Khó kiểm soát đèn lồng có nguồn gốc Trung Quốc?
Đèn lồng có nguồn gốc từ Trung Quốc được người dân “hồn nhiên” treo trên khắp các tuyến phố dọc QL 1A (đoạn qua huyện Phú Xuyên – Hà Nội). Trong khi đó, vấn đề kiểm soát số đèn lồng này có chữ “ Tam Sa” hay không lại không hề dễ.
Chứa hóa chất độc hại
Vụ việc nhiều người dân ở các địa phương thuộc Hải Dương, Hải Phòng, đặc biệt là ở thị xã Chí Linh (Hải Dương) vô tình mua và treo đèn lồng Trung Quốc có in các chữ “Tam Sa, Nam Sa” trong dịp Tết Quý Tỵ còn chưa lắng xuống thì mới đây, nhiều người đi đường khi qua QL 1A (đoạn qua thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) lại giật mình vì cả dãy phố đỏ rực đèn lồng Trung Quốc, phấp phới tung bay lẫn với cờ Tổ quốc!
Bà Dung (50 tuổi, trú tại thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên) cho biết: “Số đèn lồng này được người dân treo từ dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ. Chúng tôi mua về treo để trang trí nhà cửa cho đẹp thôi”.
Đèn lồng có nguồn gốc Trung Quốc “tung hoành” ở thị trấn Phú Xuyên (huyện Phú Xuyên, Hà Nội).
Bà Dung cũng thừa nhận: Thông tin về những chữ “Tam Sa, Nam Sa” in trên những sản phẩm đèn lồng người dân có nghe nói đến thông qua một số kênh thông tin như báo, đài. Tuy nhiên, đó chỉ là những sản phẩm đèn lồng ở các địa phương như Hải Dương, Hải Phòng thôi, còn ở đây chắc… không việc gì (?!)
Không chỉ bà Dung mà nhiều người dân ở thị trấn Phú Xuyên cũng đều cho rằng việc treo đèn lồng là do tự phát, “thấy đẹp thì mua về treo để trang trí cho đẹp thôi”.
Trên thực tế, việc treo đèn lồng của người dân hoàn toàn do tự phát, “thấy đẹp thì mua” với mục đích trang trí mà không lường hết được những “mối nguy hiểm đe dọa” từ những sản phẩm này.
Video đang HOT
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy đèn lồng Trung Quốc chứa nhiều hóa chất độc hại.
Mới đây, kết quả kiểm nghiệm của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học đối với 2 mẫu đèn lồng Trung Quốc đang bán trên thị trường cho thấy, lượng muối cadimi (Cd) sử dụng như là chất tạo màu trong nhiều loại nhựa (một trong ba kim loại nguy hiểm nhất đối với cơ thể con người) trong sơn phủ đèn lồng có hàm lượng cao gấp 123 lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em của Bộ Khoa học – công nghệ Việt Nam.
Cd là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh như loãng xương, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, thiếu máu và tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi (đối với phụ nữ có thai). Giới chuyên môn cho biết, chỉ cần tiếp xúc, cầm nắm đèn lồng là có thể bị thôi nhiễm Cd. Đèn lồng nhiễm Cd với hàm lượng quá cao sẽ tích lũy nhiều trong thận và chỉ phát bệnh sau nhiều năm tiếp xúc.
Âm mưu thâm độc
Nguy hiểm hơn, trong một số sản phẩm đèn lồng của Trung Quốc bày bán ở nước ta (được người dân mua về để treo) còn có viết chữ “Nam Sa, Tam Sa”. “Tam Sa, Nam Sa” (phía Trung Quốc gọi) thực chất là 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà phía Trung Quốc đã ngang nhiên chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp.
Nhiều ý kiến lo ngại với việc người dân treo đèn lồng có in chữ “Tam Sa, Nam Sa”, chúng ta đã “mắc bẫy” âm mưu của phía Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền biển đảo.
Về vấn đề này, Giáo sư Ngô Đức Thịnh (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam) cho rằng: “Thật ra treo đèn lồng như một hình thức trang trí ở trong làng, xóm thì không vấn đề gì, nó tạo nên sự ấm cúng, yên bình.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc cho in chữ “Tam Sa” hay “Nam Sa” bằng tiếng Hoa lên đèn lồng rồi bán sang cho người tiêu dùng Việt Nam là hành động có thể nói là thâm độc.
Không chỉ đèn lồng mà trên một số mặt hàng đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc cũng có những hành động tương tự như bản đồ hình lưỡi bò. Đừng xem đây là chuyện nhỏ, nếu không cảnh giác sẽ để lại hậu quả nguy hiểm”.
Từ trước Tết Nguyên đán, một số địa phương đã tổ chức tuyên truyền phổ biến cho người dân về mối nguy hiểm từ những sản phẩm đèn lồng có xuất xứ từ Trung Quốc.
Trao đổi với PV, đại diện UBND thị trấn Phú Xuyên (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận: “Việc người dân ở thị trấn Phú Xuyên treo đèn lồng có nguồn gốc từ Trung Quốc đã có từ dịp Tết Nguyên đán. Thông tin về đèn lồng Trung Quốc có in chữ &’Tam Sa’ và &’Nam Sa’ bằng tiếng Hoa chúng tôi cũng đã nắm được. Tuy nhiên, việc kiểm soát hay xử lý như thế nào với những sản phẩm đèn lồng mà người dân đang treo lại không hề dễ”.
Giải thích về điều này, đại diện UBND thị trấn Phú Xuyên cho biết: Hiện tại không thể thu hồi hay xử phạt hành chính những hộ dân đang treo đèn lồng được vì không có bất kì một quy định hay chế tài nào quy định cụ thể cho vấn đề này. Tất cả chỉ giải quyết dựa trên ý thức tự giác của người dân là chủ yếu.
“Trước mắt, chúng tôi sẽ tập trung phổ biến tuyên truyền về những mối nguy hiểm từ những sản phẩm đèn lồng có nguồn gốc từ Trung Quốc này để người dân hiểu, nâng cao ý thức và tự giác dỡ bỏ”, đại diện UBND thị trấn Phú Xuyên khẳng định.
Theo soha
Thu hồi sản phẩm có lo go in bản đồ không Hoàng Sa, Trường Sa
Đại diện siêu thị Big C Thăng Long ngày 13/3 cho hay, sau một ngày báo Dân trí nêu hiện tượng các tem dán của áo phông thời trang có lo go in hình bản đồ Việt Nam không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị thu hồi...
Người đại diện này cũng cho hay, đã yêu cầu nhà cung cấp thay đổi nhãn giá cho phù hợp. Trong đó Big C nêu rõ, nếu in hình bản đồ Việt Nam thì bắt buộc phải thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài ra, qua sự việc này, đại diện Big C cũng cho hay sẽ siết lại khâu kiểm tra hàng hóa từ các nhà sản xuất để tránh những trường hợp đáng tiếc tương tự có thể xảy ra sau này.
Sản phẩm áo phông có lo go in hình bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa và Trường Sa đã bị thu hồi tại siêu thị Big C Thăng Long
Trước đó, từ thông của bạn đọc, Dân trí đã phản ánh hiện tượng một sản phẩm thời trang có lo go vẽ bản đồ Việt Nam không có hai quần đảo chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhận xét về hành động kể trên, ông Phan Ngọc Mai, Phó Cục trưởng cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam (bộ Tài nguyên và Môi trường) tỏ ra đáng tiếc khi biết rằng Trung Quốc đã có rất có dụng ý khi tung vào thị trường Việt Nam những sản phẩm truyền đi thông điệp chủ quyền phi pháp. Đó là sản phẩm rất nhỏ như đèn lồng có chữ "Tam Sa", quả địa cầu có hình bản đồ in thông tin không chính xác về quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chậu cây cảnh giả có hình bản đồ Việt Nam nhưng không có Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, từ những chi tiết rất nhỏ trong hàng hóa do Trung Quốc sản xuất thì "nước này đã không nề hà bất cứ hành động nào để gieo rắc vào người dân ý nghĩ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là của họ".
Tuy nhiên, theo một khảo sát trong ngày 13/3 thì hiện tại vẫn còn rất nhiều hiện tượng từ các đơn vị, có cả những đơn vị thuộc quản lý nhà nước vẫn sử dụng lo go có hình thể Việt Nam nhưng không thể hiện hai quần đảo chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc là Hoàng Sa và Trường Sa.
PV Dân trí sẽ trở lại đề tài này trong những ngày sắp tới.
Theo Dantri
Tháo nút thắt giá đất bồi thường Nhiều vấn đề mấu chốt trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có liên quan mật thiết tới đời sống người dân chưa nhận được sự đồng thuận. Không chỉ từ phía người dân, chính các cơ quan quản lý, doanh nghiệp cũng rất băn khoăn, lo ngại quy định mới không tháo gỡ được những vướng mắc, tồn tại cũ. Giá...