Khô da mùa đông dễ gây biến chứng thành nhiều loại bệnh, làm thế nào để phòng tránh?
Ngoài ý nghĩa về thẩm mỹ với những biểu hiện bong tróc da, da khô nứt nẻ, nổi mụn, mẩn đỏ… khô da vào mùa đông có thể dẫn đến nhiều biến chứng bệnh cực nguy hiểm.
Khô da mùa đông – Dấu hiệu của nhiều bệnh về da nguy hiểm
Cuối cùng thì một mùa đông lạnh lẽo đã trở về thật sự, đáp ứng mong đợi của nhiều người. Nhưng đối với phái nữ, đây chính là cơn ác mộng bởi chứng khô da mùa đông hành hạ. Nói chung, chứng khô da vào mùa đông không thể xem thường. Ngoài ý nghĩa về thẩm mỹ với những biểu hiện bong tróc da, da khô nứt nẻ, nổi mụn, mẩn đỏ… khô da vào mùa đông có thể dẫn đến nhiều biến chứng bệnh cực nguy hiểm.
Mấy hôm gần đây, gió mùa đông bắc tràn về lạnh buốt, chị Nga (Cầu Giấy, Hà Nội) hào hứng lôi áo khoác, mũ tất… ra trang bị cho bản thân. Chị không quên dùng nước nóng để tắm và rửa mặt mối sáng sớm và tối muộn. Rửa mặt vào mùa đông mà được dùng nước nóng thì còn gì bằng. Cảm giác cả khuôn mặt sẽ ấm áp và đôi bàn tay cũng chẳng phải chịu sự lạnh lẽo vốc nước dưới vòi lên mặt.
Ngoài ý nghĩa về thẩm mỹ với những biểu hiện bong tróc da, da khô nứt nẻ, nổi mụn, mẩn đỏ… khô da vào mùa đông có thể dẫn đến nhiều biến chứng bệnh cực nguy hiểm.
“Nhưng buồn nỗi, mới có 2 hôm thôi mà làn da của mình đã bị bong tróc. Không chỉ là khuôn mặt như bị mốc mà bàn tay cứ bị căng cước cả lên rất khó chịu. Da khô thì đã đành rồi lại còn mất thẩm mỹ và đau rát như này rất khó chịu. Khổ thật sự, cứ đông sang là lại sợ ngay ngáy”, chị Nga chia sẻ.
Theo Webmd, khô da rất dễ phát triển thành những căn bệnh nguy hiểm như á sừng, viêm da cơ địa, vảy nến, một số bệnh da dị ứng như nổi mề đay, bệnh cước lạnh… Biểu hiện dễ nhận biết nhất của những căn bệnh này thường là da quá khô, dẫn đến nứt nẻ, chảy máu và đau đớn kéo dài. Thậm chí, khô da có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng, sưng tấy. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió tác động lên da, khiến da bị đứt liên kết karatine. Từ đó dẫn đến hiện tượng bong vẩy sừng, xuất hiện hiện tương khô da.
Nỗi khổ của chị Nga cũng là nỗi khổ của vô số những người có làn da nhạy cảm với thời tiết, nhất là vào mùa đông. Thực tế thì khô da mùa đông có thể giảm nhẹ đến tối đa nếu bạn nắm rõ việc thay đổi lối sống cũng như có biện pháp phòng tránh đúng đắn.
Khô da mùa đông – Giải pháp ngăn chặn theo hướng dẫn của chuyên gia da liễu
Theo Ths.BS da liễu Vũ Thị Thơm (giảng viện Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam), khi thời tiết hanh khô, làn da sẽ thiếu ẩm, thiếu nước, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, mất tự tin. Thậm chí, tình trạng này còn gây ra tổn thương bệnh lý cho da, nhất là ở làn da vốn nhạy cảm hoặc có bệnh lý mạn tính.
BS Thơm nhận định, thời tiết mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp gây tác động cho da như sau:
- Nhiệt độ thấp các tuyến hoạt động của da giảm tiết các chất cần thiết để duy trì màng lipid bảo vệ cho da.
Video đang HOT
Dù là mùa đông, bạn cũng cần nhớ bôi kem chống nắng đầy đủ.
- Độ ẩm thấp làm tăng bay hơi nước qua thượng bì ra ngoài môi trường.
- Trời lạnh nên nhiều người có thói quen tắm, rửa mặt nước nóng. Điều này làm mất lớp màng lipid bảo vệ và làm tăng sự bốc hơi nước qua da.
- Mùa đông nên khi đi ra ngoài, nhiều người không che chắn, không dùng kem chống nắng làm gió lạnh, khói bụi, ánh sáng mặt trời được dịp tấn công khiến da khô sạm.
- Trời lạnh nên ngại uống nước.
Khi bị khô da, da gặp tình trạng thiếu nước, thiếu ẩm, theo BS Thơm, thường sẽ có những biểu hiện cụ thể sau:
- Da khô căng khi cử động, nhất là vùng mắt và miệng.
- Da thô ráp, mất độ sáng, xỉn màu, bong tróc, nhăn nheo.
Nhiều người vào mùa đông trở nên lười uống nước, rất nguy hiểm cho sức khỏe làn da.
- Da căng ráp nhưng vẫn bóng dầu (da hỗn hợp, da dầu), lỗ chân lông to.
- Da dễ kích ứng, mẩn đỏ và ngứa.
- Dùng dưỡng ẩm thấm rất nhanh, trang điểm bị mốc.
Vậy, phải làm sao để ngăn chặn tình trạng khô da khó chịu này? Theo BS Thơm, mọi người, dù là nam hay nữ muốn không bị khô da vào mùa đông cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả giúp cấp nước, tránh khô da mùa đông.
- Không tắm, rửa mặt nước quá nóng.
- Tránh mỹ phẩm chứa cồn, chất tạo bọt nhiều.
- Dưỡng ẩm hàng ngày.
- Che chắn, bảo vệ cho da khi ra ngoài.
Tiểu Nguyễn
Theo doisongvietnam.vn
Ngưng dùng mỹ phẩm khi thấy những dấu hiệu này trên da
Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp cho bạn quyết định được có nên tiếp tục chăm sóc da bằng sản phẩm mình đang dùng hay không.
Da bị khô
Đã dưỡng ẩm đầy đủ mà da vẫn bị khô, điều đó cho thấy kem dưỡng kém hiệu quả với việc sửa chữa hàng rào bảo vệ da, dẫn đến không thể giữ nước và duy trì độ ẩm cho da.
Dùng kem dưỡng da mà không thấy có sự cải thiện nên ngưng ngay - Ảnh: Internet
Bạn nên tìm kiếm kem dưỡng ẩm có chứa axit hyaluronic, ceramide (thành phần then chốt của hàng rào bảo vệ da), những thành phần làm mềm, chiết xuất thực vật chống oxi hóa, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da như dầu hoa anh thảo, dầu quả nam việt quất, dầu jojoba, bơ hạt mỡ (shea butter)...
Da bị nhờn
Đã thoa kem hơn 30 phút mà da vẫn cảm thấy nhờn rít, chứng tỏ kem dưỡng bạn đang dùng chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm vượt quá khả năng hấp thụ của da. Những thành phần này còn là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông.
Hãy ưu tiên sử dụng các loại kem dưỡng gốc nước, có kết cấu dạng gel mỏng nhẹ để tăng cường tốc độ thẩm thấu và hạn chế tình trạng nhờn rít kéo dài.
Da trở nên nhạy cảm với ánh nắng
Nếu cảm thấy khó chịu hoặc da bị xuống tông khi phải tiếp xúc với ánh nắng, bạn hãy ngưng dùng sản phẩm ấy hoặc chuyển sang dùng vào buổi tối bởi theo bác sĩ Low Chai Ling tại Singapore: "Một số thành phần có thể thay đổi làn da bạn, khiến da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng ví dụ như AHA hay benzoyl peroxide thường có trong sản phẩm trị mụn".
Da bị nổi mụn
Trong thời gian sử dụng kem dưỡng ẩm mà da bị nổi mụn, lý do có thể đến từ sự suy yếu của hàng rào bảo vệ da, lỗ chân lông bị bít tắc và kem dưỡng đã vô tình góp phần khiến tình trạng mụn trở nên tệ hơn.
Mặt khác, có thể bạn đã chọn nhầm sản phẩm kem dưỡng chứa thành phần dễ gây kích ứng hoặc làm lỗ chân lông bị bít tắc.
Bạn nên tham khảo thật kỹ thông tin về bảng thành phần, tìm kiếm các loại kem dưỡng dành riêng cho da mụn, da nhạy cảm, da dễ kích ứng để vừa củng cố hàng rào bảo vệ da, duy trì độ ẩm, vừa hướng đến mục tiêu ngăn ngừa mụn.
Sản phẩm không mang lại bất cứ sự cải thiện nào cho làn da của bạn
Điều này không có gì phải bàn cãi, mục đích khi mua sản phẩm làm đẹp là phải mang đến hiệu quả cải thiện làn da rõ rệt, đem lại vẻ ngoài tươi trẻ, rạng rỡ. Và nếu sau một thời gian tương đối dài sử dụng, bạn không thấy có bất cứ dấu hiệu nào chứng minh khả năng chăm sóc da của món đồ làm đẹp đang dùng thì cũng đừng ngần ngại bỏ chúng đi, bạn không nên tốn tiền bạc, thời gian và sự kiên nhẫn để chờ đợi hiệu quả từ sản phẩm ấy thêm nữa.
Quỳnh An
Theo doanhnghiepvn.vn
Bỏ túi ngực sau vài tháng vì mất kinh nguyệt 3 tháng sau ca nâng ngực, Alivia Celio luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, tiêu hóa kém, da nổi mụn, thậm chí không dám lái xe vì thị lực giảm sút. Alivia Celio, 23 tuổi, là nhân viên PR tại Sydney, Australia. Sau khi đạt mục tiêu giảm cân, vòng ngực của cô cũng giảm theo nên cô gái trẻ quyết định...