“Khổ nạn” ngôn từ biến tấu của teen
Tình cờ được chứng kiến một câu chuyện của nhóm nữ sinh trường THPT Đống Đa (Hà Nội), tôi “sốc” vì những ngôn từ lạ. Lạ đến nỗi nghe như đang trong giờ học toán. “Mày đừng có thái độ lồi lõm với tao”.
Ngôn ngữ “tổ hợp”!
“Lồi lõm gì cơ?”. “Mày lại còn phải hỏi à?”. “Lồi lõm là không bằng phẳng chứ sao?”. “Tao chẳng hiểu gì cả”/ “Tao hỏi mày làm gì mà đi học muộn thế, mặt mày vênh thượng lên- không lồi lõm thì là gì”.
“Tưởng gì, lúc đấy tao đang có chuyện bực mình với bà bô, làm gì không có chuyện bằng phẳng với mày. Bỏ qua chuyện đó đi. Lượn chỗ nào đó cho vui”.
Nghe một đoạn đối thoại ngắn mà tôi chẳng hiểu gì. Ngay sau đó ít lâu, tôi gặp một cậu bé 6 tuổi – tên Quốc Đạt (Cầu Tiên- Hà Nội)- đang “đấu khẩu” với người giúp việc vì cậu bị phạt không đúng lỗi. Khi cô giúp việc hắng giọng: “Chị sẽ mách mẹ vì em không nghe lời”. Ngay lập tức Đạt nói: “Chị đừng có thái độ “lồi lõm” với em. Em mách ông nội, đuổi việc chị”…
Giới trẻ 8X, 9X, thậm chí là đứa trẻ mới tập toẹ vào lớp một học chữ cũng thích… “biến đổi” tiếng Việt làm mất đi tính trong sáng, tính chuẩn mực vốn có của nó.
Hiện nay các teen (lứa tuổi từ 13 đến 19) rất sính dùng từ thay thế, nói chệch đi nhằm tránh sự giám sát của người lớn như: “thế” thay bằng “thía”, “không”= “hok”, “hum ni” = “hôm nay”, “ngồi pùn hem bik lèm j” = “ngồi buồn không biết làm gì”…
Một từ điển “Việt hoá từ ngữ tiếng Anh” trên diễn đàn của teen
Cùng với việc tự trao cho mình quyền “biến tấu” tiếng Việt thì giới trẻ còn Tây hóa tiếng mẹ đẻ. Trẻ sử dụng tiếng nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt.
Hiện nay, ngôn ngữ “biến hoá” từ tiếng Anh được các teen dùng rất phổ biến. Ví dụ: Ugly tiger (xấu hổ), know die now (biết chết liền), No table (miễn bàn), No dare where (hổng dám đâu),…
Nghe con nói chuyện điện thoại với bạn, chị Trần Mai Lan (Hồng Mai, Hà Nội) không hiểu con mình nói gì: “Tối nay go out nhé, nếu ok thì phone lại cho tui!. Đồn có địch, no table”.
Video đang HOT
Chị Lan cũng cho biết: “Nhiều khi cầm đến điện thoại của con mà tôi không thể luận hết một cái tin nhắn”. Thế mới có chuyện nhiều chuyên gia ngôn ngữ phải lên tiếng về sự biến dạng của ngôn ngữ trong một bộ phận giới trẻ đến nỗi họ đã phải dùng cụm từ tuỳ tiện, vô lối làm vẩn đục tiếng Việt.
“Sành điệu” phải biết… nói tục!
Không dừng lại ở việc “biến tấu” tiếng Việt, một nhóm học sinh trường Phan Huy Chú (Hà Nội) ngồi buôn chuyện ở một quán trà đá còn “biến thái” tiếng Việt – không một câu nói nào không văng những từ ngữ tục tĩu. Nghe đoạn đối thoại ngắn của mấy cô cậu học sinh, không ít người có mặt trong quán phải “đỏ mặt”, đến cả mấy bà chợ búa cũng không dùng những từ bậy bạ, tục tĩu đến thế.
Tôi quay sang tỏ vẻ ngạc nhiên, hai cô gái chụm đầu vào nhau nói: “Chuyện xưa như diễm, có gì mà mắt tròn mắt dẹt thế nhỉ?”.
Phông văn hoá ở đâu?
Teen nói bậy hồn nhiên đến mức mọi người ngồi xung quanh ai cũng thấy “ngứa tai” và không thể chấp nhận được. Dường như teen nói bậy đến mức “nghiện” và chẳng hề thấy ngượng mồm. Thế nhưng, khi nghe những ngôn từ lạ, nhiều phụ huynh còn “cổ suý” bằng cách ngồi cười mà không hề nhắc nhở con.
Không chỉ nói bậy công khai tại các điểm công cộng, nhiều teen còn trưng những câu nói tục, chửi bậy trên các blog, forum, facebook. Ngôn ngữ chợ búa khiến nhiều người không khỏi choáng với cách văng tục của teen.
Không những thế nhiều bạn gái còn cố tình treo những câu “tuyên ngôn” bậy bạ trước trang blog để gây sự chú ý của các chàng, thậm chí mang tính kích động.
Khi được hỏi cô bé có biệt danh Trangchip (học sinh trường Đống Đa, Hà Nội) hồn hiên: “Trường em đứa nào chẳng nói bậy, nói lái. Nói mãi thành quen. Vào phòng chat mà không sử dụng ngôn ngữ chat thì quê lắm, không thể hiện được đẳng cấp gì cả”.
Trên diễn đàn dành riêng cho teen còn có riêng “Cẩm nang chửi bậy” gửi cho các thành viên. Chính vì những nguyên nhân này mà ngôn ngữ chat đang trở thành một trào lưu trong học đường. Chat tục, chat bậy thành quen khiến các teen vận dụng ra cuộc sống hàng ngày. Những cụm từ viết tắt được cụ thể hóa thành văng tục.
Tuy nhiên, cũng chính từ “cơn lốc” nói bậy trên mạng, nhiều người trong chính giới trẻ cũng thấy phản cảm và lên án gay gắt với trào lưu biến tấu tiếng Việt và thói quen văng tục.
Theo ĐS&PL
Phản cảm kiểu cứ mở miệng là văng tục của teen
Những status mà T. treo mấy ngày liền trên YM là nguyên nhân một trận chiến nảy lửa giữa T. với cô bạn mà cậu theo đuổi từ ngày cấp 3.
Nói "bậy" cho phong cách?
Hiện nay, ăn tục chửi thề dường như đã trở thành thành trào lưu phản cảm trong một bộ phận bạn trẻ. Ra ngoài đường, tới cổng trường, vào các blog, forum, facebook... nhiều người không khỏi choáng với cách văng tục của teen.
Đối với nhiều teen, những câu nói bậy đã trở thành cửa miệng, như một thứ gây "nghiện" mà không nói ra lại thấy... ngượng mồm.
"Bạn mình đứa nào chẳng nói bậy, nếu không nói bậy thực sự thì cũng có vài câu đệm... Đặc biệt, trên các forum hoặc khi bọn mình chat room mà không có câu nói bậy nào thì cũng thấy thiếu thiếu" - C. H (SN 1995, Móng Cái, Quảng Ninh) hồn nhiên nói.
Vừa hút thuốc lào, vừa văng tục loạn xạ. (Ảnh: VietNamNet)
Cô bạn này còn nói thêm: "Thỉnh thoảng khi mình treo status bậy, một số bạn cũng nêu ý kiến là không nên như thế, mình cũng ngại nhưng thành thói quen mất rồi. Cuối cùng có khi chính các bạn đã từng góp ý với mình lại còn nói bậy hơn. Lúc đang tán phét hoặc tức lên rồi thì chẳng còn biết mình đang nói gì nữa đâu".
Trên một diễn dàn dành riêng cho teen, thành viên với nick: tuanaa... còn có hẳn một bài viết mang tên "Cẩm nang chửi bậy" trong đó anh bạn này đưa ra một bảng thống kê rõ ràng về 5 mức độ chửi bậy
Thành viên này còn chú thích thêm những ví dụ cụ thể mà khi đọc bất cứ ai cũng phải sốc. Vẫn biết rằng: "Chửi bậy mức này thường làm đối tượng "chim cú" tột độ... đau nhói con tim, tan nát cõi lòng, uất ức quá mà hóa điên", nhưng thật ngạc nhiên khi chửi bậy cũng trở thành tiêu chí để teen phân chia "đẳng cấp".
Dở khóc dở cười vì văng tục
Trên các forum hoặc blog, ngôn ngữ chửi bậy thường được viết tắt thành các cụm mà chúng tôi không muốn trích dẫn ra đây. Trong cụm từ ấy, cả người viết lẫn người đọc đều hiểu nó có nghĩa gì và đôi khi khiến người ghé thăm nóng mặt.
Thoát khỏi thế giới ảo, ra ngoài cuộc sống, những cụm từ viết tắt ấy được cụ thể hóa thành văng tục. Những câu văng tục như vậy nhiều khi lại mang tới cái kết đáng buồn.
Những phát ngôn tục tĩu còn dễ khiến teen hiểu lầm và phát sinh bạo lực. (Ảnh minh họa)
N.L (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia tay người yêu sau lần đi ra mắt. L kể lại: "Hôm ấy, mình với anh ấy làm cơm ở trong bếp. Tưởng chỉ có 2 đứa nên cả hai thoải mái nói chuyện. Đương nhiên chuyện văng tục cũng thường thôi. Cả mình cả anh ấy đều quen thế rồi. Vậy mà không biết thế nào mẹ anh ấy lại nghe được, suốt cả buổi tỏ ý không thích mình. Mãi về sau anh ý nói mình mới biết là mẹ anh không thể chấp nhận một đứa con dâu mở miệng ra là văng tục".
Sau chuyện đó, L vẫn luôn tỏ ra cay cú: "Không ngờ anh ấy đểu...(văng tục)... Mẹ mới nói như vậy mà đã đòi chia tay. Anh ta cũng văng tục chửi bậy có kém gì mình đâu chứ".
L không những không rút kinh nghiệm sau sự đổ vỡ đó mà yahoo của cô nàng luôn sáng với những status bậy đầy kích động và tục tĩu.
Với T. (Trung cấp Kỹ thuật Hưng Yên) thì việc nhiễm nói bậy là do cày game thường xuyên và mấy người bạn trong phòng nói nhiều quá thành quen.
Cuối cùng, để chứng tỏ mình "bằng bạn bằng bè" và "đẳng cấp" của một game thủ thực thụ, T đã để 1 staus "bậy" cả tuần liền. Kết quả là cô bạn cùng học cấp 3 mà T "thầm thương trộm nhớ" mấy năm liền vô tình nhìn thấy và nổi giận đùng đùng, không thèm nhìn mặt.
T. đau khổ: "Mình nhận được một cái tin nhắn của cô ấy nói rằng không ngờ mình lại trở nên như vậy và kiên quyết không làm bạn bè gì cả."
"Đối với những người khác thì không nói làm gì, nhưng tính cô ấy thì mình hiểu. Đến bây giờ cũng một thời gian dài rồi mà mình nhắn tin hay gọi điện đều chẳng thấy hồi âm. Rõ là đen!". - T nói thêm.
Vì những câu phát ngôn bậy, cả T. và L. đều có những kết quả không tốt, nhưng thay vì sửa đổi thì cả hai lại ngụy biện và tiếp tục có những phát ngôn mà bản thân cho là "đẳng cấp".
Những teen chửi bậy nghĩ "việc này không có gì" và đều không lường trước được hậu quả. Những chia rẽ tình cảm là khó tránh khỏi, thậm chí từ những phát ngôn này còn dễ khiến teen hiểu lầm và phát sinh bạo lực.
Hơn nữa, ngay nhiều người trong chính giới trẻ cũng thấy phản cảm và lên án gay gắt "trào lưu"mở miệng ra là văng tục này của teen.
Theo Vietnamnet
Giật mình khi ở đâu teen cũng "hồn nhiên" nói bậy Đi ngoài đường, ở các hàng trà đá, ở cổng trường, không đâu là không nghe thấy các teen nhà mình, giọng rất trẻ, rất hay, nhưng nói bậy thì nhiều vô cùng và đương nhiên là cũng rất khó nghe. Teen nào cũng nói bậy? Không phải chỉ những teen được liệt vào hàng "hư" mới nói bậy, ngay cả những teen...