Khó “kìm cương” lạm phát
Năm 2013, tuy được “kế thừa” một số kết quả bước đầu trong việc kiềm chế lạm phát của năm 2012, song những yếu kém chưa thể khắc phục ngay trong nền kinh tế. Sức “đề kháng” của các ngành kinh tế chủ lực cũng như các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân vẫn rất thấp. Lạm phát sẽ còn tăng cao vì tháng 2 này rơi vào Tết Nguyên đán khi mọi nhu cầu mua sắm đều tăng mạnh, đặc biệt mặt hàng thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Khả năng giữ được CPI cả năm dưới 6% là hết sức khó khăn.
Hàng năm, chỉ số CPI trong quý I và quý IV thường chiếm tỷ trọng lớn nhất của cả năm, vì CPI tăng cao vào dịp tết đầu năm và cuối năm là thời điểm giải ngân. Mức tăng giá tháng 1 vừa qua tới 1,25% có đóng góp đáng kể của thực phẩm tươi sống và dịch vụ y tế, nếu không CPI chỉ tăng khoảng 0,9%.
Theo nhận định của Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, mức tăng giá của tháng 2 các năm trước thường quanh mốc 1,5%. Năm nay, trong tháng Tết, các mặt hàng thực phẩm và dịch vụ vui chơi giải trí đều tăng lên đáng kể. Đáng lưu ý là không có tỉnh nào thực hiện tăng giá dịch vụ y tế trong tháng 2 này, mà sẽ đẩy sang tháng 3 và tháng 4, như vậy mức tăng giá trong tháng 3 và các tháng sau sẽ chậm lại.
Tuy nhiên, đối với việc điều tiết giá thực phẩm trong nước vẫn còn nhiều thách thức, bàn tay can thiệp của Nhà nước trong những năm qua chỉ ở “phần ngọn”, chưa giải quyết được tận gốc vấn đề tăng giá bất hợp lý. Điều cần thiết chính là phải phân phối, điều chỉnh thị trường thực phẩm với nguồn cung hợp lý để giảm giá thành, chứ không chỉ thông qua hình thức cho vay để bình ổn giá tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng như điện, than bán cho điện, xăng dầu, dịch vụ y tế. Dự báo, áp lực về tăng chỉ số CPI trong năm 2013 là không nhỏ, trong khi tác động theo độ trễ của lượng tiền lưu thông tăng lên.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, nếu kiên trì thực hiện các nghị quyết, giải pháp của Chính phủ, khống chế lượng tiền từ ngân sách, thì khả năng giữ lạm phát bằng năm 2012 phải làm rất quyết liệt. Nếu cách hiểu về chính sách hỗ trợ không đầy đủ, giải cứu bất động sản không đúng và không trúng thì lạm phát sẽ ngay lập tức “quay đầu” lại. Cách thức “bơm” tiền vào nền kinh tế và khả năng kiểm soát dòng tiền, nếu tiền đổ vào không đúng địa chỉ thì nguy cơ gây lạm phát là hoàn toàn có thể. Ngược lại, nếu “lái” được dòng tiền chảy vào nơi “ khát vốn” thì không gây ra lạm phát mà lại phát huy hiệu quả thông qua khả năng tạo thêm việc làm, tăng được sức mua, còn giữ được mức lạm phát. Cùng với cam kết đảm bảo đầy đủ nhu cầu rút tiền của người dân trong dịp Tết, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực “bơm” vốn trên thị trường mở nhằm thỏa mãn nhu cầu thanh toán của các ngân hàng. Chỉ sau 3 tuần liên tục, tổng lượng tiền “bơm” ra đạt 2.201 tỷ đồng. Nhu cầu cần tiền tiêu dùng của người dân trong Tết âm lịch là tất yếu và động thái của Ngân hàng Nhà nước là dễ hiểu. Ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng, khi tiền được “bơm” ra dồn dập, thì trên thị trường sẽ xuất hiện sự leo thang giá cả một số mặt hàng chủ chốt như lương thực, thực phẩm và tiêu dùng thiết yếu.
Một số chuyên gia phân tích vĩ mô đưa ra giả định, chỉ số CPI tháng 2 này sẽ tăng khoảng 1,2-1,5% so với tháng 1. Tác động của CPI tăng trở lại sẽ khiến việc dự báo xu hướng tăng CPI cả năm rất khó đoán định. Nhiều ý kiến lo ngại, mục tiêu “kìm cương” lạm phát năm 2013 dưới 6% là khó đạt được. Mức tăng cao hay thấp hoàn toàn tùy thuộc vào bàn tay điều hành chính sách vĩ mô của Chính phủ và sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, nhanh nhạy của các bộ, ngành, địa phương.
Theo ANTD
CPI tháng 2 có thể tăng thấp so với cùng kỳ
Ước tính CPI tháng 2 chỉ tăng từ 1,3 - 1,4% so với tháng 1-2013 (tăng 1,25% so với tháng 12-2012), đây là mức tăng thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân hơn 2% của tháng 2 các năm trước đó.
Theo bà Trần Thị Hằng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê, thông thường, tháng có Tết Nguyên đán do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ tăng cao, nhiều hoạt động lễ hội, sử dụng nhiều dịch vụ, CPI sẽ tăng cao.
Nhưng năm nay, với các biện pháp hiệu quả trong bảo đảm nguồn hàng Tết dồi dào, đẩy mạnh chương trình bình ổn giá đã giúp giá cả lương thực, thực phẩm, các mặt hàng tiêu thụ dịp Tết không tăng cao so với tháng Tết của một số năm trước đây.
Mức tăng giá chủ yếu tập trung vào nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (chủ yếu là thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình); một số loại dịch vụ khác.
Theo ANTD
Thấy trước để bước qua Báo cáo "Cập nhật triển vọng kinh tế toàn cầu" của Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, mặc dù tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xuống mức thấp nhất hơn một thập kỷ qua, nhưng năm 2013 sẽ đạt khoảng 5,5%, sau đó tiếp tục nhích dần lên mức 5,7% trong năm 2014 và khoảng 6% năm 2015. Nhìn lại năm...