Khó lường tình thế Macedonia trước ngưỡng cửa NATO, EU

Theo dõi VGT trên

Người dân Macedonia ngày 30/9 bắt đầu tiến hành bỏ phiếu về việc có thay đổi tên nước của họ thành Cộng hòa Bắc Macedonia hay không

Người dân Macedonia ngày 30/9 bắt đầu tiến hành bỏ phiếu về việc có thay đổi tên nước của họ thành Cộng hòa Bắc Macedonia hay không. Động thái này được chính phủ thân phương Tây của Macedonia thúc đẩy nhằm giải quyết tranh chấp về tên gọi với Hi Lạp nhiều năm nay và mở đường cho nước này gia nhập NATO và EU.

Vấn đề tranh chấp tên gọi này đã là rào cản đối với việc Macedonia muốn tham gia các tổ chức phương Tây lớn kể từ khi tách khỏi Nam Tư vào năm 1991.

Khó lường tình thế Macedonia trước ngưỡng cửa NATO, EU - Hình 1

Người dân Macedonia đứng trước một cột mốc quan trọng của quốc gia. (Nguồn: Reuters)

Hy Lạp, nơi một tỉnh miền bắc của họ có tên là Macedonia, luôn cho rằng tên của quốc gia Macedonia muốn tuyên bố chủ quyền cả vùng lãnh thổ trên của họ. Hi Lạp luôn phủ quyết Macedonia gia nhập NATO và EU, và buộc nước này phải tham gia Liên Hợp Quốc dưới tên Cộng hoà Nam Tư cũ Macedonia FYROM.

Cuộc trưng cầu dân ý này là một trong những trở ngại cuối cùng để thông qua thoả thuận ngày 17/6 giữa Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Kotzias và Ngoại trưởng Macedonia Nikola Dimitrov về việc đổi tên Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia.

Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev cho rằng, việc chấp nhận một cái tên mới là một cái giá đáng để trả cho việc gia nhập EU và NATO. Tuy nhiên, phe phản đối nói rằng việc đổi tên sẽ làm suy yếu bản sắc dân tộc của nước này, nơi đa số dân cư là người Slavic. Tổng thống Macedonia Gjorge Ivanov nói ông sẽ tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý.

Cuộc trưng cầu dân ý mở cửa từ7 giờ sáng và đóng cửa lúc 7 giờ tối để khoảng 1,8 triệu cử tri đi bỏ phiếu. Câu hỏi trong lá phiếu trưng cầu là: “Bạn có ủng hộ trở thành viên NATO và EU cùng với việc chấp nhận thỏa thuận với Hy Lạp” hay không.

Cuộc trưng cầu dân ý chỉ mang tính khuyến nghị và không ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng đa số thành viên của quốc hội cho biết họ sẽ tuân theo kết quả cuộc trưng cầu này để ra quyết định. Thoả thuận đổi tên cần sự ủng hộ của 2/3 trong quốc hội.

Để cuộc trưng cầu hợp lệ, ít nhất 50% cử tri phải bỏ phiếu và phần lớn trong số họ phải đồng ý với thoả thuận đổi tên.

Video đang HOT

Theo toquoc

Mâu thuẫn 1/4 thế kỷ khiến Hy Lạp và Macedonia ký thỏa thuận đổi tên nước

Hy Lạp luôn cản trở Macedonia gia nhập NATO và EU vì quan ngại về lịch sử và chủ quyền trong tên gọi của quốc gia láng giềng này.

Mâu thuẫn 1/4 thế kỷ khiến Hy Lạp và Macedonia ký thỏa thuận đổi tên nước - Hình 1

Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev (phải) và Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras trong lễ ký thỏa thuận ngày 17/6. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Hy Lạp và Macedonia cùng các quan chức từ Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu hôm qua chứng kiến lễ ký thỏa thuận đổi tên nước Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia. Đây được coi là một thỏa thuận lịch sử nhằm chấm dứt những tranh cãi kéo dài nhiều năm qua về tên gọi của quốc gia ở đông nam châu Âu này.

Cộng hòa Macedonia được thành lập vào năm 1991, sau khi giành được độc lập một cách hòa bình từ Liên bang Nam Tư. Quốc gia với dân số khoảng hai triệu người này có thủ đô là Skopje, có biên giới phía bắc giáp Serbia và Kosovo, phía tây giáp Albania, phía đông là Bulgaria và phía nam là Hy Lạp. Lãnh thổ của Cộng hòa Macedonia nằm trên vùng đất của nhiều quốc gia khác nhau trong lịch sử và có lịch sử, văn hóa gắn liền với Hy Lạp.

Bởi vậy, ngay từ khi Cộng hòa Macedonia ra đời, tên gọi của quốc gia non trẻ này đã vấp phải phản ứng quyết liệt từ nước láng giềng Hy Lạp, bởi Athens cho rằng cách gọi này thể hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía nam của Skopje, theo ABC News.

Lo ngại về lãnh thổ

Hy Lạp cũng có một vùng đất ở vùng núi phía bắc có tên gọi là Macedonia, nơi có thành phố lớn thứ hai của đất nước là Thessaloniki và di sản thế giới Philippi được UNESCO công nhận.

Để tránh nhầm lẫn, Liên Hợp Quốc khi kết nạp Macedonia làm thành viên đã gọi đây là Cựu Cộng hòa Nam Tư Macedonia (FYROM) và tên viết tắt này cũng xuất hiện trên bản đồ Google Maps. Thế nhưng, chính tên gọi thường dùng là Cộng hòa Macedonia đã khiến nước này gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và NATO, do vấp phải sự phản đối quyết liệt của Hy Lạp.

Mâu thuẫn 1/4 thế kỷ khiến Hy Lạp và Macedonia ký thỏa thuận đổi tên nước - Hình 2

Khu vực phía bắc Hy Lạp có tên gọi là Macedonia, giáp biên giới với Cộng hòa Macedonia. Đồ họa: Wiki.

Dù Cộng hòa Macedonia đã được hơn 140 quốc gia công nhận, trong đó có Mỹ và phần lớn thành viên EU, Hy Lạp trong suốt 25 năm qua đã liên tiếp phủ quyết việc kết nạp Macedonia vào NATO và EU vì họ lo ngại rằng nước này có thể tuyên bố chủ quyền đối với vùng Macedonia ở phía bắc Hy Lạp.

Điều khiến người Hy Lạp lo ngại nhất là lời nói đầu trong hiến pháp Cộng hòa Macedonia, trong đó đề cập đến "tính hợp pháp của Cộng hòa Krushevo" được thành lập năm 1903, sau một cuộc nổi dậy chống lại Đế chế Ottoman. Mục tiêu của cuộc nổi dậy là thành lập nước cộng hòa từ tỉnh Macedonia của Đế chế Ottoman, bao gồm lãnh thổ Hy Lạp và Bulgaria ngày nay, tuy nhiên phong trào bị đàn áp chỉ sau 10 ngày, theo Aljazeera.

Điều 3 của hiến pháp Macedonia còn để ngỏ khả năng biên giới nước này "có thể thay đổi", trong khi điều 49 nhấn mạnh "Cộng hòa Macedonia quan tâm đến địa vị và quyền lợi của người thuộc dân tộc Macedonia ở các nước láng giềng".

Hy Lạp quan ngại rằng những điều khoản đó có thể bị Macedonia coi là tiề.n đề để thực hiện các hành động can thiệp vào công việc nội bộ nước này, cũng như làm cơ sở cho tuyên bố chủ quyền đối với lãnh thổ phía bắc Hy Lạp.

Các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy chỉ có 22% người Hy Lạp đồng ý với việc để quốc gia láng giềng phía bắc tiếp tục sử dụng từ "Macedonia" trong tên gọi mới, nhưng con số này tăng lên 57% nếu Skopje loại bỏ các điều khoản gây lo ngại về lãnh thổ với Athens trong hiến pháp.

Bất bình về văn hóa

Không chỉ thể hiện lo ngại về lãnh thổ, người Hy Lạp còn bất bình với Macedonia cả về khía cạnh văn hóa và lịch sử. George Papavasiliou, một thợ mỏ 54 tuổ.i ở vùng Macedonia phía bắc Hy Lạp, cho rằng chỉ có những người sống ở khu vực này mới xứng đáng với tên gọi "người Macedonia" bởi họ là những hậu duệ của vị vua chiến binh Alexander Đại đế.

Alexander Đại đế (356-323 TCN) là quốc vương thứ 14 của triều đại Argead ở Vương quốc Macedonia, người đã thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ đại và tiến hành các cuộc chinh phạt trên khắp thế giới, mở rộng biên giới vương quốc đến tận lãnh thổ Ấn Độ ngày nay. Ông được người Hy Lạp coi như một huyền thoại và là một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất thế giới.

Mâu thuẫn 1/4 thế kỷ khiến Hy Lạp và Macedonia ký thỏa thuận đổi tên nước - Hình 3

Alexander Đại đế được coi là một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất thế giới. Ảnh: MediaSource.

Những người dân Hy Lạp như Papavasiliou cho rằng Cộng hòa Macedonia không xứng đáng mang tên gọi gợi liên tưởng đến vị hoàng đế huyền thoại, bởi người dân nước này chủ yếu là người Slavs hoặc Albania, chứ không phải người Hy Lạp bản địa.

"Tôi chỉ đồng ý với tên gọi nước đó khi không có chữ Macedonia", Papavasiliou nói. "Nếu như cách họ giải thích, Ấn Độ hiện nay cũng có thể gọi là Macedonia, vì Alexander Đại đế cũng từng tới đây và chinh phạt vùng đất này".

Theo giáo sư khảo cổ học Stephen Miller thuộc Đại học California, Berkeley, thuật ngữ "Macedonia" từ xưa đã được dùng để chỉ khu vực phía bắc của Hy Lạp, ngăn cách với Skopje (thủ đô Cộng hòa Macedonia ngày nay) bằng một dãy núi.

"Skopje trước đây là một vương quốc cổ có tên là Peonia. Vua Philip, cha của Alexander Đại đế, từng đán.h bại Peonia và sáp nhập nó vào vương quốc của mình. Vua tiếp theo của Peonia đã giúp đỡ Alexander Đại đế tấ.n côn.g Ba Tư. Rõ ràng khu vực này không phải là Macedonia mà là Peonia", Miller nhấn mạnh.

Tuy nhiên, người dân Cộng hòa Macedonia vẫn muốn sử dụng tên gọi này, vì cho rằng nó cho thấy họ là người Macedonia, điều rất ý nghĩa để xác định họ là một quốc gia, theo các nhà phân tích.

"Những quốc gia non trẻ như Cộng hòa Macedonia cần tới chủ nghĩa dân tộc để xây dựng lịch sử và bản sắc quốc gia", Anastasia Karakasidou, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Wellesley, nói. "Các nước như Hy Lạp đã trải qua quá trình gây dựng lý tưởng quốc gia từ lâu và lại cảm thấy bị đ.e dọ.a bởi những quốc gia mới thành lập như vậy".

Để giải quyết bất đồng, Hy Lạp và Macedonia đã bắt đầu các cuộc thảo luận về việc đổi tên nước từ đầu năm nay. Nhà trung gian đàm phán người Mỹ Matthew Nimetz đề xuất 5 phương án khả dĩ cho tên gọi mới của Macedonia, gồm: Cộng hòa Tân Macedonia, Cộng hòa Thượng Macedonia, Cộng hòa Bắc Macedonia, Cộng hòa Macedonia Vardarska và Cộng hòa Macedonia (Skopje).

Cuối cùng, cái tên Cộng hòa Bắc Macedonia đã được chính phủ hai nước lựa chọn để đi đến thỏa thuận đổi tên nước cuối cùng. Theo Karakasidou, đây là giải pháp tốt đẹp cho cả hai nước.

"Cái tên mới này vừa khác biệt lại vừa không khác biệt", bà nói. "Về mặt logic, nó không khác mấy so với tên gọi cũ. Nhưng về mặt tình cảm, nó lại là thứ hoàn toàn khác với người dân Hy Lạp".

Sau lễ ký kết thỏa thuận sơ bộ về việc đổi tên nước, Macedonia sẽ trưng cầu dân ý và nhiều khả năng sửa đổi hiến pháp để mang tên mới là Cộng hòa Bắc Macedonia vào cuối năm nay. Nước này cũng sẽ chỉnh lý sách giáo khoa lịch sử để thể hiện rằng người dân của họ không phải là hậu duệ trực tiếp của người Macedonia. Đổi lại, Hy Lạp cũng sẽ nhất trí để Cộng hòa Bắc Macedonia gia nhập NATO và EU.

Thành Nguyễn

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Tỷ phú Mark Zuckerberg gia nhập 'câu lạc bộ 200 tỷ USD'
13:28:42 29/09/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Mỹ và Đức rút nhân viên ngoại giao ở Liban về nước
10:06:15 30/09/2024
Điện Kremlin: Học thuyết hạt nhân mới đang được chính thức hoá thành luật
09:04:05 30/09/2024
Triều Tiên cảnh báo Mỹ "đùa với lửa"
06:59:15 30/09/2024

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Độc lạ chuyện bố chồng 34 - con dâu 31 ở Việt Nam: Lộ danh tính nhiều người ngỡ ngàng
06:30:42 01/10/2024
Sao Hoa ngữ 30/9: Rộ tin Châu Tấn bị bạn trai kém 13 tuổ.i bỏ rơi
07:17:48 01/10/2024
Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ
06:01:30 01/10/2024
Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy
07:49:36 01/10/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024

Tin mới nhất

Hàn Quốc tuyên án một cựu cảnh sát trưởng trong vụ giẫm đạp ở Itaewon

06:05:25 01/10/2024
Ông Lee Im Jae là quan chức cảnh sát đầu tiên tòa kết tội liên quan trực tiếp đến thảm họa giẫm đạp ở Hàn Quốc gây chấn động dư luận này.

Tổng thống Zelensky sắp sa thải Giám đốc tình báo quân sự Ukraine?

06:02:47 01/10/2024
Tuy nhiên, nguồn tin phủ nhận thông tin cho rằng Giám đốc HUR sẽ theo bước cựu tướng cấp cao của Ukraine, ông Valery Zaluzhny, là được bổ nhiệm làm đại sứ ở nước ngoài.

Nhật Bản: Chủ tịch LDP ấn định thời điểm tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn

06:00:47 01/10/2024
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba chính thức được bầu làm Chủ tịch LDP trong cuộc bỏ phiếu ngày 27/9 vừa qua, trong lần tranh cử thứ 5 vào vị trí này.

Thổ Nhĩ Kỳ đề cập khả năng gia nhập BRICS

05:49:32 01/10/2024
Vì thế, việc tham gia BRICS, một trong những tổ chức quan trọng của hệ thống đa phương toàn cầu trong tương lai, sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ nâng cao thêm năng lực đối ngoại và vai trò của mình.

Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD

05:43:30 01/10/2024
Mặc dù nguồn gốc chính xác của vòng cổ không được ghi lại, nhưng nhà đấu giá tin rằng món đồ cổ này chỉ có thể được làm cho Hoàng gia hoặc một quý tộc cao cấp.

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Thủ tướng Israel bổ nhiệm đối thủ cũ vào Nội các an ninh

21:18:18 30/09/2024
Giới quan sát nhận định thỏa thuận ngày 29/9 không chỉ trao cho ông Saar cơ hội để khôi phục sự nghiệp chính trị, mà còn giúp mở rộng liên minh đa số của Thủ tướng Netanyahu lên 68 ghế trong Quốc hội gồm 120 ghế.

Đan Mạch và Đức tiếp tục tài trợ vũ khí cho Ukraine

21:14:28 30/09/2024
Tuyên bố nêu rõ số vũ khí và trang thiết bị được hỗ trợ này sẽ được sản xuất tại Ukraine, nhưng sẽ được tài trợ thông qua khoản tiề.n giải ngân của Đan Mạch.

Bão Krathon đổ bộ các đảo của Philippines, đ.e dọ.a gây thiệt hại lớn

20:49:09 30/09/2024
Thông thường, các cơn bão thường đổ bộ vào bờ biển phía Đông Đài Loan, nơi địa hình đồi núi và dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, bão Krathon lại di chuyển theo một quỹ đạo bất thường khi hướng về các khu vực đông dân cư ở phía Tây.

Ông Donald Trump 'tăng tốc' tại bang chiến địa dao động

20:31:33 30/09/2024
Tại cuộc vận động tranh cử ở hạt Erie, Tây Bắc Pennsylvania, ông Trump đã dành phần lớn bài phát biểu của mình để nói về tình hình phạm tội của người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.

Hình ảnh tiểu bang North Carolina của Mỹ 'xơ xác' sau bão Helene

20:07:33 30/09/2024
Lãnh đạo hạt Buncombe, North Carolina, nơi ghi nhận 30 trường hợp t.ử von.g, ngày 29/9 cho biết đã nhận được khoảng 600 báo cáo về người mất tích.

Bài học và thách thức trong công tác phòng, chống bão tại Mỹ

20:05:53 30/09/2024
Tiếp đến là kế hoạch sơ tán và bảo vệ tài sản. Khi một cơn bão lớn sắp đổ bộ, chính quyền địa phương và bang thường có các kế hoạch sơ tán cho cư dân ở những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt hoặc chịu ảnh hưởng mạnh từ bão.

Có thể bạn quan tâm

Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy

Netizen

12:26:36 01/10/2024
Sáng 1/10, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GD&ĐT quận 1 (TP.HCM) đã thông tin tới báo chí các nội dung lãnh đạo quận thống nhất chỉ đạo đối với trường hợp xảy ra ở Trường tiểu học Chương Dương

Thu nhẹ nhàng với phong cách Monochrome

Thời trang

12:21:09 01/10/2024
Đặc biệt trong mùa thu, khi sắc trời dịu nhẹ và không khí trở nên trong lành, phong cách Monochrome càng trở nên lý tưởng để thể hiện sự nhẹ nhàng và thanh thoát.

Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt

Góc tâm tình

12:19:07 01/10/2024
Vì muốn kiếm được nhiều tiề.n nên tôi đã đầu tư với bạn bè để đầu tư kinh doanh. Chẳng may công việc không thuận lợi, tôi phá sản, nợ nần lên đến 500 triệu.

Cách trồng kim ngân khổng lồ, có thể cao chạm trần

Sáng tạo

11:49:31 01/10/2024
Nhìn thành quả mà chàng trai Trung Quốc khoe trên mạng, nhiều người sửng sốt khi biết rằng hóa ra cây kim ngân cũng có thể cao chạm trần nhà, bí quyết của anh là gì?

Courtois bị ném bật lửa, derby Madrid gián đoạn trong gần 20 phút

Sao thể thao

11:47:45 01/10/2024
Hành động ăn mừng khiêu khích của thủ môn người Bỉ khiến người hâm mộ Atletico Madrid nổi giận ở trận đấu diễn ra vào rạng sáng 30/9 (giờ Hà Nội).

Game hay nhất năm 2024 phát sinh biến cố, người chơi mâu thuẫn cực nặng với NPH chỉ vì một lý do

Mọt game

11:47:21 01/10/2024
Helldivers 2 cho tới nay vẫn đang là chủ đề nhận được nhiều sự chú ý nhất của làng game thế giới trong năm 2024. Xuất phát sau Palworld, thế nhưng Helldivers 2 lại đang duy trì được sự phát triển rất bền vững

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

Tin nổi bật

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.

Uống trà hoa tam thất giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông?

Sức khỏe

10:23:45 01/10/2024
Về câu hỏi của bạn, uống hoa tam thất thường xuyên có giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông thì đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào khẳng định điều đó