Khó giải bài toán vừa thiếu giáo viên vừa phải tinh giảm biên chế
Mặc dù các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp như dồn dịch trường, lớp, bố trí, sắp xếp, điều chuyển giáo viên…
nhưng tình trạng thiếu giáo viên vẫn không thể khắc phục, nhất là khi các địa phương vừa phải giải quyết bài toán thiếu giáo viên lại vừa phải thực hiện tinh giản biên chế
Sáng nay (25/2), Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội tổ chức phiên giải trình Việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với giáo viên mầm non, phổ thông và vấn đề dạy học trong bối cảnh Covid-19.
Báo cáo về vấn đề giáo viên tại phiên giải trình, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, căn cứ quy định về định mức số giáo viên/lớp, số lượng giáo viên của các cấp học mầm non, phổ thông, ngành giáo dục đang thừa khoảng 10.000 giáo viên và thiếu khoảng 94.700 giáo viên, trong đó thiếu 48.718 giáo viên mầm non, 20.210 giáo viên tiểu học, 14.653 giáo viên THCS, 11.133 giáo viên THPT. Vẫn còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ ở một số môn học, cấp học và một số địa phương như trong cùng một địa phương, thừa giáo viên các môn như Ngữ văn, Toán.., thiếu giáo viên dạy các môn đặc thù như Tin học, Tiếng Anh, Nghệ thuật….
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ báo cáo tại phiên giải trình.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng, trong bối cảnh số học sinh huy động ra lớp ngày càng tăng, yêu cầu về đảm bảo chất lượng giáo dục ngày càng cao, trong khi biên chế giáo viên không tăng đã gây ra áp lực không nhỏ đối với ngành giáo dục. Bộ GD-ĐT đã thống nhất với Bộ Nội vụ báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung số biên chế trên theo lộ trình đến năm 2025, trước mắt năm học 2021-2022 trình bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông.
Về định mức giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, Bộ GD-ĐT đang phối hợp với Bộ Nội vụ để sửa đổi các Thông tư liên tịch số 06 và Thông tư số 16 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, việc xây dựng ban hành định mức giáo viên/học sinh theo vùng miền trong dự thảo Thông tư không phải mục đích là tăng hay giảm biên chế, tăng giảm số lượng giáo viên mà là nhằm bảo đảm giáo viên để thực hiện Chương trình GDMN, GDPT trong đó có tính đến yếu tố vùng miền cho phù hợp thực tiễn.
Xu hướng chung hiện nay là tỷ lệ học sinh/giáo viên và sĩ số học sinh trên lớp được giảm dần. Đây là cơ sở để nâng cao hiệu quả giáo dục. Học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy học. Đứng trước xu thế tỷ lệ phân bổ giáo viên trên học sinh, tỷ lệ giáo viên/ lớp tại một số quốc gia có nền giáo dục phát triển và có nền văn hóa và kinh tế tương đồng với Việt Nam không ngừng được điều chỉnh, nền giáo dục Việt Nam cũng phải xem xét lại một cách toàn diện các tỷ lệ này theo đơn vị địa lí, theo khu vực và các địa bàn khác nhau một cách hợp lí giữa miền núi và miền xuôi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn, vùng đồng bằng, vùng đô thị
Video đang HOT
Nói về những chính sách đối với đội ngũ nhà giáo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, việc thực hiện chính sách đối với đội ngũ nhà giáo được thực hiện ở nhiều nội dung khác nhau, từ tuyển dụng, đến đào tạo, bồi dưỡng. Các quy định của pháp luật về đội ngũ nhà giáo được đề cập tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, dẫn tới khó khăn cho đội ngũ nhà giáo trong việc tra cứu và áp dụng văn bản pháp luật và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Một số nội dung đặc thù của đội ngũ nhà giáo nhưng chưa được cụ thể hóa trong các quy định của pháp luật hoặc quy định chưa đầy đủ, hoặc khi phải áp dụng chung với viên chức các ngành, lĩnh khác nên chưa phù hợp. Một số văn bản quản lý chưa thực sự đồng bộ, chưa rõ và thiếu sự thống nhất dẫn đến việc áp dụng chính sách cho nhà giáo tại địa phương gặp nhiều khó khăn. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh cần có chính sách cải thiện điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ, tạo động lực cho cán bộ, giáo viên cống hiến và gắn bó với nghề, chú trọng hỗ trợ và trao quyền cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Từ những thực tế trên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội có ý kiến với Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội ban hành Luật Nhà giáo để tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng, ban hành các chính sách, pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông nói riêng, đội ngũ nhà giáo nói chung, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ GD-ĐT giao bổ sung số biên chế giáo viên còn thiếu cho ngành Giáo dục theo lộ trình (94.714 biên chế trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2026).
“Mặc dù các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp như dồn dịch trường, lớp, bố trí, sắp xếp, điều chuyển giáo viên…, nhưng tình trạng thiếu giáo viên vẫn không thể khắc phục, nhất là trong bối cảnh các địa phương vừa phải giải quyết bài toán thiếu giáo viên lại vừa phải thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Do đó, đề nghị Ủy ban Văn hóa giáo dục có ý kiến với Chính phủ để có phương án tinh giản biên chế phù hợp đối với ngành Giáo dục. Các địa phương không tinh giản biên chế đối với cấp học mầm non, tiểu học vì chưa bố trí đủ giáo viên theo định mức nhưng vẫn yêu cầu giảm 10% biên chế dẫn đến thiếu nhiều giáo viên đứng lớp, trong bối cảnh tỷ lệ huy động trẻ ra lớp ngày càng cao và thực hiện Chương trình GDPT 2018″, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề xuất.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành các trường phổ thông nhiều cấp học phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể. Chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao. Chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng các giải pháp để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên theo điều kiện của địa phương, điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, xem xét thay đổi vị trí việc làm hoặc tinh giản biên chế với những đối tượng phù hợp, bố trí đủ cơ sở vật chất để dạy học 2 buổi/ngày ở cấp tiểu học…./.
Hiệu trưởng cấp 2 Long Bình Tân: sắp hoàn tất để chi tiền thừa giờ cho giáo viên
Hiện nay, bộ phận kế toán của trường đang tổng hợp lần cuối để trình phòng Tài chính duyệt chi. Dù có khó khăn nhưng đến thời điểm này, tình hình khá ổn.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có nhận được đơn thư của một số độc giả là giáo viên Trường Trung học cơ sở Long Bình Tân (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) phản ánh về việc đến thời điểm này, giáo viên trường vẫn chưa nhận được tiền thừa giờ năm học 2020-2021.
Đơn thư nêu: "Thầy Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Long Bình Tân, Thành phố Biên Hòa chậm chi trả tiền thừa giờ cho giáo viên năm 2020-2021".
Ngoài ra, nội dung đơn thư còn cho biết, ngày 7/10/2021 trong buổi họp với giáo viên về vấn đề giải quyết tăng giờ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Long Bình Tân khẳng định việc chi trả chậm trễ là do khuyết điểm của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai.
"Như vậy có đúng không? Chúng tôi mong muốn có một câu trả lời thật sự", trích đơn thư.
Để có thông tin khách quan, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với ông Nguyễn Văn Vinh - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Long Bình Tân về vấn đề này.
Trao đổi với phóng viên, ông Vinh cho biết, hiện nay việc chưa chi trả tiền thừa cho giáo viên là do nhiều nguyên nhân khách quan, trong đó có một phần lỗi của giáo viên.
Trường Trung học cơ sở Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: NTCC
Về nguyên nhân khách quan, ông Vinh trình bày: Năm học 2020-2021, trường thiếu 13 giáo viên, 10 giáo viên nghỉ thai sản, 4 giáo viên quy hoạch phải đi học, nhiều giáo viên đi tập huấn chương trình phổ thông mới thiếu giáo viên. Điều này dẫn đến tình trạng giáo viên dạy thay rất nhiều...
Do đó, hồ sơ giải quyết chế độ thừa giờ cho giáo viên rất rắc rối, không thể làm vội vàng trong lúc giáo viên đang nghỉ hè và dịch bệnh đang diễn ra được.
Chính vì thế, nhà trường dự kiến vào tháng 8/2021, khi hết dịch giáo viên đi dạy lại bình thường lại, lúc đó sẽ tiến hành làm hồ sơ dễ dàng hơn.
Thế nhưng, không như dự kiến, đến tháng 7, trường phải trưng dụng làm khu cách ly y tế tập trung, đến thời điểm này ngành y tế vẫn chưa bàn giao lại trường... Toàn bộ hồ sơ đều nằm trong trường.
Hơn nữa, thời điểm đó chính quyền địa phương đang áp dụng quy định giãn cách xã hội để phòng chống dịch. Mọi công việc tổng hợp hồ sơ giải quyết chế độ chi trả tiền thừa giờ phải làm việc trực tuyến, gây khó khăn rất lớn cho nhà trường.
Để khắc phục vấn đề này, Hiệu trưởng nhà trường đã tổ chức họp trực tuyến nhiều lần để đôn đốc, hướng dẫn chi tiết, rõ ràng cho giáo viên kê khai từng cá nhân để kế toán trường tổng hợp làm hồ sơ chi trả tiền thừa giờ theo quy định.
Tuy vậy, vẫn còn một số giáo viên không hiểu, không hợp tác trong viêc nộp bản kê khai cá nhân, dẫn tới vấn đề tổng hợp kéo dài ra.
"Giáo viên không chịu kê khai, làm sao nhà trường tổng hợp được!", ông Vinh nhấn mạnh.
"Mặc dù có khó khăn khách quan, nhưng đến thời điểm này, tình hình khá ổn. Sau khi được tôi giải thích cặn kẽ, cuối cùng 2 giáo viên còn lại cũng đã thông suốt và đồng ý nộp bản kê để nhà trường tổng hợp", ông Vinh nói và đồng thời thông tin: Hiện nay, bộ phận kế toán của trường đang tổng hợp lần cuối để trình phòng Tài chính duyệt chi.
Trả lời về việc giáo viên cho rằng, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Long Bình Tân khẳng định việc chi trả chậm trễ tiền thừa giờ năm học 2019-2020 là do khuyết điểm của Sở Giáo dục và Đào tạo; ông Vinh phủ nhận việc mình đã phát biểu ý kiến trên trong cuộc họp ngày 7/10.
Theo ông, việc giáo viên nhận định như vậy là do chưa tiếp nhận hết ý của ông.
"Trong cuộc họp đó, tôi có giải thích cho giáo viên hiểu về nguyên nhân khách quan dẫn đến chi trả tiền thừa giờ bị chậm so với mong muốn, việc này hoàn toàn không phải lỗi chủ quan từ phía nhà trường, mong thầy cô chia sẻ.
Khi nói về ý này, tôi có viện dẫn là năm học 2019-2020, sau khi nhà trường sớm hoàn tất hồ sơ chi trả thêm giờ và đã được tài chính duyệt chi thì Sở Giáo dục và Đào tạo có công văn hướng dẫn tính số giờ cho cán bộ và giáo viên trung học cơ sở trong năm học 2019-2020 được xác định thời gian là 33 tuần, mà trước đó trường lại xác định là là 31 tuần nên nhà trường phải hướng dẫn giáo viên kê khai theo công văn hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Còn việc, Sở Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh như vậy thì cũng hợp lý so với tình hình thực tế và để đảm bảo thống nhất và công bằng trên phạm vi cả tỉnh. Tôi có nói rất rõ ràng và đầy đủ rồi mà không hiểu sao giáo viên lại hiểu nhầm!", vị Hiệu trưởng này giải thích.
Sóc Trăng: Điều chuyển hơn 1.500 cán bộ, giáo viên để khắc phục thừa, thiếu cục bộ Theo Sở GD&ĐT Sóc Trăng, trong 5 năm qua, toàn ngành đã điều chuyển được 1.563 lượt cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thầy, trò Trường THPT DTNT Huỳnh Cương (Sóc Trăng) trong giờ học. Hiện, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên từng bước được rà soát, sắp xếp ổn định, khắc phục dần tình trạng thừa, thiếu cục bộ. Vị...