Khó đạt mục tiêu tái đàn lợn
Sau một thời gian tạm lắng, hiện nay dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) lại tái phát ở một số địa phương trên địa bàn Hà Nội.
Dịch tái phát trong thời điểm giao mùa khiến công tác phòng chống dịch càng khó khăn, phức tạp hơn, ảnh hưởng tới mục tiêu tái đàn lợn của ngành nông nghiệp.
Tái đàn lợn như “đánh bạc”
Năm 2019, DTLCP đã khiến cho hộ ông Đồng Văn Đệ ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức phải tiêu hủy 50 con lợn thương phẩm và lợn nái. Sau một thời gian dài dịch không quay trở lại nhưng gia đình ông vẫn không dám tái đàn, mặc dù trước đó đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng chuồng trại. “Lợn giống đắt trong khi DTLCP vẫn đang diễn biến phức tạp nên tái đàn lợn trong thời điểm này chẳng khác gì đánh bạc” – ông Đồng Văn Đệ tâm sự.
Tương tự, năm 2019, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ phải tiêu hủy gần 4.000 con lợn. Mặc dù ổ dịch cuối cùng xuất hiện ở xã vào tháng 11/2019 nhưng đến nay, tỷ lệ tái đàn lợn của toàn xã mới đạt 40%.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại huyện Chương Mỹ. Ảnh: Nguyễn Nga
Video đang HOT
Trưởng ban Chăn nuôi và Thú y xã Hoàng Văn Thụ Bạch Anh Tuấn cho biết, nguyên nhân khiến việc tái đàn lợn còn chậm do lợn giống khan hiếm, giá cao (dao động 3 – 3,5 triệu đồng/con) trong khi giá lợn hơi lên xuống thất thường. Đặc biệt, mới đây trên địa bàn huyện Chương Mỹ xuất hiện một ổ DTLCP tại xã Nam Phương Tiến. Điều này càng làm cho người chăn nuôi hoang mang và không dám tái đàn.
Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội Bùi Tuấn Khải cho rằng, với tình hình như hiện nay, mục tiêu tái đàn lợn của Hà Nội vào đầu năm 2021 là khó đạt được. Bởi đối với người chăn nuôi, nếu tái đàn lợn ở thời điểm này là quá mạo hiểm.
Ông Bùi Tuấn Khải đề nghị các cơ quan chuyên môn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh, tăng cường khuyến cáo người dân chăn nuôi an toàn sinh học. Đồng thời có cơ chế khuyến khích các hộ giữ và tăng đàn nái trong gia đình, bởi muốn phát triển đàn lợn lâu dài, bền vững cần phải có lợn nái để cung cấp con giống. Ngoài ra, có các cơ chế khuyến khích để những trang trại lớn đẩy mạnh tái đàn như hỗ trợ một phần con giống, vật tư thú y, phòng dịch…
Không chủ quan với dịch
Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, vừa qua trên địa bàn TP xuất hiện 2 ổ DTLCP mới tại huyện Đông Anh và Chương Mỹ. Ngay sau khi phát hiện, chính quyền địa phương và lực lượng chuyên môn đã xử lý, khống chế không để dịch lan rộng. Tuy quy mô bùng phát nhỏ nhưng ảnh hưởng tới tâm lý tái đàn của các hộ chăn nuôi.
Chia sẻ về nguyên nhân bùng phát dịch bệnh, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, do virus DTLCP có khả năng tồn tại tới vài năm trong môi trường. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tái bùng phát trở lại. Thời điểm này đang là lúc giao mùa nên dịch càng dễ bùng phát và khó xử lý.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn khuyến cáo, người dân cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng DTLCP, tuyệt đối không nên chủ quan với dịch. Bởi để loại bỏ hoàn toàn DTLCP là rất khó, vì hiện chưa có vaccine phòng bệnh. Ngành nông nghiệp Hà Nội có chủ trương khuyến khích tái đàn ở những hộ chăn nuôi quy mô lớn, trang trại đủ điều kiện phòng dịch. Còn đối với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nên chuyển đổi sản xuất.
Khi tái đàn phải thực hiện khai báo. Về con giống, người dân mua ở những cơ sở uy tín, bảo đảm an toàn dịch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng. Về chuồng trại, tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ nâng cấp chuồng trại và vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường, thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học. Khi thấy xuất hiện dịch bệnh, cần thông báo ngay với chính quyền và cơ quan chuyên môn để xử lý kịp thời.
Bộ Xây dựng lên tiếng vụ 3 học sinh chết do sập cổng trường
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý kết cấu công trình học đường sau vụ sập cổng trường khiến 3 học sinh thiệt mạng tại Lào Cai...
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành về việc tăng cường quản lý an toàn kết cấu công trình học đường sau sự cố sập cổng điểm Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng (Văn Bàn, Lào Cai) khiến 3 học sinh thiệt mạng vào ngày 7-9.
Theo đánh giá sơ bộ của Đoàn công tác Bộ Xây dựng và cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương, cột trụ đỡ cổng Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng được xây bằng gạch, tiết diện 50x50 (cm), móng nông, không có tường rào, không được thiết kế để chịu tác động đu, bám.
Sự cố sập cổng điểm Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng (Văn Bàn, Lào Cai) khiến 3 học sinh thiệt mạng vào ngày 7-9
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự cố đổ trụ cổng trường học trên địa bàn cả nước, đặc biệt là các công trình sử dụng trụ cổng độc lập.
Theo đánh giá của Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, các đơn vị tư vấn khi thiết kế các trụ cổng xây gạch độc lập làm trụ đỡ cánh cổng bản lề quay thường coi hạng mục này là một kết cấu công xôn ngàm vào đất, chịu tác động của thành phần lực đúng tâm (bao gồm trọng lượng của trụ và của cánh cổng), bỏ qua thành phần lực lệch tâm tác dụng lên trụ và hoạt tải bất thường.
"Trong khi đó, thành phần lệch tâm là yếu tố chủ yếu gây ra sự mất an toàn cho trụ cổng. Đặc biệt, đối với các công trình trường học sử dụng trụ cổng bằng gạch nguy cơ xảy ra tai nạn rất lớn do tính hiếu động của học sinh. Vì vậy, việc rà soát, kiểm tra, tính toán cấu tạo của các trụ cổng xây gạch để đảm bảo an toàn chịu lực và khai thác, sử dụng là cần thiết" - Bộ Xây dựng nêu rõ.
Từ vụ việc trên, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương (đặc biệt là tại các điểm trường ở vùng sâu, vùng xa) rà soát, kiểm tra các trụ cổng, trường hợp phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm, cần có biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh.
Đối với những trụ cổng dự kiến xây mới hoặc gia cường, phải tăng cường quản lý công tác thiết kế, thi công, giám sát, năng lực các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, công tác bảo trì công trình theo quy định.
Bộ Xây dựng lưu ý các đơn vị thiết kế trường học sử dụng giải pháp nền móng và kết cấu phù hợp như móng bê tông cốt thép, trụ bê tông cốt thép kết hợp gạch xây,...; đồng thời khi tính toán nền móng, kết cấu trụ cổng, liên kết bản lề, cần xét đến các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác dụng lên cổng và cánh cửa cổng theo quy định của các tiêu chuẩn hiện hành như tiêu chuẩn TCVN 2737:1995, TCVN 5573:2011, TCVN 5574:2018,...; khuyến khích thiết kế cổng có cánh dạng đẩy ngang hoặc bản lề quay có bánh xe.
Thông báo đến các đơn vị quản lý trường học lưu ý công tác quản lý, giám sát học sinh trong và ngoài giờ học; ngăn chặn các hiện tượng đu, bám lên cổng trường, tường rào,... hoặc lại gần những vị trí, hạng mục công trình tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn; đồng thời cần có thông báo rõ ràng, dễ nhìn đối với quy định cấm leo trèo, đu bám lên cánh cổng, trụ cổng.
Hải Phòng ra công điện khẩn phòng chống dịch cúm gia cầm Đánh giá dịch cúm gia cầm có nguy cơ tiếp tục phát sinh gây tác hại trên địa bàn, lãnh đạo TP Hải Phòng đã có công điện khẩn tập trung ứng phó. Ngày 15/9, ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã ký ban hành công điện khẩn gửi các đơn vị, sở ngành liên quan tập trung...