Khó khăn trong xuất khẩu nông sản ở Hà Giang
Dưa phải đổ bỏ cho bò ăn; nhiều container chuối, thanh long không bán được còn phải mất tiền để đổ thải…. đây là thực trạng đang diễn ra tại Hà Giang.
Gần 100 tấn chuối với giá trị gần 1 tỷ đồng của Công ty CP Nông lâm nghiệp Hà Giang đã có mặt tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy từ nhiều ngày nay. Phía đối tác thì mòn mỏi chờ hàng, trong khi chuối thì chín trên xe, song hàng vẫn không thể xuất.
Cũng tương tự như vậy, 2 xe chuối của Công ty TNHH 1 thành viên Ngọc Tú đã lên đến cửa khẩu từ nhiều ngày mới được xếp vào bãi kiểm hóa. Như vậy, phải mất gần 1 tuần, 2 xe chuối trên chỉ di chuyển được quãng đường 500m từ bãi kiểm hóa của Hải Quan xuống bãi tập kết để chờ lượt được xuất khẩu.
Hàng loạt xe nông sản nằm dài tại cửa khẩu chờ thông quan (Ảnh minh họa: KT)
Tương tự như vậy, gần 7.000 tấn bột sắn của Công ty XNK Thương mại Hải Ngọc đã ùn ứ từ nhiều tuần nay. Hàng được chất thành đống trong kho, thậm chí nhiều ngày hàng được xếp lên xe rồi lại hạ xuống.”Không thông quan được, chờ đến 4 ngày nên hàng bị hỏng. Bây giờ công ty chúng tôi hàng đang vào vụ thu hoạch, sản lượng rất lớn, sản lượng lên tới hàng nghìn tấn/ngày”, chị Hà Thị Thủy, đại diện Công ty CP Nông lâm nghiệp Hà Giang cho biết.
Theo đại diện công ty, nếu như trung bình 1 tháng trong năm ngoái, công ty xuất khẩu được khoảng 7.000 tấn bột sắn thì trong quý 1 năm 2020 con số này chỉ được 1.200 tấn.
“Lượng hàng tồn kho rất nhiều, số hàng lưu thông rất ít. Ngoài vấn đề dịch bệnh chung ra thì công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu”, anh Trương Thanh Tùng, đại diện Công ty XNK Thương mại Hải Ngọc cho hay.
Video đang HOT
Thực tế, tình trạng ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là điều dễ hiểu và diễn ra tại hầu hết các cửa khẩu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do những thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu của phía Trung Quốc. Bên cạnh đó, các hoạt động kiểm dịch y tế đã khiến cho thời gian thông quan một xe hàng kéo dài hơn từ 20 đến 30 phút.
Hàng hóa ùn ứ, doanh nghiệp gặp khó khăn, lao động thiếu việc làm trong khi nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng. Những điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Giang cần thường xuyên nắm bắt, trao đổi thông tin với phía Trung Quốc, chủ động dự báo tình hình, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính để cộng đồng trách nhiệm cùng vượt qua khó khăn./.
Thông điệp từ Sabeco: Đây là thời điểm chưa từng có tiền lệ và tình hình sẽ tiếp tục trở nên khó khăn hơn!
"Chúng tôi dự kiến rằng tình hình sẽ tiếp tục trở nên khó khăn hơn trước khi có thể bắt đầu phục hồi vào nửa cuối năm 2020. Cơn bão này rồi cũng sẽ chóng qua và mặt trời tươi sáng sẽ lại xuất hiện. Trong thời gian đó, chúng tôi sẽ tập trung toàn lực vượt qua cơn bão này và chuẩn bị đầy đủ nhằm nắm bắt tận dụng tối đa cơ hội khi các điều kiện thuận lợi xuất hiện trở lại", Tổng Giám đốc Sabeco nói.
Năm 2020 có thể xem là năm khó khăn lớn cho ngành bia nói chung cũng như CTCP Bia - Rượu - Nước Giải khát Sài Gòn (Sabeco, SAB) nói riêng. Không dừng lại ở quy định mới về thuế TTĐB, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, năm nay trước Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 liên quan đến cấm lái xe khi uống rượu bia có hiệu lực và sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19, SAB đang chịu tác động kép. Lợi nhuận quý 1/2020 theo đó đã giảm mạnh về mức thấp nhất nhiều năm, thị giá cổ phiếu cũng lao dốc mạnh.
Cụ thể, doanh thu thuần 3 tháng đầu năm của SAB đạt 4.909 tỷ đồng, giảm 47% và lợi nhuận sau thuế đạt 717 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước. Đây là những con số thấp nhất về hoạt động kinh doanh của Sabeco trong nhiều năm qua.
Đây là thời điểm chưa có tiền lệ
Ghi nhận tại BCTN 2019, Chủ tịch Koh Poh Tiong gửi gắm: "Tr ong năm 2020, trước tiên chúng ta sẽ phải đương đầu với việc Nghị định 100 được đưa vào áp dụng ngay từ tháng 1, đặt ra các quy định chặt chẽ hơn đối với tiếp thị và quảng cáo bia, cũng như áp dụng các hình phạt nặng hơn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông dưới ảnh hưởng của bia rượu với bất kỳ nồng độ cồn nào trong máu hoặc hơi thở. Do đó, kênh tiêu thụ bia tại các hàng quán đã bị sụt giảm nặng nề.
Chúng ta cũng phải đối mặt với đại dịch cúm Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch với việc hạn chế đi lại, làm gián đoạn các chuỗi cung ứng cùng hoạt động kinh doanh và gây trì trệ các hoạt động kinh tế xã hội, bao gồm các biện pháp ngăn chặn sự lây lan như đóng cửa các quán bia, quán rượu, karaoke và câu lạc bộ đêm ở nhiều tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Ngoài tác động của Nghị định 100, các giải pháp này cũng đã hạn chế đáng kể mức tiêu thụ rượu bia ".
Theo ông Koh Poh Tiong, đây là thời điểm chưa từng có tiền lệ của SAB. Công ty theo đó đang cố gắng hết sức để nhằm giảm thiểu những tác động về mặt tài chính từ 2 thách thức đến cùng lúc.
Tình hình sẽ tiếp tục trở nên khó khăn hơn trước khi có thể bắt đầu phục hồi vào nửa cuối năm 2020
Tiếp lời, Tổng Giám đốc Neo Gim Siong Bennett lấy hiệu ứng bánh đà để truyền tải thông điệp: " Giai đoạn ban đầu luôn có nhiều khó khăn do chúng ta phải đẩy toàn bộ trọng lượng của bánh đà về phía trước. Với từng bước một, từng lần đẩy một, động lượng sẽ được tích tụ giúp cho bánh đà sau đó sẽ di chuyển rất dễ dàng và ngày một nhanh.
Chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự chuyển mình và đã bắt đầu đẩy bánh đà, tích lũy từng động lượng một trên đường đi để cùng nhau tiến về phía trước ".
Theo Tổng Giám đốc, thế giới đã khởi đầu năm 2020 với vô vàn thách thức do sự lây lan của đại dịch Covid-19 và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Không những vậy, ngành công nghiệp bia rượu còn chịu ảnh hưởng nhiều hơn khi Chính phủ ban hành Nghị định 100, bao gồm các quy định xử phạt nghiêm khắc đối với việc điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi có bất kỳ nồng độ cồn nào trong máu hoặc hơi thở.
"Chúng tôi dự kiến rằng tình hình sẽ tiếp tục trở nên khó khăn hơn trước khi có thể bắt đầu phục hồi vào nửa cuối năm 2020. Cơn bão này rồi cũng sẽ chóng qua và mặt trời tươi sáng sẽ lại xuất hiện. Trong thời gian đó, chúng tôi sẽ tập trung toàn lực vượt qua cơn bão này và chuẩn bị đầy đủ nhằm nắm bắt tận dụng tối đa cơ hội khi các điều kiện thuận lợi xuất hiện trở lại ", người cầm cương nói.
Năm 2020: Tập trung khai thác thị trường nội địa
Trước bối cảnh trên, SAB dự duy trì bình ổn trong mảng sản xuất và kinh doanh khai thác thị trường nội địa với sức mua của hàng chục triệu dân. Cụ thể:
Tập trung nguồn lực xây dựng thương hiệu và các hoạt động phát triển thị trường, bao gồm xây dựng chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phân phối, tiêu thụ phù hợp với xu hướng tiêu dùng, song song với việc cấu trúc toàn diện hệ thống phân phối theo hướng chuyên nghiệp, gia tăng hiệu quả và hỗ trợ hiệu quả cho việc kiểm soát theo kênh và phân khúc sản phẩm.
Tăng trưởng thị phần ở quốc nội và đẩy mạnh xuất khẩu tại các thị trường trọng yếu.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và cho ra đời các dòng sản phẩm mới.
Tăng cường hệ thống và cải thiện cách thức làm việc thông qua SABECO 4.0.
Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng trên toàn hệ thống SABECO.
Tích hợp Phương pháp quản lý nguồn lực nhân sự và áp dụng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên.
Được biết năm 2019 SAB đã triển khai nhiều thay đổi trong chiến lược và hoạt động có thể kể đến như: cải thiện tỷ suất lợi nhuận thông qua việc kiểm soát chi phí và tăng giá bán; nâng cao bộ nhận diện thương hiệu bằng cách tái ra mắt mẫu mã bao bì mới cho các sản phẩm Bia Saigon và 333; tăng lợi thế cạnh tranh bằng những khoản đầu tư gia tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty liên kết, xây dựng mở rộng các nhà máy bia hiện hành
'Siêu' doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng từng gây 'sốt' giờ ra sao? Công ty USC Interco đăng ký thành lập ngày 17/1 với số vốn 144.000 tỷ đồng, tương đương 6,3 tỷ USD hiện không còn tồn tại. Thông tin với báo chí, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Thống kê cho biết Công ty USC Interco đăng ký thành lập ngày 17/1 với số vốn 144.000 tỷ đồng, tương đương 6,3 tỷ USD...