Khó cứu nổi các dự án thua lỗ thuộc Vinachem
Chìm ngập trong nợ nần, 3 doanh nghiệp trong danh sách 12 doanh nghiệp, dự án thua lỗ yếu kém ngành công thương thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ( Vinachem) bị Kiểm toán Nhà nước đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt.
Ba doanh nghiệp thuộc Vinachem có tên trong Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước của Kiểm toán Nhà nước gửi các đại biểu Quốc hội là Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty cổ phần Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc, Công ty cổ phần DAP – Vinachem. Hệ số nợ của các đơn vị này gia tăng đến mức đáng lo ngại, trong đó hệ số nợ phải trả của Hóa chất và Phân đạm Hà Bắc lên tới 73,7 lần.
Chịu gánh nặng nợ nần ngày càng lớn từ khối nợ của các dự án thua lỗ, ngay chính Tập đoàn Vinachem cũng được nêu tên trong danh sách các doanh nghiệp nhà nước có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao. Trong khi đó, theo báo cáo kiểm toán, Công ty mẹ – Vinachem không có khả năng thanh toán khoản vay đến hạn nợ gốc và lãi quá hạn tại thời điểm 31/7/2019 là 1.000 tỷ đồng.
Tình hình trở nên bi đát hơn khi đầu năm 2020, tác động từ dịch Covid-19 khiến loạt doanh nghiệp yếu kém càng lún sâu trong nợ nần, gia tăng sức ép và nguy cơ đối với Tập đoàn Vinachem. Kết thúc quý I/2020, riêng 4 doanh nghiệp trong danh sách yếu kém lỗ thêm hơn 800 tỷ đồng, tăng 246% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong kiến nghị mới đây gửi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ông Phùng Quang Hiệp, Tổng giám đốc Vinachem tiếp tục đề xuất Ủy ban báo cáo Thủ tướng cân nhắc các giải pháp gỡ khó cho các dự án.
Video đang HOT
Trong đó, gỡ khó cho một số khoản vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho 3 dự án thua lỗ là Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, DAP số 2 – Vinachem, đồng thời cho phép các dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, Nhà máy Đạm Hà Bắc và DAP số 2 Lào Cai được tiếp tục giảm 50% mức trích khấu hao tài sản cố định hàng năm theo phương pháp đường thẳng từ năm 2020 đến 2025, phần giá trị giãn khấu hao sẽ được phân bổ vào những năm còn lại của tài sản cố định.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần mạnh dạn để thị trường thực hiện đúng vai trò định đoạt trên nguyên tắc chọn lọc của thị trường, thay vì tiếp tục dùng nguồn lực nhà nước gia cố thêm, ngay kể cả việc xem xét cân nhắc gỡ khó các khoản vay cũng rất có thể tiếp tục dẫn tới tình trạng tiêu tốn thêm nguồn lực tài chính vào các dự án khó có thể phục hồi.
“Nếu không mạnh dạn chấp nhận các giải pháp mang tính thị trường thì sẽ rất khó có thể xử lý triệt để các vướng mắc. Thậm chí, càng quanh quẩn, loay hoay với các nguồn lực của nhà nước, nguy cơ sẽ còn thiệt hại thêm”, PGS. TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhấn mạnh quan điểm xử lý một cách dứt khoát các dự án thua lỗ, yếu kém.
Theo ông Thế Anh, sớm đưa các dự án ra thị trường để chính thị trường thực hiện vai trò thẩm định và định đoạt thì còn có cơ hội cứu vãn. Nếu Nhà nước và doanh nghiệp tiếp tục loay hoay với các giải pháp mang tính thỏa hiệp như kéo dài thời hạn vay, khoanh nợ để có thời gian phục hồi sản xuất, lùi thời gian khấu hao thì rất khó có thể xử lý triệt để các vướng mắc, việc xử lý sẽ rất nan giải.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico giữ nguyên quan điểm nên mạnh dạn cho phá sản doanh nghiệp để sớm thu lại các tài sản của Nhà nước đưa ra kinh doanh, giải phóng các nguồn lực đang tắc nghẽn, lãng phí như hiện nay.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, đối với các doanh nghiệp đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt, nhất là với các dự án yếu kém, thua lỗ kéo dài, thì phải thực hiện chuyển đổi sở hữu hoặc giải thể, phá sản theo quy định.
“Cần có một thời hạn nhất định để doanh nghiệp áp dụng phương án khắc phục, cơ cấu lại. Hết thời hạn này, doanh nghiệp không phục hồi được thì bắt buộc phải tính đến phương án phá sản, giải thể…, tránh càng kéo dài càng thêm gánh nặng nợ nần cho Nhà nước và chính doanh nghiệp”, ông Thịnh khuyến nghị.
"Soi nợ" khủng, không thể trả đúng hạn của 12 đại dự án
Dư nợ của 12 đại dự án, doanh nghiệp thua lỗ, yếu kém ngành Công thương đã chạm ngưỡng 20.938 tỷ đồng, đa số không trả được nợ đúng hạn.
Chính phủ vừa có báo cáo gửi các Đại biểu Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của 12 dự án nghìn tỷ, doanh nghiệp yếu kém ngành Công thương.
Theo báo cáo, mặc dù số lượng nhiệm vụ giai đoạn 2017 - 2019 mà các bộ, cơ quan, doanh nghiệp đã hoàn thành đạt khoảng 75,36% nhưng những vướng mắc, mấu chốt nhất của các dự án, doanh nghiệp chưa được giải quyết, phần lớn tập trung ở các nhiệm vụ còn lại với 3 nhóm vấn đề: Xử lý dứt điểm tranh chấp, vướng mắc để quyết toán hợp đồng EPC, quyết toán toàn bộ dự án; Khó khăn về tài chính, cơ cấu lại nợ, giãn khấu hao, điều chỉnh lãi suất vay; Xây dựng phương án thoái vốn.
Dự án Nhà máy sản xuất sơ sợi polyester Đình Vũ. (Ảnh: PLO).
Chính phủ cho biết, chỉ có 2 dự án, doanh nghiệp có lãi, trong đó 1 doanh nghiệp vẫn còn lỗ lũy kế. Cụ thể là dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng, thuộc Tập đoàn Hóa chất - Vinachem với lợi nhuận sau thuế năm 2019 ước đạt 6,262 tỷ đồng và Dự án Nhà máy thép Việt - Trung lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 397 tỷ đồng.
Đáng chú ý, dư nợ của các dự án, doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng lớn, đa số không trả được nợ đúng hạn.
Cụ thể hiện nay, có 17 ngân hàng thương mại và 1 Công ty tài chính cấp tín dụng cho 12 dự án với tổng số dư nợ đến thời điểm 31/12/2019 là 20.938. Trong đó, dư nợ trung dài hạn là 17.169 tỷ đồng, dư nợ ngắn hạn là 3.769 tỷ đồng.
Ngoài 12 dự án, doanh nghiệp này ra, các ngân hàng còn cấp tín dụng đối với các chủ đầu tư có liên quan 22.964 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trung hạn 17.263 tỷ đồng, ngắn hạn 5.701 tỷ đồng.
Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn cấp tín dụng cho 6 dự án, bao gồm: Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2- Tisco; Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình; Dự án đạm Hà Bắc; Dự án DAP số 1 Hải Phòng; Dự án DAP số 2 Lào Cai; Nhà máy đóng dầu Dung Quất với tổng dư nợ đến 31/12/2019 là 9.796 tỷ đồng.
Chính phủ khẳng định việc xác định trách nhiệm, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm đã được tiến hành nghiêm túc, quyết liệt.
Toàn bộ 12 dự án, doanh nghiệp đều đã được tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra ở các cấp độ khác nhau để phát hiện các sai phạm, vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật..
Loạt đại dự án thua lỗ: Kiện nhà thầu Trung Quốc khó thắng, chi phí lại lớn Việc khởi kiện nhà thầu Trung Quốc vi phạm cam kết hợp đồng EPC ở một số dự án thua lỗ nghìn tỷ được tư vấn rằng sẽ không thuận lợi và khả năng thắng kiện thấp, chi phí theo đuổi vụ kiện lớn. Chính phủ cho biết, dư nợ của loạt dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả ngành công thương tại...