Khó kép với ông lớn ngành bia
Quý I/2020, nhóm doanh nghiệp ngành bia ghi nhận kết quả tiêu cực so với nhiều ngành nghề khác, kể cả những tên tuổi đầu ngành hay khối thương mại trong ngành. Cụ thể, xét 5 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, doanh thu quý I/2020 giảm trung bình 32,4% và lợi nhuận giảm 97,7% so với cùng kỳ 2019.
Tồn kho tăng, Tiền mặt giảm
Đầu tiên, hai tên tuổi lớn nhất trong ngành là Tổng CTCP Bia – Rư ợu – Nước giải khát Sài Gòn (SAB) và Tổng CTCP Bia – Rượ u – Nước Giải khát Hà Nội (BHN) đều có kết quả kinh doanh giảm mạnh.
SAB ghi nhận doanh thu 4.908,8 tỷ đồng, lợi nhuận là 717 tỷ đồng, giảm lần lượt 47,4% và 44,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, không những giảm về doanh số, biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng đều có sự suy giảm đáng kể trong kỳ.
SAB giải trình rằng, kết quả kinh doanh suy giảm do chịu ảnh hưởng khủng hoảng bởi đại dịch Covid-19.
Không những lợi nhuận suy giảm mạnh, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính ghi nhận mức âm kỷ lục 1.097 tỷ đồng, giá trị âm lớn nhất kể từ năm 2017 tới nay tại SAB. Đây cũng là quý đầu tiên, SAB đối mặt với hiện trạng dòng tiền âm sau nhiều quý dòng tiền dương liên tục.
Tính tới 31/3/2020, lượng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tại Tổng công ty giảm tới 3.237,5 tỷ đồng và chỉ còn 13.271,6 tỷ đồng, tỷ trọng tiền mặt trên tổng tài sản đã giảm mạnh từ 61,2% về mức 54,9% trong quý.
Bên cạnh yếu tố dòng tiền suy yếu, tồn kho và khoản phải thu ngắn hạn có dấu hiệu tăng. Trong đó, tồn kho cuối quý I/2020 ghi nhận 2.256,9 tỷ đồng, tăng tới gần 15% so với đầu kỳ, khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 642,6 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm.
Trong thuyết minh báo cáo tài chính, SAB cho biết, giá trị thành phẩm tồn kho tăng mạnh, từ 927,7 tỷ đồng lên 1.263,1 tỷ đồng, tương đương tăng 36,2% so với đầu kỳ.
Video đang HOT
Trong bối cảnh bán hàng gặp khó khăn, việc sản xuất ra mà chưa tiêu thụ kịp đã đẩy tồn kho gia tăng.
Việc tồn kho tăng lại làm cho quá trình thu hồi tiền mặt gặp khó khăn hơn và làm lượng tiền mặt của doanh nghiệp suy giảm đáng kể. Nếu như tình hình không có sự đổi mới, SAB sẽ có thể bị thâm hụt lượng tiền mặt tích trữ lâu nay.
Mịt mờ tương lai
Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia rư ợu lớn trên thế giới cũng như khu vực nhờ cơ cấu dân số trẻ và văn hoá làm việc trên bàn nhậu. Nhóm cổ phiếu bia luôn được coi là nhóm kinh doanh ổn định, dòng tiền đều và tỷ lệ cổ tức tiền hấp dẫn nhà đầu tư.
Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi mạnh mẽ khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông liên quan tới rư ợu bia được ban hành cuối năm 2019, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Nghị định 100 có hiệu lực, lượng tiêu thụ rượ u, bia giảm mạnh, nhưng đó chưa phải là khó khăn lớn nhất. Dịch Covid-19 xuất hiện, tạo cú sốc “vô tiền khoáng hậu” với ngành bia khi hành vi tiêu dùng bắt buộc phải thay đổi.
Trước đây người tiêu dùng hạn chế uống bia rượ u do tự ý thức sợ bị phạt hành chính, nhưng nay, cả xã hội phải tuân thủ yêu cầu giãn cách, hạn chế tới nơi đông người. Hàng loạt quán ăn, quán bia phải đóng cửa trong thời gian dài để hạn chế sự lây lan của dịch.
Mặc dù nền kinh tế dần mở cửa trở lại, nhưng thách thức từ Nghị định 100 cũng như việc chưa có vắc xin phòng dịch khiến mọi hoạt động kinh doanh nói chung, ngành giải khát nói riêng vẫn dưới mức bình thường.
Chuyên gia kinh tế của Bloomberg nhận định, nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục hoạt động dưới mức tiềm năng trước lo ngại làn sóng dịch bệnh quay trở lại.
Nền kinh tế khả quan nhất cũng phải tới giai đoạn có vắc xin phòng chống dịch thì mới dần dần khôi phục trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.
SAB sở hữu tiền mặt lớn, nhưng phía trước chưa thấy cửa sáng cho tiêu thụ sản phẩm, cũng đồng nghĩa với việc hiệu quả kinh doanh chưa biết bao giờ quay trở lại đà tăng trưởng.
Tại BHN, kết quả kinh doanh thậm chí còn lỗ 98,3 tỷ đồng ngay trong quý I/2020. BHN cho biết, do ảnh hưởng lớn từ tác động kép của quy định về sử dụng rư ợu bia và đại dịch Covid-19 dẫn tới sản lượng tiêu thụ sụt giảm so với cùng kỳ.
Lượng tiền mặt trong kỳ đã giảm tới 1.051 tỷ đồng, về mức 1.816,5 tỷ đồng, trong khi đó hoạt động kinh doanh chính âm tới 1.007,2 tỷ đồng.
Dòng tiền âm của BHN có dấu hiệu tương đồng so với SAB khi tồn kho và khoản phải trả tăng lên do việc bán thành phẩm gặp khó khăn.
Trên TTCK, cổ phiếu SAB tăng từ vùng giá 113.000 đồng/CP lên 183.000 đồng/CP, tương ứng tăng gần 62%, sau đó điều chỉnh về mức hiện tại 160.000 đồng/CP.
Quan sát thị trường cho thấy, cổ phiếu ngành bia đang được nhiều nhà đầu tư tung hứng như một “canh bạc ngắn hạn”, bởi tương lai mịt mờ phía trước khi 2 gọng kìm dịch bệnh và Nghị định 100 cùng xiết mạnh vào dòng tiêu thụ sản phẩm làm ra của loại doanh nghiệp ngành này.
Dính năm 'đại hạn', đại gia ngành bia lỗ nặng chưa từng có
3 tháng đầu năm 2020, doanh thu của Tổng công ty Bia rư ợu nước giải khát Hà Nội (Habeco) giảm 50%, còn doanh thu của Tổng CTCP Bia - Rư ợu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cũng giảm 47% so với cùng kỳ.
Habeco báo lỗ gần 100 tỷ
Tổng công ty Bia rư ợu nước giải khát Hà Nội (Habeco, mã chứng khoán: BHN) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I với khoản lỗ kỷ lục gần 100 tỷ đồng.
Trong 3 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Habeco ("ông lớn" sở hữu các thương hiệu bia Hà Nội và Trúc Bạch) chỉ đạt 770 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu sụt giảm kéo theo lợi nhuận gộp giảm hơn 55%, về mức 148 tỷ đồng.
Trong khi nguồn thu giảm mạnh thì chi phí vận hành biến động không đáng kể. Cụ thể, chi phí bán hàng là gần 185 tỷ đồng, giảm 3%; chi phí quản lý doanh nghiệp gần 81 tỷ đồng, tăng 4%.
Kết quả là Habeco báo lỗ trước thuế tới 96 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2019 lãi gần 98 tỷ đồng. Lỗ sau thuế của Habeco trong 3 tháng đầu năm 2020 là hơn 98 tỷ đồng, trong khi quí I/2019 lãi 64 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Habeco công bố mức lỗ trước thuế trăm tỷ đồng.
Ảnh hưởng từ việc thua lỗ cộng với việc tăng hàng tồn kho khiến dòng tiền kinh doanh trong kỳ của Habeco âm hơn 1.000 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ 2019, chỉ tiêu này của Habeco chỉ âm 430 tỷ). Theo đó, lượng tiền và tương đương tiền cuối kỳ của Habeco giảm từ mức 1.300 tỷ hồi đầu năm xuống chỉ còn gần 430 tỷ vào cuối tháng 3.
Đến cuối tháng 3, tổng tài sản hợp nhất của "ông lớn" ngành bia miền Bắc này giảm 12%, về gần 6.830 tỷ đồng. Nợ phải trả của doanh nghiệp là 1.700 tỷ đồng, giảm gần 850 tỷ đồng so với đầu năm.
Trong khi đó, hàng tồn kho của doanh nghiệp này tăng 17,5%, lên 751 tỷ đồng, chủ yếu do tăng thành phẩm, hàng hóa.
Trong văn bản giải trình, ban lãnh đạo Habeco cho rằng do ảnh hưởng của Covid-19 và Nghị định 100 cấm lái xe sau khi dùng bia r ượu khiến sản lượng tiêu thụ trong 3 tháng đầu năm sụt giảm mạnh so với cùng kỳ 2019.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu của Habeco hiện đang ở vùng giá thấp lịch sử, ở mức 56.000 đồng, thấp hơn khá nhiều so với vùng giá gần 80.000 đồng hồi đầu năm.
Doanh thu của Sabeco giảm 47%
Tổng CTCP Bia - R ượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán: SAB) cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020, ghi nhận doanh thu giảm sút.
Theo đó, 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của Sabeco chỉ đạt gần 4.910 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ. Đây là mức doanh thu theo quý thấp nhất của Sabeco từ năm 2016 đến nay.
Lợi nhuận gộp của Sabeco trong quý I/2020 khoảng 1.350 tỷ đồng, giảm 38%. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 23,5% lên 27,6%.
Doanh thu tài chính trong quý I/2020 của Sabeco là gần 270 tỷ đồng, tăng 56%. Trong khi đó, hoạt động liên doanh, liên kết giảm 46% lợi nhuận xuống 41 tỷ đồng, giảm 46%.
Do nguồn thu giảm mạnh nên Sabeco chủ động cắt giảm nhiều chi phí, như chi phí bán hàng giảm 19% xuống 560 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 15% xuống 141 tỷ đồng. Chi phí tài chính chỉ 20 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế của Sabeco trong quý I/2020 đạt 945 tỷ đồng, giảm tới 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ sabeco đạt 700 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo giải thích của ban lãnh đạo Sabeco, sở dĩ doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019 là do tác động kép của đại dịch Covid-19 và Nghị định 100, khiến sản lượng tiêu thụ giảm.
Trên thực tế, Sabeco cũng đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng bia nước ngoài như Heineken, Budweiser, Sappro,...
Do ảnh hưởng từ tình hình kinh doanh, giá trị cổ phiếu SAB cũng đang giảm mạnh. Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/4, cổ phiếu SAB giảm 4,1%, về mức 163.000 đồng/cổ phiếu.
Hệ thống Vinmart, Vinmart+ lỗ gần 900 tỷ đồng trong quý 1/2020 khiến Masan Group lần đầu tiên báo lỗ sau 6 năm Doanh thu Masan tăng mạnh do hợp nhất kể quả kinh doanh từ các siêu thị Vinmart và Vinmart , tuy nhiên công ty cũng chịu lỗ lớn. Vay nợ của Masan tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2020, từ khoảng 30.000 tỷ đồng lên 39.300 tỷ đồng. Tập đoàn Masan vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2020....