Kho báu cổ vật trong bảo tàng Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam
Hơn 500 cổ vật Phật giáo, trong đó có hiện vật được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia, đang được trưng bày tại Bảo tàng văn hóa Phật giáo ở Đà Nẵng.
Bảo tàng văn hóa Phật giáo đặt tại chùa Quán Thế Âm ( quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) được UBND TP Đà Nẵng cấp phép thành lập cuối năm 2014. Không gian trưng bày khoảng 700 hiện vật ở tầng 2 của Ngũ Giác Đài Sen Ngọc đang được sắp xếp để chuẩn bị cho lễ khánh thành bảo tàng vào ngày 24/12 tới.
Nhà chùa đang lưu giữ hơn 500 cổ vật, tuy nhiên mới trưng bày 200 vì không gian có hạn. Trong ảnh là tượng Phật Quan âm làm bằng ngọc tỷ, xung quanh là các tượng La Hán.
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Phó giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, cho biết đây là Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Các hiện vật mang phong cách không chỉ của Việt Nam mà còn của khu vực Đông Nam Á, thậm chí cả Ấn Độ. Nhiều chất liệu hay những cổ vật độc bản lần đầu tiên bắt gặp.
Bức tranh sơn mài khảm cừ hình đức Phật nhập niết bàn quý hiếm, được trưng bày cùng tượng Phật mang phong cách miền Bắc, bên cạnh có các thánh. Ở bảo tàng còn có nhiều tranh tượng Phật được vẽ bằng sơn mài trên giấy dó, hay thêu tay có tuổi thọ khoảng 300 năm.
Bảo tàng đang lưu giữ hai bức tượng Phật bằng hổ phách quý hiếm. Ông Thiện cho biết, nếu đây đích thực là nhựa cây đã hóa thạch thì niên đại phải lên đến hàng nghìn năm.
Video đang HOT
Tượng Phật nghìn tay được trưng bày tại bảo tàng.
Tượng Quan Âm tứ thủ, làm bằng đồng ở thế kỷ thứ 7 đến thứ 9.
Pho tượng mang phong cách Chămpa độc đáo khi được làm bằng chất liệu sắt. Thượng tọa Thích Huệ Vinh, trụ trì chùa Quán Thế Âm cho biết, để xác định giá trị cổ vật, mới đây nhà chùa đã mời TS Phạm Quốc Quân và TS Nguyễn Đình Chiến vào giám định.
Bộ 8 tượng Phật Mật tông được tạc bằng chất liệu đồng xanh và đồng đỏ được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia. Chất liệu lạ khiến bức tượng không bị oxy hóa khi để ngoài thời tiết ẩm thấp. Tư thế của các tượng đều khác lạ, trong đó nhiều tượng tạm thời được xác định có nguồn gốc thế kỷ thứ 9 dưới vương triều Chămpa – nơi hai tượng Phật khác được tìm thấy đã được công nhận là bảo vật quốc gia là tượng Phật Đồng Dương và tượng Bồ tát Tara. TS Nguyễn Đình Quân đã bất ngờ trước chất liệu làm những pho tượng này.
Những pho tượng Phật được bày trí một cách tương đối theo chất liệu, phong cách.
Bức tượng này hiện chưa được xác định chất liệu. Một chú tiểu cho biết tượng chỉ cao và rộng chừng 30 cm2, nhưng phải đến 3 người lực lưỡng mới có thể nhấc bổng để di chuyển.
Không chỉ làm bằng chất liệu gỗ, đồng, sắt, nhiều bức tượng còn được làm bằng đá. Nhiều cổ vật được người dân hiến tặng.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Phát hiện nhiều cổ vật độc đáo thời cuối Lê đầu Nguyễn
Một bộ sưu tập hiện vật cổ độc đáo, quý hiếm mang dấu ấn thời cuối Lê đầu Nguyễn vừa được các nhà nghiên cứu phát hiện đang lưu giữ tại một nhà thờ họ Từ Đức ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Tin tức từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, nhóm hiện vật độc đáo này được phát hiện tại nhà thờ họ Từ Đức thuộc xóm Xuân Phượng, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà trong quá trình nhóm điều tra nghiên cứu di sản văn hóa kiểm kê di tích tại xã này.
Theo đó, nhóm hiện vật cổ này gồm sắc phong, tiền cổ, voi sành, bình gốm cổ, bình vôi, chuông đồng, trản đồng. Các hiện vật có kỹ thuật chế tác và đặc điểm hoa văn độc đáo mang đậm dấu ấn của thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn.
Trong những cổ vật được phát hiện, đáng chú ý là đôi voi sành, màu nâu đen với chiều dài 35 cm, cao 28 cm và chiều ngang 22 cm. Xung quanh thân voi được trang trí hoa văn rất sống động.
Cổ vật đôi voi sành màu nâu đen
Chiếc bình vôi sành có kích thước cao 23 cm, đường kính 20 cm. Mặt sau chiếc bình khắc chìm hai chữ Hán là "Phúc Thọ", tay cầm chạm đầu rùa, chính giữa đắp nổi con nghê chầu.
Ngoài ra, trong bộ sưu tập cổ vật vừa phát hiện còn có một chiếc bình cổ thời Lê -Mạc. Bình được làm bằng sành cao 28 cm, đường kính thân 12 cm, bề mặt trang trí cây tùng, ngựa, men rạn màu vàng nhạt. Một số đồng tiền cổ thời Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái và Duy Tân còn tương đối nguyên vẹn cũng được phát hiện tại nhà thờ họ Tự Đức này.
Nhóm hiện vật cổ được phát hiện tại nhà thờ họ Từ Đức
Bước đầu các chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu xác định, với cách bố trí đồ tế khí và các tài liệu hiện vật tại nhà thờ, những di vật, cổ vật độc đáo này gắn liền với công trạng của vị Tiên hiền Từ Đức Công với vùng đất Kim Đôi - Phú Nghĩa.
Đồng tiền cổ thời Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái và Duy Tân còn tương đối nguyên vẹn
Vị Tiên hiền Từ Đức Công chính là người có công khai khẩn đất đai, xây dựng xóm làng, giúp dân mở mang phát triển kinh tế đặc biệt là nghề biển. Sau khi ông mất, triều đình nhà Lê đã phong tước Hầu và nhà Nguyễn ban sắc phong vinh danh công trạng, nhân dân thờ ông làm Thành hoàng làng.
P.V
Theo_Người Đưa Tin
Phát hiện cổ vật bằng đá quý nặng gần 20 kg Trong lúc đào đất trồng cau trên phế tích chùa Kim Liên ở Hải Phòng, một người dân đã tìm thấy con long quy bằng đá màu xanh nhạt. Long quy được người dân phát hiện trong khi đào đất trồng cau. Ảnh: Người dân cung cấp. Ngày 14/10, ông Nguyễn Văn Đăng, Chủ tịch UBND xã An Sơn (Thủy Nguyên, Hải Phòng)...