Khó giữ mặt bằng lãi suất cho vay bất động sản
Việc giảm vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn xuống 40% và theo lộ trình sẽ tiếp tục giảm thêm trong thời gian tới đang tác động lên lãi suất cho vay bất động sản, nhất là với lãi suất cho vay mua nhà.
Mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà đã tăng dần kể từ đầu năm 2019, theo nhận định của các chuyên gia, không nằm ngoài nguyên nhân tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn bị siết chặt hơn theo quy định của Thông tư 19/2017/TT-NHNN.
Thực tế, nguồn vốn cho vay mua nhà chủ yếu là vốn trung – dài hạn từ 1 năm trở lên, thậm chí có ngân hàng cho vay 20 năm.
Tại Vietcombank, lãi suất cho vay mua nhà cố định trong 12 tháng là 9%/năm, 24 tháng là 8,9%/năm và 36 tháng là 9,4%/năm.
So với các ngân hàng 100% vốn ngoại, mức lãi suất này tuy có cao hơn, nhưng so với nhóm các ngân hàng cổ phần có vốn nhà nước chi phối thì vẫn là mức thấp nhất. Hiện BIDV đang áp dụng mức lãi suất 11,4%/năm và VietinBank là 11%/năm.
Ở nhóm các ngân hàng cổ phần tầm trung, mức lãi suất cho vay mua nhà hiện dao động từ 11-13,5%/năm, tăng khoảng 1-1,5%/năm so với đầu năm ngoái.
Eximbank đưa ra mức lãi suất cho vay 24 tháng và 36 tháng dù đã ưu đãi, nhưng cũng ở mức 11%/năm, còn Sacombank là 13,5%/năm.
Với kỳ hạn tương tự, LienVietPostBank cho vay với lãi suất từ 11,3%/năm. Tại VIB, lãi suất cố định trong 6 tháng đầu là 7,9%/năm, nhưng từ tháng thứ 7 trở đi, khách hàng cá nhân vay mua nhà phải chịu lãi suất thả nổi được tính theo công thức lãi suất cơ sở cộng thêm biên độ 3,7%/năm.
Với nhóm ngân hàng quy mô nhỏ hơn, lãi suất cho vay mua nhà đã được đẩy lên 12-13%/năm, tăng khoảng 2% so với đầu năm 2018. Chẳng hạn, Vietbank đang áp dụng mức lãi suất là 12,2%/năm. Sau thời gian ưu đãi, các ngân hàng sẽ tiếp tục cộng thêm biên độ lãi suất.
Video đang HOT
Giới chuyên gia nhìn nhận, việc các nhà băng đã và đang tăng mạnh lãi suất đầu vào ở kỳ hạn dài là để cân đối lại nguồn vốn theo quy định của Thông tư 19, cho nên lãi suất cho vay ra khó có thể giữ nguyên.
TS. Trần Du Lịch, chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng, việc siết vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn là cần thiết để giúp ngân hàng tránh rủi ro về thanh khoản. Bởi đặc thù nguồn vốn huy động của các ngân hàng Việt chủ yếu là vốn ngắn hạn khi chiếm đến 70-80% tổng vốn huy động.
Trong khi đó, các ngân hàng đẩy mạnh cho vay trung – dài hạn, mà chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản, nên khó đảm bảo sẽ kiểm soát tốt rủi ro. Do đó, cần tiếp tục giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung – dài hạn so với mức 40% hiện nay, thậm chí về dưới ngưỡng 30%.
“Trong hoạt động tín dụng, việc cho vay mua nhà là bình thường, song các ngân hàng khó có thể kiểm soát hết dòng vốn khi ra khỏi cửa nhà băng. Trong đó, nhiều cá nhân vay vốn để kinh doanh bất động sản. Do vậy, không chỉ dòng vốn ngân hàng rót cho chủ đầu tư bất động sản, mà ngay cả với vốn cho vay mua nhà cũng cần phải kiểm soát, nhất là khi tín dụng mua nhà đang ‘núp bóng’ cho vay tiêu dùng cá nhân, đẩy lãi suất tăng cao”, TS. Lịch nêu quan điểm.
Thực tế, sau Tết Kỷ Hợi 2019, mặt bằng lãi suất huy động vốn luôn được các ngân hàng điều chỉnh tăng.
Mức cao nhất được áp dụng cho kỳ hạn dài gần chạm 9%/năm. Nguyên nhân là do các ngân hàng tăng lãi suất đầu vào “chạy đua” huy động vốn để cơ cấu lại nguồn vốn theo quy định của Thông tư 19.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) phân tích, tình hình lãi suất năm 2018 nhìn chung tương đối ổn định.
Tuy nhiên, kể từ tháng 12/2018 và nhất là đầu năm 2019, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trở lên ở tất cả 31 ngân hàng thương mại đều tăng để tái cơ cấu nguồn vốn, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn tín dụng, trong đó có 11 ngân hàng có lãi suất tiền gửi ở mức cao từ 8-8,6%/năm ( Viet Capital Bank, VietA Bank, VPBank, SCB…).
Do chi phí đầu vào tăng nên lãi suất cho vay tăng theo, từ đó tác động đến lãi suất tín dụng bất động sản, cho vay mua nhà.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, chủ trương của cơ quan quản lý nhà nước là hướng vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và giảm nguồn vốn vào lĩnh vực phi sản xuất, có rủi ro cao như bất động sản, bao gồm cả tín dụng cho vay mua nhà.
Mặt khác, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 của ngành ngân hàng là 14%, tương đương năm 2018, nên lượng vốn cho bất động sản được đánh giá sẽ thấp hơn năm 2018. Do vậy, không chỉ chủ đầu tư, mà người có nhu cầu mua nhà cũng sẽ khó tiếp cận vốn vay hơn.
Vân Linh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Hạn chế tín dụng vào lĩnh vực rủi ro
Chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước là hướng dòng chảy tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, hạn chế tăng trưởng tín dụng ở lĩnh vực có rủi ro cao, đồng thời đẩy mạnh xử lý nợ xấu.
Đẩy mạnh xử lý nợ xấu
Phát biểu tại Hội nghị Triển khai nhiệm nhiệm vụ ngành ngân hàng trên địa bàn TP.HCM năm 2019 diễn ra ngày 23/1, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, nợ xấu tuy đã phần nào được xử lý, nhưng chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước là tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh xử lý nợ xấu, ngăn chặn tình trạng nợ xấu tăng.
Đầu năm nay, Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, với lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ yêu cầu có giải pháp để tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà. Đồng thời, phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2% và tỷ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu (gồm nợ xấu, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu) về dưới mức 5%, giảm nhiều so với hiện nay.
Liên quan nợ xấu, năm 2019 là năm cuối của lộ trình 5 năm nợ xấu mà các ngân hàng đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Theo đó, nợ xấu sẽ quay trở lại ngân hàng, nếu chưa được xử lý. Đến nay, cả hệ thống chỉ mới có 5 nhà băng tất toán xong trái phiếu VAMC, gồm:
Vietcombank, VIB, Techcombank, MB, ACB. Các ngân hàng còn lại đang nỗ lực xử lý. Tuy nhiên, thực hiện nhiệm vụ này không dễ, nhất là với ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao.
Tín dụng khó tăng cao
Để hạn chế nợ xấu tăng và kiểm soát chất lượng tín dụng, chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước là hướng dòng chảy tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, hạn chế tăng trưởng tín dụng ở lĩnh vực có rủi ro cao, trong đó có bất động sản. Đó cũng là lý do thời gian qua, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoReA) liên tục kiến nghị Ngân hàng Nhà nước về việc nới thời gian giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống còn 40% thêm một năm, nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Phó thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết, thời gian qua, không ít kiến nghị từ các hiệp hội bất động sản về việc mở rộng tín dụng ở lĩnh vực này, song chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước là hướng tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát dòng chảy tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất, trong đó có bất động sản.
Theo Phó thống đốc, thực tế nợ xấu tăng cao trong những năm trước đã để lại hậu quả cho ngành ngân hàng, trong đó một phần do một số ngân hàng đã mạnh tay cho vay bất động sản. Nhiều khoản nợ liên quan đến tài sản thế chấp là bất động sản nay cũng chưa thể giải quyết, thu hồi nợ.
Bên cạnh đó, một hoạt động khác cũng cần kiểm soát chặt là tín dụng tiêu dùng. Tín dụng tiêu dùng có xu hướng tăng cao trong thời gian qua. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, năm 2015, dư nợ tín dụng thuộc lĩnh vực này trên địa bàn chiếm 12,73%, năm 2016 là 82,9% và năm 2017 chiếm 18,36% tổng dư nợ tín dụng.
Tín dụng tiêu dùng tiếp tục tăng trong năm qua. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM nhấn mạnh, cần phát huy mặt tích cực hoạt động tín dụng này, song phải đảm bảo kiểm soát rủi ro, hạn chế những tồn tại phát sinh liên quan đến lãi suất, phương thức thu hồi nợ, quản lý nợ.
Ngoài ra, với quy định của Thông tư 41/2016/TT-NHNN, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) dự kiến giảm từ 9% xuống 8% theo chuẩn Basel II, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Tuy CAR giảm, nhưng các điều kiện quy định trong Basel II khắt khe hơn, có liên quan đến tổng tài sản có, rủi ro về lãi suất, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.
Xử lý nợ xấu năm 2018 tăng 30%
Số liệu vừa công bố của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho thấy, giá trị nợ xấu xử lý năm 2018 tăng 30% so với năm 2017.
Cơ quan này dẫn báo cáo từ các tổ chức tín dụng cho thấy, năm 2018, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam giảm nhẹ, xuống mức 2,4% (năm 2017 là 2,5%). Trong khi đó, dự phòng rủi ro tín dụng tăng 30,1% so với cuối năm 2017. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với nợ xấu báo cáo tăng lên mức 78,2% (năm 2017 là 65,4%), nhưng không bao gồm nợ xấu đã bán cho VAMC.
Theo Thùy Vinh
baodautu.vn
Ngân hàng mạnh tay đẩy vốn khi được mở room Hạn ngạch tăng trưởng tín dụng năm 2019 của các ngân hàng đã được mở. Đây là cơ hội để các nhà băng đẩy mạnh vốn ra thị trường, đáp ứng nhu cầu vốn tăng dịp trước Tết Nguyên đán. Ảnh Internet Thanh khoản dồi dào, lãi suất vẫn tăng Dịp trước Tết Nguyên đán là thời điểm kinh doanh cao điểm của...