Khó hiểu kiểu yêu ‘mày – tao’ của giới trẻ
Lúc ngọt thì “Hôm nay trông mày đáng yêu thế. Cho véo cái nào”…, “tối mấy giờ để tao đón?”, lúc nhạt thì mày – tao được dịp phát huy hết mức có thể.
“Tao yêu mày”
Huyền và Phú là đôi “teen tình nhân” nổi tiếng trường của một trường trung học ở Hà Nội từ năm lớp 11, không chỉ vì cả hai suốt ngày kè kè mà còn vì kiểu yêu lạ lùng của họ. Học chung một lớp, chơi với nhau và yêu lúc nào không biết, câu tỏ tình Phú nói với Huyền chỉ đơn giản: “Tao yêu mày. Mày cũng thế chứ?”.
Thêm vào đó, vì đã quá quen với cách xưng hô “mày – tao”, cộng thêm việc cậu bạn kém mình một tuổi nên khi “bén duyên” nhau, cô nàng Huyền đỏng đảnh này nhất quyết không chịu gọi Phú là “anh”.
Hơn 1 năm trời của mối tình học trò, họ vẫn giữ cách xưng hô với nhau là “mày – tao”. Lúc ngọt thì “Hôm nay trông mày đáng yêu thế. Cho véo cái nào” (cười tít mắt) hay: “Mày lấy xe đi, tao chờ ngoài cổng luôn”, “Tối mấy giờ để tao đón?”.
Lúc nhạt thì… miễn bàn, đứa này mặt lầm lầm, đứa kia thì sôi máu đỏ gay, “mày – tao” chí chóe. Ai không biết thì chẳng nghĩ nổi hai đứa lại là… người yêu của nhau.
Từ cách xưng hô “mày – tao” đến cách hành xử kiểu “mày – tao”
Trên một diễn đàn, một bạn nữ có nickname wish0f_l… còn chẳng ngại ngần đăng một bài thơ tự sáng tác dành tặng anh chàng người yêu mà cô gọi là “mày” trên blog như sau:
“Tao iu mày
Từng ngày qua, tao lại càng iu mày nhiều hơn
Tao sẽ luôn mỉm cười
Video đang HOT
Để mày thấy rằng/ Iu mày tao đang dzui
Để mày thấy rằng/ Iu mày tao hạnh phúc
Tao cũng chẳng biết tại sao
Chỉ biết là tao iu mày/ Đơn giản là tao iu mày
Và… Hạnh phúc của tao nằm trọn trong hạnh phúc của mày”
So với đôi Huyền và Phú, Thủy và Công (19 tuổi) kín tiếng hơn. Mới vào học năm nhất của một trường đại học ở Hà Nội chưa đầy nửa năm, hai người đã thấy “mết” nhau và sớm thành một đôi. Tuy nhiên, vì chưa muốn mọi người biết chuyện nên hai người vẫn giữ thái độ bạn bè ở trên lớp.
Sáng sáng đến lớp vẫn “mày mày – tao tao”, chiều về Thủy và Công vẫn nhắn cho nhau những tin nhắn không chủ ngữ nhưng đầy tình cảm, tối đến thì bí mật “duyên hội ngộ” ở một quán nước hay góc công viên nào đó.
Bởi thế, gần 3 tháng của năm thứ hai đại học rồi mà trong lớp chẳng ai biết chuyện tình cảm ấy, trừ… 2 người trong cuộc.
“Mày tát tao”
Liên (16 tuổi) yêu anh chàng Thắng hơn mình 5 tuổi đã được 1 năm. Bình thường thì “anh em” ngọt sớt, nhưng hễ động giận nhau, cãi nhau, họ lại chẳng ngán vung ra cho người yêu mình những câu 100%… chợ búa.
Hơn 5 tuổi thì sao? Yêu nhau thì sao? Đã tức lên, Liên chẳng cần suy nghĩ nhiều, chỉ thẳng tay vào mặt người yêu mà gằn “Mày là thằng… Mày… mày…”. Còn Thắng cũng sôi máu chẳng kém. “Người yêu là cái gì? Con gái thì sao? Mày… tao…”, văng tục đến độ không chịu được, Thắng tát cả “đứa con gái đấy”, bất kể đó là… người yêu của mình.
“Đôi Huyền và Phú đã nói ở trên thi thoảng cũng không thiếu những câu “vượt trên cả tình yêu” dành cho nhau. Nhiều khi cãi vã, họ “ném” thẳng những lời lẽ rất khó nghe và thậm chí chửi luôn cả… người yêu.
Dịp Tết vừa qua, cả lớp tụ tập đi chơi xả hơi, không may một tên trong lớp bị “xòe” phải đưa đến bệnh viện. Tuy không nghiêm trọng lắm nhưng sự việc cũng khiến kế hoạch đi chơi bị đổi hướng hoàn toàn.
Đang sốt sắng quây kín trước cửa phòng khám nghe ngóng tình hình bạn, cả lũ đột nhiên bị thu hút sự chú ý bởi tiếng ồn ào góc ngoài hàng lang gần đó.
Hóa ra là do Huyền và Phú gây nên. Chẳng hiểu sự tình thế nào nhưng khi đến nơi thì cả lũ cũng chỉ nghe được câu Phú nói với Huyền “Xin lỗi, mày cũng chỉ là con… “.
Huyền không nói gì, tát Phú một cái trời giáng và tức giận bỏ đi. Còn cả lớp thì không hiểu chuyện gì và được phen choáng ngợp vì không tin nổi cách hành xử “mày – tao” này lại có thể xuất phát từ bạn của mình.
Từ việc xưng hô “mày – tao”, nhiều teen đã không ý thức được hành vi thô thiển hóa tình yêu của mình. Cách xưng hô này ban đầu chỉ là một thói quen cũ, nhưng nếu không được thay đổi, nó sẽ khiến không ít đôi bạn trẻ mất đi sự nhẫn nại, mềm mại và tôn trọng trong tình yêu.
Tất cả đều biết, khi yêu, người trong cuộc luôn muốn dành những lời lẽ tình cảm, dịu dàng cho nhau, tuy nhiên không phải ai cũng làm được điều đó. Chuyện giận hờn, cãi vã là không tránh khỏi, âu cũng chỉ là gia vị góp thêm vị “mặn mà” cho tình yêu.
Thế nhưng việc hành xử theo kiểu “mày – tao” trong tình yêu như trên thì quả là… không văn hóa chút nào.
Theo Vietnamnet
Khi teen tìm mọi cách để "moi" tiền từ phụ huynh
"Nhổ tóc sâu à? Con đang bận lắm, nhưng nếu bố muốn thì 5k/sợi nhé!", Thảo thản nhiên trả giá với chính phụ huynh của mình. Đây không phải lần đầu tiên, việc càng nặng, "giá" càng được tăng cao!!!
Từ những lần được "thưởng nóng"...
Không ít phụ huynh bây giờ chọn giải pháp "thưởng nóng" bằng tiền mặt cho con mình, thay vì những món quà khác như quần áo, giày dép... Lý do là vì "Tuổi chúng nó chẳng biết thế nào mà lần, đưa tiền thích mua gì thì mua", rồi "Mua về lại chê không hợp, tốt nhất thưởng tiền cho nhanh!". Có lẽ vì thế mà tư tưởng "tiền, tiền, tiền" cứ ăn sâu vào suy nghĩ của teen. Làm được gì hay, kiếm được con điểm nào "ngon ngon" là quy sang tiền hết.
Như Thảo Miên (sn1994), là con một trong gia đình nên tính khá đỏng đảnh, bố mẹ có muốn chiều cũng không theo kịp. Mỗi lần Miên đạt điểm tốt, thay vì mất cả tuần mới biết cô bạn thích gì để mua thì mẹ bạn đã chọn luôn cách đưa tiền, không mua thì nhét lợn tiết kiệm. Dần dần, điểm cao thì tiền cũng cao, điểm tương đối thì tiền vừa phải, điểm kém nghiễm nhiên... nhịn! Mọi người thấy Miên chăm học và nhiều điểm tốt hẳn, số tiền bố mẹ cho vì thế cũng tăng lên nhanh chóng.
Tính tiền với phụ huynh là một thói quen rất xấu xí (Ảnh minh họa)
Nhưng chuyện cho tiền không còn giới hạn trong chuyện học tập nữa, mà "lan" sang cả việc giúp đỡ phụ huynh. Nhà con 1, mọi việc ở nhà đã có chị giúp việc lo nhưng vào đúng đợt chị nghỉ làm, thì một mình mẹ Miên không xoay sở kịp. Lúc ấy, để Miên giúp việc nhà thì mẹ bạn lại phải treo giải thưởng "quen thuộc": Tiền! Rửa bát: 50k, quét nhà: 50k, tắm cho cún: 40k... Tại sao lại không sai Miên như bao teen khác ư? Vì cô nàng sẽ tìm mọi cách để không phải làm việc nhà, để trốn tránh. Nhưng nếu có phần thưởng dính đến "money" đằng sau thì làm rất nhanh, rất gọn và không cần phải nói đến lần thứ 2.
Thế nên, thay vì dạy dỗ cô bạn một cách nghiêm khắc thì mẹ Miên lại viện đến tiền, tặc lưỡi cho qua "Thôi, cho nó để nó tiết kiệm cũng được. Biết quý giá trị của tiền thế cũng tốt!" (!?).
Đến "phong cách tính tiền" phụ huynh
Vì những cái tặc lưỡi như thế, mà Miên và một vài teen khác tự gán cho mình suy nghĩ rất "bình thường": "Có làm thì có thưởng. Bố mẹ cho tiền thì con sẽ "xử lý" nhanh gọn nhẹ hết!". Một vài lần còn có thể châm chước, nhưng đây lại thành thói quen. Bố mẹ nhờ vả ư? Không có chuyện "free" đâu nhé!
"Nhổ tóc sâu à? Con đang bận lắm, nhưng nếu bố muốn thì 5k/sợi nhé!", Thảo thản nhiên trả giá với chính phụ huynh của mình. Đây không phải lần đầu tiên, việc càng nặng, "giá" càng được tăng cao!! Phụ huynh bận làm ăn, ít có thời gian cả nhà ngồi với nhau. Nên mỗi lần bố con ngồi nói chuyện, bố Thảo lại nhờ con gái rượu nhổ vài cái tóc sâu. Cô nàng ngay lập tức nghĩ ra chuyện "kinh doanh" trên mái đầu chớm bạc của bố.
Lần đầu tiên, Thảo nũng nịu: "Tóc bố khó nhổ lắm, bây giờ bố cho con 4k/sợi để con dành dụm mua đôi giày nhá!". Phụ huynh bật cười, bảo rằng "Tôi cho cô luôn vài đôi giày cũng được. Rồi, cứ nhổ đi xong bố trả công". Buổi nhổ tóc hôm ấy, Thảo được bố cho tới 200k. Cô nàng chắc chắn không hiểu được đó là số tiền bố cho để Thảo mua giày, chứ không phải trả công cho cái việc quá đỗi bình thường giữa 2 bố con.
Lần sau, bố sai chạy ra ngoài mua bao thuốc. Cô nàng xòe luôn tay "ra giá": "Trời nắng lắm, bố "bo" cho con mấy chục nhé!". Cũng hơi ngạc nhiên nhưng phụ huynh vẫn cho Thảo 50k. Cô nàng chắc mẩm "kiếm tiền" của phụ huynh thật quá dễ, và bố mẹ "phải" trả công nếu sai con là điều đương nhiên (!?).
Đến hôm nay, khi cô nàng thản nhiên trả giá 5k/sợi tóc bạc, thì bố Thảo mới giật mình. Hỏi "Bây giờ bố nhờ làm gì cũng phải đưa tiền cho con à?", con gái gật lia lịa "Vâng, thế thì con sẽ làm hết năng suất ạ!". Bố Thảo chỉ thiếu điều ngã ngửa, không nói nổi một câu.
Lại có cả những teen như Tiệp (sn1991), nhà có cửa hàng bán vật liệu xây dựng trên phố Cát Linh, bố đi công tác suốt còn mẹ thì bận chạy hàng, nên thi thoảng Tiệp được mẹ giao cho nhiệm vụ trông hàng. Chỉ có ngồi đó, khách đến thì gọi chú ra tiếp và bán được gì thì ghi vào sổ để mẹ chuyển hàng, thế mà cậu cũng đòi "lương" trả theo tháng hoặc theo lần, mỗi lần 200k. Lý do: "Con bận như thế, bao nhiêu chuyện học hành, phải bỏ thời gian ra trông hàng cho mẹ vài lần thì lỡ mất việc của con. Mẹ trả công cho con đi để khỏi phí thời gian của con!" nghe rõ là "chối tỉ", thế mà cậu cũng mè nheo bằng được để mẹ trả công, sau khi "mặc cả" xuống còn 100k/lần coi hàng.
Phụ huynh không khỏi bị sốc khi chứng kiến cảnh con cái "tính tiền" cho mỗi lần sai vặt. Có thể bố mẹ sẽ vẫn cho bạn tiền, nhưng chẳng mệnh giá nào trả được cho nỗi buồn của họ. Và cứ ra giá với chính bố mẹ mình kiểu này, teen sẽ sớm "tậu" cho mình bản tính thực dụng không đỡ nổi.
Theo PLXH
Giải mã những điều con gái "nhất định" không nói ra Để một cái status đầy "ám chỉ" nhưng lại chẳng chịu nói tại sao; nhường cho đôi dép đi để đỡ đau chân khi đi bộ xa mà không mang guốc, nhưng nhất quyết không chịu đi vào... Con gái sao kì lạ! "Giận nhảm" Cậu thấy trên Facebook của tớ toàn những status hay note sầu não, những lời nói bâng quơ...