Khó dự báo để đầu cơ với chính sách tỷ giá mới
Trong mục tiêu điều hành năm 2016, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn khiến giới đầu cơ gặp khó khăn trong việc dự báo.
Cụ thể, cách xác định tỷ giá hối đoái trung tâm sẽ không chỉ dựa trên mối tương quan trực tiếp giữa VND và USD như trước đây, mà là giữa đồng USD với một số đồng tiền chủ chốt khác; căn cứ vào mối tương quan này để xác định một tỷ giá hối đoái hợp lý nhất.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, chính sách mới này sẽ giảm được mức độ kỳ vọng vào việc phá giá hay nỗ lực quá mức để giữ tỷ giá hối đoái như trong thời gian vừa qua, tăng niềm tin trong việc sử dụng, giảm tình trạng USD hóa và tâm lý găm giữ ngoại tệ. Với cơ chế điều hành tỷ giá mới, tính chất đầu cơ sẽ thay đổi. Do đó, đối với giới đầu cơ, việc dự báo để có thể tăng cường đầu cơ ngoại tệ sẽ giảm đi rất nhiều do khả năng dự báo, dự đoán sẽ khó hơn, giảm mức độ USD hóa cho nền kinh tế.
Theo_VTV
Video đang HOT
Tỷ giá USD sẽ tăng mạnh trong năm 2016?
Theo dự báo của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, năm 2016, sức ép đối với tỷ giá sẽ mạnh hơn năm 2015. Ngân hàng Nhà nước cần chính sách linh hoạt và thận trọng.
Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho biết, năm 2015 kinh tế trong nước đã phục hồi khá mạnh, lạm phát duy trì ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm. Tình hình doanh nghiệp cải thiện, tái cơ cấu kinh tế đạt những kết quả bước đầu và môi trường kinh doanh có sự cải thiện, hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh.
Bước sang năm 2016, mục tiêu tổng quát của nền kinh tế là bảo đảm ổn định vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015.
Về mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho biết, trong năm 2016 sẽ có nhiều yếu tố tác động. Trong đó, giá giá hàng hóa thế giới được dự báo tiếp tục giảm, giúp giảm giá hàng hóa tiêu dùng cũng như chi phí sản xuất trong nước. Tuy nhiên, mức giảm giá hàng hóa thế giới trong năm 2016 được dự báo thấp hơn trong năm 2015. Do đó, khoảng cách giữa lạm phát và lạm phát cơ bản sẽ không lớn như trong năm 2015.
Cũng theo Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định trong 3 năm gần đây (2013 2015) giúp ổn định tâm lý lạm phát của dân chúng. Tổng cầu 2016 có phần tăng khá hơn 2015, qua đó tác động đến lạm phát. Tuy nhiên, mức tăng không lớn và trong phạm vi kiểm soát, ngay cả khi tính đến tác động của tăng lương công chức trong năm 2016.
Với những yếu tố trên, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia dự báo năm 2016 lạm phát cơ bản sẽ không cao hơn nhiều năm 2015, ở khoảng 3% và lạm phát sẽ thấp hơn lạm phát cơ bản, ở khoảng 2 3%. So với mục tiêu lạm phát dưới 5% do Quốc hội đề ra, năm 2016 có nhiều dư địa cho việc chủ động điều chỉnh giá hàng hóa và dịch vụ cơ bản cũng như tỷ giá.
Liên quan đến câu chuyện ngoại tệ và tỷ giá, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cũng dự báo, trong năm 2016, cán cân thanh toán có một số thuận lợi. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (giải ngân) dự báo tăng từ 13,2 tỷ USD ước cho năm 2015 lên 13,5 tỷ USD trong năm 2016.
Trong khi đó, đầu tư gián tiếp nước ngoài dự báo cũng tăng trong năm 2016, do tăng trưởng tiếp tục cải thiện, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, cho dù việc Mỹ tăng lãi suất có thể ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư gián tiếp vào các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Kiều hối ước đạt 13 tỷ USD trong năm 2015 và dự báo tăng lên 14 tỷ USD trong năm 2016.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, trong năm 2016 vẫn có những nhân tố không thuận lợi cho cán cân thanh toán.
Theo đó, nhập siêu tăng khi nhập khẩu được dự báo tăng nhanh hơn so với năm 2015 và tăng nhanh hơn xuất khẩu. Nguyên nhân là đầu tư tăng làm tăng nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, trong khi tăng trưởng cải thiện làm tăng sức mua của dân chúng đối với hàng nhập khẩu. Do đó, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia dự báo nhập siêu ở mức 4 tỷ USD, tăng so với mức nhập siêu khoảng 3,2 tỷ USD ước cho năm 2015.
Xu hướng mất giá (so với đôla Mỹ) của đồng tiền các nước ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu Việt Nam, nhất là xuất khẩu nông sản, tạo thêm sức ép đối với cán cân thương mại và tỷ giá.
Trước những tác động trên, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia dự báo, năm 2016, tỷ giá sẽ có sức ép mạnh hơn năm 2015. Vì vậy, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước cần chính sách linh hoạt và thận trọng. Đồng thời, chính sách tỷ giá nói riêng và chính sách tiền tệ nói chung cần được hỗ trợ đồng bộ, bởi các chính sách khác như chính sách tài khóa, chính sách thương mại.
Riêng về lãi suất, năm 2016 lãi suất cũng chịu sức ép từ nhiều yếu tố gồm lạm phát tăng làm tăng kì vọng của dân chúng, qua đó gây áp lực làm tăng lãi suất huy động.
Theo_VnMedia
Với TPP, Việt Nam cần chính sách tỷ giá linh hoạt Nếu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được ký kết, người tiêu dùng Việt Nam rõ ràng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn bởi tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ tài chính và ngân hàng. Tuy nhiên, bối cảnh mới đòi hỏi cả hệ thống ngân hàng nội địa cần sẵn sàng và chủ...