Khó huy động vốn qua kênh cổ phiếu, doanh nghiệp niêm yết chuyển hướng sang kênh trái phiếu
Trong bối cảnh huy động nguồn vốn từ phát hành thêm cổ phần đang gặp khó khăn, các doanh nghiệp niêm yết đã chuyển hướng huy động vốn sang phát hành trái phiếu.
Khó huy động vốn qua kênh cổ phiếu, doanh nghiệp niêm yết chuyển hướng sang kênh trái phiếu
Sau khi thời kỳ “giãn cách xã hội” kết thúc vào cuối tháng 4, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tái khởi động, gia tăng nhu cầu vốn. Theo đó, giá trị phát hành trái phiếu đã tăng mạnh trong tháng 5 và tháng 6.
Cụ thể, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành thành công trong 2 tháng này lên đến 106.854 tỷ đồng (tăng 72,6% so với cùng kỳ năm ngoái), đưa tổng giá trị phát hành 6 tháng đầu năm lên 167.215 tỷ đồng (tăng 37,3%).
Trước đó, giá trị trái phiếu phát hành thành công trong 4 tháng đầu năm gần như không tăng so với cùng kỳ do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Đáng chú ý, trong nửa đầu năm 2020, tỷ trọng phát hành của các doanh nghiệp niêm yết đã vượt các doanh nghiệp chưa niêm yết.
Cụ thể, giá trị phát hành của nhóm doanh nghiệp niêm yết tăng gần 70% so với cùng kỳ, trong khi nhóm doanh nghiệp chưa niêm yết chỉ tăng 14,4%. Dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp của giá trị phát hành cao nhất là 3 doanh nghiệp niêm yết: BIDV, Vinhomes và Masan với giá trị lần lượt 15.168 tỷ đồng, 12.000 tỷ đồng và 10.000 tỷ đồng.
Video đang HOT
Nhận định trong báo cáo trái phiếu doanh nghiệp công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho rằng trong bối cảnh huy động nguồn vốn từ phát hành thêm cổ phần đang gặp khó khăn, các doanh nghiệp niêm yết đã chuyển hướng huy động vốn sang phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Doanh nghiệp niêm yết chuyển hướng huy động vốn sang kênh trái phiếu trong bối cảnh thị trường cổ phiếu diễn biến không thuận lợi
Thống kê cho thấy, tỷ trọng huy động vốn từ kênh trái phiếu so với tổng vốn huy động của các doanh nghiệp niêm yết đã tăng đáng kể từ mức 64,6% năm 2019, lên mức 89,7% trong 6 tháng năm 2020.
“Theo chúng tôi, doanh nghiệp đã niêm yết có mức độ minh bạch thông tin tốt hơn các doanh nghiệp chưa niêm yết, do đó khuynh hướng gia tăng phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết sẽ cung cấp cho nhà đầu tư sản phẩm tài chính minh bạch hơn”, nhóm chuyên gia của Mirae Asset Việt Nam nêu quan điểm.
Với tác động của dịch Covid-19, công ty chứng khoán này đánh giá mặt bằng lãi suất cho vay sẽ giảm trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên, điều kiện cho vay của ngân hàng sẽ có xu hướng thắt chặt, hạn chế rủi ro nợ xấu. Do đó, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng chậm lại, doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng huy động vốn qua kênh trái phiếu.
Ngoài ra, Mirae Asset Việt Nam cũng cho rằng các doanh nghiệp niêm yết sẽ tiếp tục gia tăng huy động vốn qua thị trường trái phiếu.
Doanh nghiệp đẩy mạnh huy động nguồn vốn qua kênh trái phiếu
Khối doanh nghiệp huy động vốn qua kênh trái phiếu đạt giá trị 168.328 tỷ đồng trong sáu tháng, 'chạy nước rút' trước khi Nghị định số 81/2020/NĐ-CP có hiệu lực trong tháng Chín.
Theo Báo cáo "Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp" từ Công ty Chứng khoán VNDIRECT, tổng giá trị trái phiếu phát hành ở nửa đầu của năm đã đạt 168.328 tỷ đồng, trong đó giá trị trái phiếu phát hành riêng lẻ lên đến 156.328 tỷ đồng, tăng 88,1% so với mức 89.480 tỷ đồng của năm ngoái.
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường của VNDIRECT, cho biết thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động hơn trong quý 2 và đặc biệt là ở trong tháng Sáu bởi thông tin về Nghị định số 81/2020/NĐ-CP-"Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 4/12/ 2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp."
[Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU và câu chuyện thực thi]
"Cụ thể, Nghị định mới quy định thắt chặt hơn điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới, do vậy đơn vị đã đẩy mạnh phát hành trái phiếu riêng lẻ trước khi Nghị định này có hiệu lực trong tháng Chín," ông Hinh nói.
Bên cạnh đó, ông Hinh chỉ ra mặc dù bệnh dịch COVID-19 đã được kiểm soát tại Việt Nam, tuy nhiên nguy cơ bùng phát lây nhiễm lần thứ hai vẫn luôn thường trực, do đó các tổ chức và cá nhân đã ưu tiên lựa chọn các kênh đầu tư có mức độ an toàn cao, như tiền gửi ngân hàng và trái phiếu.
Khối ngân hàng "mạnh tay" huy động
Theo báo cáo trên, khối ngân hàng rất "mạnh tay" trong việc phát hành trái phiếu riêng lẻ. Đạt giá trị huy động lớn nhất trong tháng Sáu là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) với 6.174 tỷ đồng, kế đến là Ngân hàng Phát Triển Nhà Tp.Hồ Chí Minh (HDB) là 4.500 tỷ đồng và Ngân hàng Phương Đông (OCB) với 3.735 tỷ đồng.
Theo đó, tổng giá trị phát hành của nhóm tài chính-ngân hàng đã tăng tới 52% so với tháng Năm, từ mức 13.822 tỷ đồng lên mức 21.399 tỷ đồng và chiếm tới 50,4% tổng giá trị phát hành toàn thị trường. Cụ thể, giá trị huy động tại các ngân hàng là 20.536 tỷ đồng và các công ty tài chính là 863 tỷ đồng, như Công ty Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội với 300 tỷ đồng, Công ty Chứng khoán VNDIRECT là 300 tỷ đồng,...
Bên cạnh đó, ngành bất động sản cũng ghi nhận tổng giá trị phát hành "khủng" với 10.981 tỷ đồng, tăng 50,9% so với tháng Năm và chiếm 25,9% tổng giá trị phát hành. Ngoài ra, nhóm tập đoàn đa ngành có tổng giá trị phát hành 2.470 tỷ đồng, tăng 14,9% so với tháng trước và chiếm 5,8% tổng giá trị phát hành.
Tuy nhiên tính lũy kế sáu tháng, lượng trái phiếu phát hành của nhóm bất động sản vẫn dẫn đầu với giá trị 197.500 tỷ đồng, theo sau là hai là nhóm tài chính-ngân hàng có giá trị phát hành thành công 189.200 tỷ đồng và nhóm tập đoàn đa ngành đứng thứ ba đạt mức 41.300 tỷ đồng.
Bù đắp nguồn vốn thiếu hụt do COVID-19
Ông Hinh cho biết giá trị phát hành trái phiếu của nhóm ngân hàng trong quý 2 đã tăng tới 17 lần so với quý 1, đạt mức 178.700 tỷ đồng. Về điều này, nhóm nghiên cứu của VNDIRECT cho rằng có hai nguyên nhân chính, do ngân hàng tăng vốn cấp hai để đáp ứng các quy định về an toàn vốn (theo thông tư 41 của Ngân hàng Nhà nước) đồng thời bù đắp phần vốn thiếu hụt từ các khoản thu hồi nợ đến hạn song vì dịch COVID-19 đã phải thực hiện giãn, hoãn trả nợ cho khách hàng.
Về thành phần nhà đầu tư, số liệu thống kê cho thấy các nhà đầu tư tổ chức vẫn là chủ thể chính trên thị trường sơ cấp với tỷ trọng trong tháng Sáu khoảng 81,3% và nhóm nhà đầu tư cá nhân là 18,7%. Hơn nữa, tính chung sáu tháng, nhà đầu tư tổ chức tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp có tỷ trọng bình quân khoảng 89,6% và nhóm nhà đầu tư cá nhân là 10,4%.
Huy động chủ yếu ngắn hạn
Theo báo cáo này, toàn thị trường đã thực hiện 135 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công trong sáu tháng. Tuy nhiên, cơ cấu lãi suất doanh nghiệp có xu hướng tập trung ở các kỳ hạn ngắn, cụ thể 42 đợt phát hành trái phiếu có kỳ hạn 3 năm và 24 đợt ở kỳ hạn 2 năm.
Về nhóm ngành, khối tài chính-ngân hàng thực hiện 45 đợt phát hành, trong đó 23 đợt phát hành có kỳ hạn từ 3 năm trở xuống. Lãi suất của các đợt phát hành này dao động trong khoảng từ 5% đến 12,5%. Bên cạnh đó, trái phiếu huy động tại khối ngành bất động sản cũng phổ biến ở kỳ hạn 2-3 năm và chiếm khoảng 70% với lãi suất từ 10%-12%. Nhóm tập đoàn đa ngành phát hành 15 đợt có lãi suất trung bình là 9,6%/năm.
"Trong 6 tháng, thời gian huy động trung bình của trái phiếu doanh nghiệp tập trung ở kỳ ngắn hạn với lãi suất trong khoảng từ 8,4% tới 10,9%," ông Hinh cho hay./.
Rủi ro vây bủa nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp Trong khi chứng khoán lao dốc, vàng biến động mạnh nhưng đầy rủi ro, còn lãi suất tiết kiệm càng ngày càng giảm, nhu cầu đầu tư tài chính tăng cao đã khiến cho kênh huy động trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ngày càng "nóng". Theo dữ liệu công bố của các doanh nghiệp (DN) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội...