ai thèm xin đâu". "Thằng ấy nó đi buôn, tiền chất hàng núi. Thằng kia làm cho công ty nước ngoài, lương hàng trăm triệu một tháng".
Chị cười thầm, chắc họ toàn vống lên theo kiểu "gà mẹ rụng lông", chứ giờ người khôn của khó, làm gì mà dễ thế, ai mà được "quan tâm" thì cũng mếu dở. Sau đến chính chị là chủ thể của câu chuyện.
Ra là mẹ chồng lúc nào cũng tự hào con trai mình giỏi giang tài ba, một có khi thêm thắt thành hai, đi khoe trong mọi câu chuyện rằng chúng nó tự mua đất, tự làm nhà. Bà kể những "kỳ tích" ấy nhưng lại "quên" không kể những vất vả, những nợ nần, những lần hai vợ chồng bị lừa tiền, góp vốn làm ăn thua lỗ, những vụ giúp đứa em gặp khó khăn, vì kể ra như thế thì lại xấu đứa em.
Là bà tự hào kể vậy thôi cứ cũng đã được cái gì đâu, vậy là mọi người bắt đầu đặt những câu cắc cớ, hỏi trực tiếp chị: "Vợ chồng mày giàu thế sao không cho bố mẹ tiền xây nhà đi". Chị ngạc nhiên: "Nhà bố mẹ cháu năm gian to đẹp, chắc chắn như thế, lại mới xây thêm dãy nhà ngang, có buồng để không. Sao phải xây mới ạ?". Song họ cứ thích tham gia, rằng phải xây nhà tỉ bạc mới là xây, là cho. Có người lại quát: "Sao không thay cho bố mày cái xe máy mới". Họ nói "Giờ chúng mày còn trẻ mà đã thế, là giỏi là tài, báo hiếu cho bố mẹ đi chứ còn gì?".
Chị đến xây xẩm mặt mày, tính chị vốn không hay kể lể, vì kể ra cũng có bớt túng thiếu đi được đâu, thành ra không kể khổ nghĩa là người đó rất sướng. Và nếu sướng, nhiều tiền thì phải biết chia sẻ, chị cười và buồn cho suy nghĩ ấy quá.
Người quê nhìn thấy có đôi đứa "giàu non", cùng vài kẻ hay "chém gió" nên kính nể những người đi làm ở thành phố lắm, luôn nghĩ rằng người phố tiêu tiền như rác, ở đó tiền rơi khắp đường chịu khó nhặt tí là đầy.
Nỗi tủi khổ vì chẳng có sự trợ giúp còn chưa nguôi thì việc buồn lại đến khi có những người không hiểu, nói vợ chồng chị ích kỷ, tham lam chỉ biết nghĩ cho bản thân... Mẹ chồng cũng chẳng thể nói đỡ cho câu nào vì như thế khác gì "đốp" vào những gì bà từng khoe khoang trước kia.
Sự quan tâm thái quá ấy khiến cho gia đình nhỏ lục đục không ít sau mỗi lần về quê. Cũng bởi một lời nói chân tình đúng lúc khiến cho người ta nhớ mãi, bên cạnh đó những lời đơm đặt cay nghiệt vô tình hay hữu ý có thể làm ai đó ám ảnh suốt đời không quên.
Theo Danviet
"Cô ấy ngoại tình với bạn thân của tôi" Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, lại phải nuôi 2 con nhỏ nên cách đây 2 năm vợ chồng tôi quyết định để tôi đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Hình chỉ có tính chất minh họa. Vậy mà, trong khi tôi đang vất vả nơi xứ người để kiếm tiền chăm lo cho gia đình thì cô...