“Kho báu” trên rừng sâu, núi cao ở vùng đất Kon Tum là thứ gì mà dân giữ như giữ vàng, tuần tra ngày đêm
Trời se lạnh, mưa lất phất báo hiệu một mùa Xuân mới tràn về. Đi giữa không khí ấy, chúng tôi tìm về vùng rừng núi chân Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum).
Nơi đang có hàng trăm đồng bào Xơ Đăng đang ngày đêm ăn ngủ trong rừng sâu để bảo vệ, gìn giữ và phát triển sâm Ngọc Linh…
Sâm Ngọc Linh- một loại cây đã được đưa vào danh mục là cây quốc gia và được gọi là “Quốc bảo” của Việt Nam.
Giữ rừng để trồng sâm
Vượt qua hơn 100km trên đường đèo núi quanh co và con dốc dựng đứng trên đèo Măng Rơi, cuối cùng sau gần 3 giờ đồng hồ chạy xe từ thành phố Kon Tum, chúng tôi cũng đến được xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum).
Đi dọc con đường độc đạo dẫn lên đỉnh Ngọc Linh, nhìn xuống thung lũng Măng Ri, những ngôi làng của đồng bào dân tộc Xơ Đăng mọc san sát nhau. Bao bọc xung quanh là những quả núi xanh ngắt, với bạt ngàn cây rừng rậm rạp tít tắp đến chân trời.
Càng di chuyển vào sâu trong rừng già, không khí càng mát lạnh như có “máy điều hòa khổng lồ”. “Chiếc máy điều hòa” đó chính là những cánh rừng xanh. Dưới những tán rừng ấy là bạt ngàn cây dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh đang ở thời kỳ ngủ đông. Chúng đang ngủ để tích lũy, để tiếp năng lượng cho kỳ đâm chồi mới vào năm sau.
Ở thủ phủ sâm Ngọc Linh xã Măng Ri, Tê Xăng, đơn vị đang sở hữu vườn sâm Ngọc Linh lớn nhất là Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum. Hiện nay, công ty này đã phát triển gần cả nghìn héc ta sâm Ngọc Linh.
Người dân thường xuyên đi tuần tra, bảo vệ vườn sâm ở núi Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum).
Để có được thành quả này, trước đây và hiện nay, chính ông chủ vườn sâm Trần Hoàn- Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum cùng với các cộng sự của mình đã phải rất vất vả trong việc vận động người dân giữ rừng.
Anh cùng các cộng sự phải lặn lội đến từng nhà và tranh thủ những người có uy tín tại thôn làng, tại xã vận động bảo vệ rừng, không phát rừng làm rẫy. Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển Sâm Ngọc Linh quý hiếm chỉ có ở vùng núi Ngọc Linh.
Video đang HOT
Đến nay, nhiều người đã biết đến thương hiệu của sâm Ngọc Linh. Đây là loại dược liệu quý và có giá trị dinh dưỡng bảo vệ sức khỏe rất tốt, được gọi là “quốc bảo”.
Điều đặc biệt, sâm Ngọc Linh chỉ có thể phát triển dưới những cánh rừng già ở đỉnh núi từ độ cao trên 1.500m so với mặt nước biển trên dãy núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum và Quảng Nam.
Ông A Sỹ- Bí thư Đảng ủy xã Măng Ri cho biết, hơn 20 năm trở lại đây, thấy sâm Ngọc Linh trồng dưới tán rừng có giá trị lớn, bà con xem rừng là báu vật, bởi đây là nơi cho họ một giấc mơ đổi đời nên ra sức gìn giữ, bảo vệ. Vì thế, những cánh rừng ở nơi đây vẫn được giữ xanh tươi, không còn xảy ra tình trạng phá rừng.
“Muốn trồng được sâm phải giữ được rừng. Bởi sâm Ngọc Linh là loại cây sống không thể tách rời khỏi rừng. Không có rừng có nghĩa là không thể trồng sâm, vì vậy, bà con luôn biết kết hợp giữa việc giữ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên của rừng với việc trồng sâm dưới tán rừng già”- ông Sỹ cho biết.
Theo ông A Brít (làng Đăk Viên, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông), cây sâm Ngọc Linh chỉ có thể sống được dưới tán rừng già nên việc bảo vệ rừng có ý nghĩa rất quan trọng.
Lá và gỗ mục trong rừng sẽ trở thành phân bón giúp cây sâm sinh trưởng. Tán rừng như một máy điều hòa khổng lồ tạo nhiệt độ thích hợp cho cây sâm phát triển. Cũng bởi vậy, người dân luôn cố gắng giữ rừng để tiếp tục phát triển sâm.
“Dân mình giờ giữ rừng tốt lắm, không ai chặt phá, đốt rừng làm rẫy đã hàng chục năm nay rồi. Không có rừng già là không có sâm Ngọc Linh đâu. Vì vậy, bà con cùng nhau quyết tâm giữ rừng để trồng sâm, để thoát nghèo”- ông A Brít nói.
Ngày đêm canh gác
Những ngày cuối năm, trên đỉnh Ngọc Linh sương mù dày đặc, mưa phùn nhẹ, chúng tôi đến thăm khu vườn sâm của Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum. Đây là thời điểm sâm ngủ đông nhưng việc bảo vệ vườn sâm vẫn được thực hiện một cách nghiêm ngặt.
Từ phía ngoài cổng vườn sâm được bao rào quanh bằng lưới sắt B40 cao hơn 2m, cách cổng có một chốt bảo vệ. Ở trong mỗi khu vườn đều có các chòi bảo vệ canh gác. Tại các khu trồng sâm, các luống sâm cũng được vây kín bằng những tấm tôn rào bao quanh.
Ở mỗi khu vực, hàng trăm công nhân là người đồng bào dân tộc Xơ Đăng thay phiên nhau túc trực ngày đêm canh gác, bảo vệ.
Để có được những vườn sâm như hôm nay, thật không đơn giản chút nào, đó là cả công lao to lớn “nếm mật nằm gai”, ăn ngủ cùng sâm của Trần Hoàn, Trần Hảo, A Sỹ cùng hàng trăm công nhân người Xơ Đăng chăm sóc, bảo vệ gần cả nghìn héc ta sâm Ngọc Linh.
Để bảo vệ, canh giữ sâm, hàng ngày họ tỉ mỉ nhặt nhạnh sạch sẽ từng cọng cỏ trong luống sâm, đồng thời làm hàng rào, che chắn kín để bảo vệ vườn sâm và ngăn sự phá hoại của những “vị khách” không mời là chuột rừng. Đồng thời, ngày đêm thay nhau đi săn bắt chuột, bởi loại chuột ở đây rất thích ăn hạt sâm, củ sâm, vì vậy, người dân thường gọi là “chuột sâm”.
Ngoài ra, để bảo vệ sâm, sau khi trồng, công nhân sẽ giăng lưới, màn để che, tránh mưa đá, cành cây rừng gãy đổ khiến sâm bị chết.
Ông A Sỹ cho biết: Công việc trồng sâm nhẹ nhàng, vì cây sâm sinh trưởng phát triển hoàn toàn theo tự nhiên, ít phải chăm bón mà chỉ tốn công nhổ cỏ, tủ mùn, bảo vệ kẻ gian, chuột, chim phá hoại sâm.
Để bảo vệ vườn sâm, những công nhân thường thay nhau thức trắng đêm canh chuột, ban ngày thì ngủ buổi sáng, buổi chiều đi làm bẫy và cắt các bao lưới để bọc hạt sâm chống chuột. Nếu không canh giữ thì hạt, củ sẽ bị chuột phá hết.
Ngoài “vị khách không mời mà đến” là chuột, thì tại các khu vườn sâm đều được dựng các chòi canh và được phân người theo tổ, nhóm chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ 24/24h ngay tại khu vực trồng và thường xuyên đi tuần quanh luống sâm, để bảo vệ tránh tình trạng trộm cắp.
Ngoài việc trực, gác, canh giữ sâm, tại khu vực các luống sâm có nhiều bẫy chông dày đặc được ngụy trang rất khó phát hiện. Chỉ những người trực tiếp làm mới biết, vì vậy, những người lạ vào rất dễ “dính” bẫy.
Theo ông A Sỹ, việc canh giữ sâm cũng khá vất vả, bởi hiện tại sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao và giá lại khá đắt, vì vậy, nếu không có biện pháp canh giữ cẩn thận, rất dễ xảy ra tình trạng trộm cắp.
Phải nói rằng, bảo vệ và phát triển sâm Ngọc Linh là hành trình gian nan, vất vả nhưng cũng rất mừng vui. Bởi chính những công sức của họ đã và đang góp phần vào phát triển, bảo vệ thương hiệu “Quốc bảo”- sâm Ngọc Linh. Không ngại khó, ngại khổ, đồng bào dân tộc Xơ Đăng dưới chân núi Ngọc Linh đang góp sức bảo vệ “báu vật đại ngàn”.
Trồng những thứ cây "bảo bối" gì mà nông dân Điện Biên mong thu tiền tỷ dưới tán rừng Tênh Pông
Chẳng phải đến tận các tỉnh Tây Nguyên để mục sở thị sâm Ngọc Linh, chỉ cần ngược ngàn đến xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên), chúng tôi đã "nhìn tận mắt bắt tận tay" loại dược liệu được ví như "quốc bảo" này.
Khoảng 2.000 cây sâm Ngọc Linh trồng thử nghiệm nơi đây đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Người dân bản Ten Hon, xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) cắt cành cho sâm ngọc linh ngủ đông.
Đi theo lối mòn vào sâu rừng già, chúng tôi đến vườn ươm cây sâm Ngọc Linh tại bản Ten Hon, xã Tênh Phông. Càng vào sâu, tán rừng càng dày, rậm rạp, nhiệt độ thấp dần, sương mù bao phủ ngọn cây. Vài tia nắng xuyên qua kẽ lá, soi chéo xuống vườn sâm đang thời kỳ "ngủ đông".
Thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, cây sâm rũ lá song vẫn sinh trưởng âm thầm trong lòng đất.
Anh Vừ A Dơ, nhân viên gắn bó với vườn sâm đã nhiều năm cẩn thận kiểm tra từng bầu cây. Trước khi cây bước vào thời kỳ "ngủ đông", anh Dơ đã chủ động thu hoạch hạt sâm để gieo cây giống mới, cắt lá nhằm "dưỡng sâm", bởi nếu cứ để cây sâm nuôi lá trong quá trình héo rũ, củ sâm sẽ bị suy kiệt trong mùa "ngủ đông".
Sau khi cắt hết lá sâm, anh lấy lá cây mục khác phủ một lớp dày nhằm giữ ẩm cho củ sâm và chống xói mòn nếu có mưa to. Để nhận biết gốc sâm dưới lòng đất, mỗi hốc được đánh dấu bằng que tre. Hàng ngày anh Dơ cặm cụi với công việc của mình như một lập trình sẵn có.
Anh Dơ kể: Lúc mới nhận công việc, điều kiện sinh hoạt khó khăn lắm, chỉ có một căn lều nhỏ giữa rừng già, không điện, không nước, đêm xuống anh em phải chống chọi với cái lạnh thấu xương.
Suốt ngày ở vườn sâm mãi rồi cũng quen, ăn núi ngủ rừng không còn là vấn đề. Giờ thì cuộc sống đã đủ đầy hơn, có điện, nước sinh hoạt dùng thoải mái, còn có cả wifi, internet.
Thời tiết vùng trồng sâm Ngọc Linh mùa này rất khắc nghiệt, ban đêm nhiệt độ xuống thấp và sương giăng mịt mù nên việc bảo vệ sâm càng thêm vất vả.
Ngoài chăm sóc cây sâm, anh Dơ và những nhân viên ở vườn sâm Ngọc Linh còn có những "cuộc chiến" khác với những kẻ trộm sâm, với mưa rừng, với chim, chuột...
Bao nhiêu cây sâm là bấy nhiêu kho báu, vậy nên vào mùa sâm "ngủ đông", anh em phải canh gác vườn 24/24 giờ.
Ban ngày, người trong ca trực sẽ kiểm tra để kịp thời xử lý nước mưa xói lở, cây cối ngã đè lên luống sâm; còn ban đêm tuần tra liên tục quanh vườn sâm để đuổi chuột chuyên ăn sâm hoặc kẻ trộm lén đột nhập vào nhổ sâm.
Nằm trên độ cao từ 1.200m - 1.800m so với mực nước biển, Tênh Phông là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Tuần Giáo. Với diện tích đất có rừng 2.186ha, trong đó rừng tự nhiên trên 2.100ha, tỷ lệ che phủ trên 38%, đất đai giàu mùn, tầng canh tác khá dày.
Có được những ưu thế đó nên Tênh Phông rất thuận lợi phát triển các loại cây dược liệu dưới tán rừng. Nhận thấy tiềm năng đó, anh Hà Văn Quyết ở thị trấn Tuần Giáo đã quyết định đầu tư ươm, trồng thử nghiệm 2.000 cây sâm Ngọc Linh.
Trời về tối, núi rừng dần chìm trong màn đêm lạnh, sương nặng hạt rơi lộp độp trên mái tôn. Có mưa rét đến mấy thì trong những ngày cuối năm này người chăm sâm càng chú trọng hơn việc bảo vệ vườn sâm. Nhận thấy tiềm năng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng Tênh Phông, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) đã khảo sát điều kiện tự nhiên và nguyện vọng của người dân.
Kon Tum vào cuộc tìm diện tích sâm Ngọc Linh của Công ty sâm Việt Nam Sau khi TTXVN liên tiếp có nhiều tin, bài phản ánh tình trạng Công ty cổ phần đầu tư sâm Việt Nam (Công ty sâm Việt Nam) trồng sâm trên... giấy, miệng; Công ty sâm Việt Nam công bố có liên kết trồng sâm Ngọc Linh với dân, doanh nghiệp... Những ngày qua, chính quyền huyện Tu Mơ Rông đã vào cuộc kiểm...