Khô cá lóc đồng Tam Nông Đồng Tháp
Khô cá lóc đồng Tam Nông Đồng Tháp ngày nay được cho là đặc sản danh tiếng của vùng đất này với những kỹ thuật tẩm ướp, phơi cá cực kỳ công phu khiến những miếng cá lóc vẫn giữ hầu như nguyên vẹn hương vị tươi ngon của loài cá đồng đất nơi đây.
Khô cá lóc đồng Tam Nông Đồng Tháp
Khô cá lóc đồng Tam Nông Đồng Tháp:
Theo ông Sáu ở thị trấn Tràm Chim (huyện Tam Nông), một người từng có mấy chục năm gắn bó với nghề làm khô cá thì trước đây, khô cá lóc chủ yếu chỉ để dùng trong gia đình.
Khi đó, mùa mưa cá nhiều, đánh bắt được ăn không hết nên người dân mới sơ chế, đem phơi để dành cho mùa khô phèn mặn. Dần dà, nó trở thành một nghề làm sinh kế cho hàng trăm hộ dân, rải rác ở các địa phương như Phú Đức, Phú Hiệp, Tân Công Sính, Tràm Chim…
Cá lóc đồng Tam Nông Đồng Tháp:
Chừng hơn chục năm trước, chỉ giăng lưới một đêm bắt được cả chục ký cá lóc, con nào con nấy to như bắp tay, đen trùi chũi.
Không chỉ ở kênh rạch, bàu ruộng mà ngay cả những cánh đồng mới gặt ngập nước lác đác bông sen, bông súng cũng xuất hiện nhiều cá lóc. Vì thế, nhà nào cũng làm khô cá này.
Dần dà, khô cá trở thành nghề, được làm nhiều hơn nhưng chất lượng thì vẫn giữ nguyên như vậy. Khô cá từ đây, theo các thương lái xuôi về Long Xuyên, Sa Đéc hay ngược lên Tân An, Sài Gòn… Đâu đâu cũng được khách hàng đón nhận, khiến nghề khô cá ngày một phát triển”.
Video đang HOT
Cách chế biến khô cá lóc:
Bí kíp làm khô lóc chính là lúc tẩm gia vị. Cá lóc sau khi giết thịt, moi ruột và xẻ làm đôi ở phía lưng, róc hết xương sống cá bỏ đi rồi ướp với mắm thơm, muối trắng, ớt cay, thêm một chút sả đập nhỏ và chút nghệ cho cá bớt mùi tanh.
Cuối cùng là đem phơi. Nếu mùa nắng, có khi chỉ 3 ngày đảo đều là được. Mùa mưa, phơi cực hơn một chút, đến khi nào thịt cá se se là được.
Ngày nay, ngoài khô lóc, nhiều khách hàng ở trên Sài Gòn thích đặt khô một nắng. Nghĩa là cá chỉ vừa se, chưa khô nên giữ được nhiều vị như cá tươi mà lại dễ dàng vận chuyển. Tuy nhiên, cách làm khô một nắng khó hơn, vì phải bảo quản tốt nếu không rất dễ bị hư.
Ở Tam Nông hiện nay cũng còn nhiều gia đình gắn bó với nghề, nhất là khi mùa nước nổi đang chuẩn bị tràn đồng. Với họ, đó không chỉ là một món ăn, một sinh kế mà xa hơn nữa, còn là đặc trưng của vùng đất, xứ sở này bởi khô cá như một sự hội tụ đầy đủ giữa những gì của thiên nhiên và bàn tay con người nông dân vùng đất này vậy.
Gỏi đu đủ khô cá lóc
Gỏi đu đủ khô cá lóc là món ăn thanh mát, ít dầu mỡ, đây cũng là món nhậu tuyệt vời cho ông xã ngồi nhâm nhi lai rai với anh em của mình đấy. Cùng thực hiện nhé!
NGUYÊN LIỆU
Đu đủ : 200g
Khô cá lóc tẩm gia vị : 100g
Cà chua bi : 50g
Ớt hiểm : 2 trái
Tỏi: 2 tép
Đậu phộng rang : 2M
Húng lủi : 1 ít lá
Bánh phồng tôm : 1 gói
Đường, dầu ăn, nước mắm
Nước cốt chanh
Giấm gạo lên men Ajinomoto
SƠ CHẾ
- Đu đủ bào sợi, ngâm qua nước có pha 1m nước cốt chanh, vớt ra để ráo. Cà chua bi cắt đôi. Rau húng lủi lặt lấy lá, rửa sạch, cắt đôi. Tỏi lột vỏ. Bánh phồng tôm chiên giòn.
- Đun nóng dầu, cho khô cá vào chiên giòn, vớt ra để ráo dầu rồi xé miếng vừa ăn.
THỰC HIỆN
- Pha nước trộn gỏi: giã nhuyễn ớt hiểm và tỏi, thêm 2M đường, 1,5M Giấm gạo lên men LISA, 1M nước mắm và 1m nước cốt chanh, trộn đều.
- Trộn gỏi: cho đu đủ, cà chua bi và rau húng lủi vào tô, trộn đều với nước trộn gỏi.
CÁCH DÙNG
- Pha nước trộn gỏi: giã nhuyễn ớt hiểm và tỏi, thêm 2M đường, 1,5M Giấm gạo lên men LISA, 1M nước mắm và 1m nước cốt chanh, trộn đều.
- Trộn gỏi: cho đu đủ, cà chua bi và rau húng lủi vào tô, trộn đều với nước trộn gỏi.
MÁCH NHỎ
- Cho gỏi đu đủ ra dĩa, xếp khô cá và rắc đậu phộng lên trên, ăn kèm bánh phồng tôm.
Gỏi xoài khô cá lóc đơn giản mà ngon chuẩn vị tại nhà Gỏi xoài khô cá lóc là một món ăn rất phổ biến ở miền Tây. Khi ăn vị chua của xoài tiết nhiều dịch làm mềm khô sẽ cảm nhận được vị ngọt của cá. Để có thể đảm bảo chất lượng cũng như không mất công phải ra ngoài, Hôm nay hướng dẫn các bạn cách làm món ăn thơm ngon và...