Khó khăn về tài chính, Vietsovpetro muốn bán dự án đất vàng nghìn tỷ
Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro vừa có công văn gửi UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông báo đã thống nhất phương án tìm kiếm nhà đầu tư mua lại dự án Tòa nhà hỗn hợp – HH1 ở thành phố Vũng Tàu bằng hình thức đấu thầu.
Theo Sở Xây dựng, qua làm việc với Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro, lý do công trình ngừng thi công do từ cuối năm 2015, giá dầu liên tục giảm sâu, để cân đối nguồn tài chính bị thiếu hụt, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro phải thực hiện nhiều giải pháp như giãn, dừng và cắt giảm một số dự án đầu tư cả trên biển lẫn trên bờ.
Tại kỳ họp lần thứ 47 diễn ra vào tháng 12/2016, Hội đồng Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro đã quyết nghị giao Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro soạn thảo các phương án bán, kêu gọi đối tác đầu tư vào Dự án khu nhà ở hỗn hợp HH1 để thu hồi các chi phí đã đầu tư. Như vậy, chủ trương của hai phía trong Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro là không tiếp tục đầu tư Dự án nhà ở hỗn hợp HH1.
Trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro đã có văn bản gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh đề nghị hỗ trợ Vietsovpetro chuyển giao Dự án nhà ở hỗn hợp HH1 cho nhà đầu tư khác để dự án tiếp tục được triển khai theo quy hoạch. UBND tỉnh đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở TN-MT, Sở Tài chính, TP.Vũng Tàu và các cơ quan có liên quan rà soát các thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Nhà ở, hướng dẫn Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro hoàn thiện hồ sơ để thực hiện việc thay đổi nhà đầu tư của dự án.
Dự án khu nhà ở hỗn hợp HH1 tại góc đường Nguyễn Thái Học – Nguyễn Tri Phương, phường 7, TP.Vũng Tàu do Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công ngày 18/4/2012, với 3 tòa nhà cao 33 tầng và 2 tầng hầm, tổng mức đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng. Thời gian hoàn thành dự án là 3 năm, tính từ ngày khởi công. Mục tiêu của dự án là làm nhà ở công vụ cho cán bộ, công nhân viên Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro, bảo đảm an sinh xã hội, phù hợp với định hướng chung về phát triển đô thị TP.Vũng Tàu.
Theo thiết kế của khu nhà ở HH1, từ tầng 1 đến tầng 5, bố trí các công trình xã hội và sinh hoạt như: trường học, nhà ăn, quán cà phê, lò bánh mì, trung tâm văn hóa-thương mại, nhà tắm xông hơi, y tế, bưu điện… Từ tầng 6 đến tầng 33, có 646 căn hộ, gồm: 120 căn diện tích từ 56-57m2, 284 căn diện tích từ 99-115m2, 239 căn diện tích từ 118-130m2 và 8 căn Penhouse có diện tích từ 443-459m2.
Đến đầu năm 2016, nhà thầu xây lắp đã thi công đến tầng 32. Tuy nhiên, sau đó, công trình đã ngừng thi công hơn 1 năm nay. Tổng chi phí thực hiện dự án cho đến thời điểm hiện nay khoảng 34 triệu USD. Theo nhà đầu tư, để hoàn thành toàn bộ dự án, sẽ cần thêm khoảng 36,9 triệu USD nữa.
Gia Khang
Theo Thời đại
Sếp lọc hóa dầu Bình Sơn chối việc được "chăm sóc" 19 tỷ từ Oceanbank
Sáng nay (11.9), bị cáo Minh Thu tiếp tục khẳng định chi 19 tỷ "chăm sóc" 4 sếp ở Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn. Một trong 4 người bị tố khẳng định hành vi trên có dấu hiệu tội vu khống.
Video đang HOT
Sáng nay, bước sang ngày thứ 11 xét xử Hà Văn Thắm và 50 bị cáo khác có liên quan.
Trước khi vào xét xử, chủ tọa Trần Nam Hà yêu cầu thư ký phiên tòa báo cáo thành phần tòa yêu cầu triệu tập bổ sung. Theo thư ký, 4 người bị triệu tập đến từ Công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan gồm: ông Nguyễn Hoài Giang (Chủ tịch HĐQT); Đinh Văn Ngọc (Tổng giám đốc); Vũ Mạnh Tùng (Phó tổng giám đốc) và Phạm Xuân Quang (Kế toán trưởng) đã có mặt tại tòa. Họ có vai trò là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc.
'Tôi khẳng định những lời chị Thu nói là bịa đặt, không chính xác' Trước câu trả lời của bị cáo Minh Thu, ông Đinh Văn Ngọc (Tổng giám đốc Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn giai đoạn 2012-2015) nói hành vi trên của nữ bị cáo có dấu hiệu vu khống.
Ông Phạm Xuân Quang (Kế toán trưởng Lọc hóa dầu Bình Sơn) là người đầu tiên được HĐXX mời trả lời các câu hỏi liên quan đến việc tố nhận chi lãi ngoài của Oceanbank.
Theo ông Quang, từ 2008 đến nay, Lọc hóa dầu Bình Sơn có quan hệ tiền gửi, tiền vay và các giao dịch khác tại Oceanbank. "Số lượng thì không nhớ, gửi rất nhiều lần. Hợp đồng gửi cao nhất là 1.100 tỷ, ít nhất là 200 tỷ đồng", ông Quang nói và giải thích mỗi lần gửi tiền tăng giảm khác nhau, cá nhân ông không nhớ rõ tổng số tiền đã gửi tại ngân hàng Đại Dương.
Trước câu hỏi của HĐXX: "Công ty hay cá nhân ông có nhận chi lãi ngoài không?", ông Quang nói: "Ngoài lãi suất theo hợp đồng, công ty và cá nhân tôi không nhận lãi ngoài".
"Ông chắc chắn không?", chủ tọa hỏi. Ông Quang một lần nữa khẳng định ông cũng như Lọc hóa dầu Bình Sơn không nhận tiền chi lãi ngoài từ Oceanbank.
Khi HĐXX đề nghị lý giải việc bị cáo Nguyễn Minh Thu khai nhiều lần chi lãi ngoài cho ông Quang, mỗi lần từ 200 đến 300 triệu, Kế toán trưởng Lọc hóa dầu Bình Sơn nói: "Đó là lời khai một chiều của bị cáo, tôi không nhận tiền ngoài hợp đồng tiền gửi". Ngay sau đó, thẩm phán đã yêu cầu bị cáo Nguyễn Minh Thu (cựu Chủ tịch HĐQT Oceabank) lên đối chất.
Bị cáo Thu khẳng định bản thân đã 7-8 lần đưa tiền cho ông Phạm Xuân Quang cũng như các lãnh đạo của doanh nghiệp này. "Mỗi lần đưa từ 200-300 triệu đồng, cao nhất là 500 triệu đồng lần", cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank nói.
Theo lời Thu, bị cáo 2 lần làm việc với Quang ở phòng làm việc tại trụ sở của Ban quản lý nhà máy lọc dầu Bình Sơn, một lần khác gặp kế toán trưởng ở một quán cà phê tại TP.HCM. Trừ lần gặp tại TP.HCM không có ai đi cùng, còn lại đều có lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Oceanbank ở Quảng Ngãi và các cán bộ của ban khách hàng lớn và đối tác chiến lược.
Ông Phạm Xuân Quang, Kế toán trưởng Công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn có mặt tại tòa sáng 11.9. Ảnh: Việt Hùng
Người được Thu nhắc đến với vai trò là cầu nối của vụ việc là Phan Thị Tú Anh, nguyên Giám đốc Oceanbank chi nhánh Quảng Ngãi. Bị cáo Tú Anh khẳng định khi Thu vào Quảng Ngãi bản thân bà có tháp tùng vào lọc hóa dầu Bình Sơn để gặp 4 người bị triệu tập hôm nay.
Tú Anh khẳng định không có chuyện Thu nhờ chuyển tiền đưa cho lọc hóa dầu Bình Sơn nhưng thừa nhận từng chuyển một phong bì cho ông Quang. "Phong bì có to không", chủ tọa hỏi. Bị cáo Tú Anh nói bản thân không nhớ.
Tại phiên tòa hôm nay, cựu Chủ tịch HĐQT Nguyễn Minh Thu cho biết theo yêu cầu của kế toán trưởng Lọc hóa dầu Bình Sơn, bà đã nhờ thư ký của mình chuyển tiền sang tài khoản của Nguyễn Trọng Hải.
Thu nói thời gian đó diễn ra khoảng năm 2013. Do đã lâu nên bị cáo chỉ nhớ khoảng vài trăm triệu.
Trước những lời khai của Thu và Tú Anh, Kế toán trưởng Lọc hóa dầu Bình Sơn Phạm Xuân Quang một lần nữa cho rằng đó chỉ là lời khai một phía. "Tôi không nhận khoản lãi ngoài, chăm sóc khách hàng nào từ cán bộ ngân hàng Đại Dương", ông Quang khẳng định.
Giải thích về việc Nguyễn Minh Thu nhiều lần xuất hiện ở cơ quan, vị kế toán trưởng cho biết do đơn vị có tổ chức các sự kiện nên các đơn vị khách hàng có mặt. "Thế sự kiện có tổ chức ở quán cà phê ở TP.HCM không?", thẩm phán đặt câu hỏi cho kế toán trưởng Lọc hóa dầu Bình Sơn. "Thưa không ạ. Sự kiện được tổ chức ở công ty hoặc các nơi tổ chức sự kiện. Chứ không có...", ông Quang ngập ngừng.
Minh Thu khai Oceanbank chi 19 tỷ đồng "chăm sóc" cho lãnh đạo Công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn (Quảng Ngãi). Đồ họa: Bá Chiêm
Người thứ 2 được HĐXX mời lên đối chất sáng nay là ông Nguyễn Hoài Giang.
"Giai đoạn 2011-2014, bị cáo Minh Thu khai nhiều lần đưa tiền cho ông. Ông thấy thế nào?", trả lời câu hỏi đó, ông Giang cho rằng đó chỉ là lời khai một chiều. Theo ông Giang, do nhiều lần Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) có công văn chỉ đạo Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn phải gửi tiền tại Oceanbank nên đơn vị đã thực hiện. "Như vậy, không có lý do gì Oceanbank phải chi lãi ngoài cho Bình Sơn cả", ông Giang lý giải.
Người được xét hỏi sáng nay liên quan đến lời tố của bị cáo Thu là ông Vũ Mạnh Tùng (Phó tổng giám đốc Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn) - phụ trách mảng tài chính, kế hoạch. Trả lời HĐXX, ông Tùng nói áng chừng doanh nghiệp của mình gửi tiền vào Oceanbank ít nhất 2 tỷ đồng và nhiều là 1.000 tỷ đồng. "Liên quan đến việc chi lãi suất ngoài và huy động vốn của Oceanbank, bị cáo Minh Thu khai nhiều lần đưa tiền cho ông, số tiền 200-300 triệu đồng/lần. Ông lý giải thế nào?", chủ tọa hỏi.
Cũng giống như kế toán trưởng, ông Tùng nói lời khai của Thu là một chiều. "Cá nhân tôi không nhận chi lãi ngoài từ bị cáo Thu và Oceanbank", ông Tùng đáp.
HĐXX tiếp tục mời ông Đinh Văn Ngọc (Tổng giám đốc Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn giai đoạn 2012-2015). Ông Ngọc cũng giải trình, việc Thu khai nhiều lần đưa tiền cho ông, với mức 200-300 triệu/lần là không chính xác. "Tôi không nhận bất cứ khoản tiền nào của chị Thu, chị Tú Anh và Oceanbank", ông Ngọc trả lời.
Trước phần trả lời của ông Ngọc, ông Tùng, bị cáo Thu được lên đối chất. "Bị cáo xác nhận đưa tiền cho lãnh đạo Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn và nói rõ đây là chi chăm sóc khách hàng. Bị cáo có đưa cho 4 lãnh đạo trên", Thu đáp và cho hay riêng ông tổng giám đốc, bà gặp 7 lần và thường vào các tháng 1, 4, 8 và 10.
Được HĐXX cho xác nhận 4 người bị triệu tập có mặt tại tòa có phải là người Thu gặp không, nữ bị cáo quay xuống dưới và khẳng định: "Đúng ạ".
Ông Đinh Văn Ngọc đến tòa Hà Nội sáng 11.9. Ảnh: Việt Hùng
Trước phần đáp của bà Minh Thu, ông Đinh Văn Ngọc (Tổng giám đốc Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn giai đoạn 2012-2015) nói: "Tôi khẳng định những lời chị Thu nói là bịa đặt, không chính xác". Ông Ngọc cho rằng hành vi này của bà Thu có dấu hiệu phạm vào tội Vu khống.
"HĐXX đang làm rõ số tiền Thu khai đưa cho ông. HĐXX chưa quy kết gì cho ông cả", chủ tọa Trần Nam Hà nói, đồng thời tuyên bố tạm dừng phần xét hỏi bị cáo Minh Thu cũng như 4 lãnh đạo đốc Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn.
Trước đó, sáng 9.9, HĐXX đã thẩm vấn Nguyễn Minh Thu (cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank) liên quan đến hành vi chuyển tiền chi lãi ngoài cho các đầu mối bà phụ trách khi còn công tác ở nhà băng.
Bị cáo Thu nói rằng Oceanbank chi 19 tỷ đồng "chăm sóc" cho lãnh đạo Công ty TNHH MTV lọc hóa dầu Bình Sơn (Quảng Ngãi). Những người bị tố nhận tiền gồm các ông: Nguyễn Hoài Giang (chủ tịch HĐQT); Đinh Văn Hậu (tổng giám đốc); Vũ Mạnh Tùng (phó tổng giám đốc) và người tên Quang (kế toán trưởng).
Theo Nhóm phóng viên (Zing)
Cha kiện con đòi 1 tỷ đồng tiền trúng số độc đắc Theo tòa sơ thẩm, người con gái không có chứng cứ gì chứng minh rằng người cha đã cho tặng số tiền 1 tỷ đồng nên tòa tuyên buộc phải trả lại. Theo hồ sơ, tháng 5.2016, ông Phạm Văn Đồng (53 tuổi, ngụ huyện Tân Thạnh, Long An) trúng thưởng bốn tờ vé số, trong đó có ba tờ trúng giải độc...